Quan chức Trung Quốc đe dọa Hồng Kông
- Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông gây sốc khi tuyên bố người biểu tình “còn sống sót” cho thấy sự khoan dung của Bắc Kinh.
Theo Reuters, ông Zhang Xiaoming, giám đốc Văn phòng đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, đã đưa ra tuyên bố trên trước một nhóm thành viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông ủng hộ bầu cử tự do tại đặc khu này.
“Thực tế là việc các ông còn sống sót cho thấy khoan dung của đất nước” – hai người có mặt trong phòng từ chối cho biết tên dẫn lời ông Zhang cảnh cáo.
Ba nhà sáng lập OC cạo đầu ngày 9/9 để thể hiện quyết tâm đấu tranh cho dân chủ
Một quan chức Hồng Kông có mặt tại cuộc họp với ông Zhang cho biết đã “bị sốc” khi nghe lời đe dọa trắng trợn trên.
“Ông ta hoàn toàn nghiêm túc chứ không hề đùa cợt gì cả”- quan chức này khẳng định.
Video đang HOT
Trong những tháng gần đây, khi phong trào biểu tình đòi dân chủ dâng cao ở Hồng Kông, chính quyền Trung Quốc đã có nhiều biểu hiện không nhân nhượng với người biểu tình.
Theo đó, hôm 28/8, báo chí Hồng Kông đưa tin, một số xe bọc thép có trang bị súng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xuất hiện trên đường phố Hồng Kông đúng và thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc bắt đầu cuộc họp về vấn đề bầu chọn người lãnh đạo đặc khu này.
Trước đó, trong cuộc biểu tình đòi quyền tự do bầu cử thu hút hàng trăm nghìn người Hồng Kông tham gia hôm 1/7, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 500 người với lý do tụ tập trái phép, cũng như gây cản trở và nguy hiểm cho người đi đường. Những người bị bắt giữ được cho là đã được đưa đến một trụ sở cảnh sát ở phía nam Hồng Kông.
Tiếp đó, ngày 1/9, cảnh sát Hồng Kông đã xịt hơi cay để giải tán đám đông biểu tình. Đụng độ cục bộ xảy ra giữa người dân và cảnh sát Hồng Kông ở bên ngoài Trung tâm Hội nghị triển lãm thế giới châu A, nơi Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quôc phát biểu khiến ít nhất 4 người bị trúng tiêu cay, còn đám đông thì hỗn loạn.
Không dừng ở đó, nhóm ủng hộ Bắc Kinh Liên minh vì Hòa bình và Dân chủ (APD) thậm chí còn lập đường dây nóng cho giáo viên, phụ huynh và sinh viên để báo bất kỳ ai khuyến khích sinh viên bãi khóa.
APD lý giải rằng việc lập đường dây nóng nhằm ngăn chặn sinh viên trở thành nạn nhân của cuộc tranh cãi về cải cách chính trị hiện nay ở Hồng Kông. Tuy nhiên, đường dây nóng này lập tức bị xem là dạng “khủng bố trắng” vì nó khuyến khích người dân theo dõi lẫn nhau.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã quyết định cho phép người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo đặc khu từ năm 2017 nhưng giới hạn số ứng viên ra tranh cử chỉ tối đa 3 người.
Các nhóm đòi dân chủ, dẫn đầu là tổ chức Occupy Central (OC), gọi sự giới hạn đó là “dân chủ giả” và tuyên bố sẽ tiến phản đối quyết định trên của Bắc Kinh.
Gần đây nhất, hôm 9/9, khoảng 40 nhà hoạt động đòi dân chủ ở Hồng Kông đã cạo đầu để thể hiện quyết tâm đấu tranh cho dân chủ.
Theo Đất Việt
Trung Quốc tố Anh can thiệp vào vấn đề Hồng Kông
Chinh phu Trung Quôc vào ngày 2.9 đã lên tiếng cáo buộc Anh can thiệp vào chuyện nội bộ nước này sau khi Quốc hội Anh mở một cuộc điều tra về phong trào đòi dân chủ ở Hông Kông.
Cảnh sát Hông Kông ngăn cản người biểu tình đòi dân chủ tiến vào khách sạn nơi một quan chức cấp cao Trung Quôc đang ở - Anh: Reuters
AFP dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quôc Tần Cương cho biết: "Hông Kông đã trở về với Trung Quôc. Hông Kông hiện đang là một đặc khu hành chính của Trung Quôc. Các vấn đề liên quan đến cải cách chính trị tại Hông Kông hoàn toàn là vấn đề mang tính nội bộ của Trung Quôc, nên các nước bên ngoài không được phép xen vào".
Ông Tần cho hay các nghị sĩ Anh đã gửi đến chinh phu Trung Quôc "các chất vấn" về việc thực thi Tuyên bố chung Anh - Trung Quôc, vốn đề ra các thỏa thuận về cuộc chuyển nhượng Hông Kông cho Trung Quôc vào năm 1997.
Tuyên bố chung có quy định một số quyền lợi riêng biệt, chẳng hạn như quyền được biểu tình, cho người dân Hông Kông và Ngoại trưởng Anh sẽ báo cáo cho quốc hội về tình hình đặc khu này 6 tháng/lần, theo AFP.
Đươc biêt, các nhà hoạt động đòi dân chủ tại Hông Kông đã đe dọa sẽ phát động một chiến dịch "bất tuân thủ dân sự" nhằm phản đối quyết định kiểm soát ứng viên cho chức đặc khu trưởng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Các nhà hoạt động dân chủ Hông Kông gọi quyết định này là một sự thất tín của chính phủ Trung Quôc vì trước đó Bắc Kinh hứa sẽ cho phép người dân đặc khu này bỏ phiếu bầu chọn lãnh đạo.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Anh Richard Ottaway nói với BBC rằng ông muốn tránh gây hiểu lầm.
"Công việc của tôi và của Ủy ban Đối ngoại là nhằm kiểm tra xem chinh phu Anh có tuân thủ các nhiệm vụ được giao hay không và Trung Quôc có tuân theo các cam kết của mình hay không", ông Ottaway nói.
"Điều này không can thiệp vào nội bộ Trung Quôc ... Chúng tôi sẽ không ngừng cuộc điều tra", theo ông Ottaway.
Theo Thanh Niên
Muốn ra tranh cử lãnh đạo Hồng Kông, phải được Bắc Kinh chấp thuận Các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử. Quốc hội Trung Quốc đã quyết định thay đổi cách bầu chọn người đứng đầu chính quyền Hồng Kông, mà theo đó các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh...