Quan chức quân sự Mỹ-Trung lần đầu đối thoại sau một năm
Các quan chức quân đội hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến ngày 21/12, cuộc đối thoại đầu tiên sau hơn một năm trong bối cảnh các quan chức Mỹ kỳ vọng các nỗ lực hiện nay có thể giúp cải thiện quan hệ quân sự giữa hai nước.
Tướng Charles Q. Brown và Tướng Lưu Lập Quân. Ảnh Getty Images.
Cuộc họp trực tuyến diễn ra sau thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng trước nhằm nối lại quan hệ quân sự bị Bắc Kinh cắt đứt sau khi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8/2022.
Tướng Không quân Charles Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và Tướng Lưu Lập Quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đề cập đến “một số vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu” trong cuộc họp, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông Lưu là Cục trưởng Cục Tham mưu Liên quân Quân ủy Trung ương (CMC), cơ quan quân sự chịu trách nhiệm về các hoạt động chiến đấu và lập kế hoạch của Trung Quốc.
Video đang HOT
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, việc liên lạc giữa quân đội hai nước là rất quan trọng để ngăn chặn những tính toán sai lầm dẫn đến xung đột.
Theo Văn phòng của ông Brown, “các quan chức quân đội đã thảo luận về tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau để quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm, tránh tính toán sai lầm và duy trì các đường dây liên lạc cởi mở và trực tiếp”.
Ông Brown hồi tháng trước đã gửi một lá thư giới thiệu đến ông Lưu, trong đó nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng gặp mặt.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào cuối ngày 21/12, ông Lưu cho biết, chìa khóa để Mỹ và Trung Quốc phát triển mối quan hệ quân sự lành mạnh, ổn định và bền vững là Mỹ phải có “sự hiểu biết đúng đắn về Trung Quốc”.
Các quan chức Mỹ quan ngại rằng ngay cả khi khôi phục được một số liên lạc quân sự, việc tạo dựng một cuộc đối thoại thực sự hiệu quả giữa hai bên có thể mất thời gian.
Washington và Bắc Kinh có bất đồng về nhiều vấn đề, từ Đài Loan đến các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Quan hệ ngoại giao vẫn đang phục hồi sau khi Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu được cho là do thám của Trung Quốc vào tháng 2
Hàn Quốc, Nhật Bản nối lại đối thoại kinh tế sau gần 8 năm gián đoạn
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Seoul và Tokyo sẽ tổ chức các vòng đàm phán kinh tế song phương vào ngày 21/12, nối lại đối thoại sau gần 8 năm bế tắc.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (bên phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại một cuộc họp báo chung ở Seoul. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin các cuộc thảo luận sẽ được tổ chức tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Hai phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Jae-kwon và người đồng cấp Nhật Bản Keiichi Ono dẫn đầu. Hai bên dự kiến thảo luận về các hợp tác kinh tế song phương ở cấp độ khu vực và đa phương.
Ngoài ra, ông Kim Joo-hyun, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Seoul và ông Teruhisa Kurita, Ủy viên Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Tokyo, đã đồng ý mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực số hóa dịch vụ tài chính. Cuộc họp sắp tới là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai cơ quan quản lý hàng đầu trong gần 8 năm qua.
Chương trình đối thoại kinh tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã được khởi động từ năm 1999 và kéo dài đến tháng 1/2016. Sự kiện này đã bị gián đoạn sau khi xảy ra vụ tranh cãi liên quan đến một bức tượng người phụ nữ là nô lệ tình dục của Nhật Bản trong thời Thế chiến thứ hai.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, hàng nghìn phụ nữ đã bị cưỡng bức làm nô lệ tình dục cho binh lính phát xít Nhật, còn gọi là "phụ nữ mua vui". Họ chủ yếu đến từ các nước Hàn Quốc, Triều Tiên, Philippines, Trung Quốc đại lục, Đài Loan (Trung Quốc). Vấn đề "phụ nữ mua vui" là nguồn cơn gây căng thẳng ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong thời gian dài.
Theo thỏa thuận năm 2015, Nhật Bản xin lỗi và lập quỹ trị giá 1 tỷ yen (9,18 triệu USD) để hỗ trợ cho các nạn nhân còn sống, đồng nghĩa giải quyết dứt điểm và vĩnh viễn vấn đề nói trên. Đây là thỏa thuận mà hai nước đạt được thời cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye còn tại nhiệm.
Tháng 10/2018, Tòa án Tối cao của Hàn Quốc đã ra phán quyết rằng cá nhân các nạn nhân vẫn có quyền đòi được bồi thường cho dù đã có thỏa thuận giữa nhà nước với nhà nước.
Vì sao Qatar đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Israel - Hamas? Thỏa thuận phóng thích con tin và ngừng bắn đạt được gần đây giữa Israel - Hamas có sự đóng góp không nhỏ của Qatar, với vai trò nước trung gian hòa giải. Nhiều quốc gia ở Trung Đông, gồm cả Ai Cập, Oman và Kuwait, mong muốn đóng vai trò hòa giải, nhưng Qatar đã thể hiện là nước giải quyết vấn...