Quan chức phê phán con gái Obama xin từ chức
Một quan chức của đảng Cộng hòa vừa từ chức sau khi phê phán hai con gái của Tổng thống Mỹ Obama về cách ăn mặc và thái độ trước công chúng.
Tổng thống Obama và hai con gái trong Lễ Tạ ơn tại Nhà Trắng hôm 26/11. Ảnh: Reuters
Theo BBC, Elizabeth Lauten, giám đốc truyền thông của nghị sĩ Stephen Fincher, từ bỏ vị trí của bà vào hôm qua.
Trước đó, trong một bài viết trên Facebook, bà phê bình hai cô bé Sasha, 13 tuổi và Malia, 16 tuổi, vì mặc váy ngắn trong buổi lễ Tạ ơn ở Nhà Trắng hôm 26/11.
“Sasha và Malia thân mến. Tôi biết cả hai em đều đang ở độ tuổi thiếu niên, nhưng các em là thành viên của gia đình đệ nhất, vì vậy hãy cố gắng thể hiện đẳng cấp một chút. Hãy lựa chọn trang phục để các em đáng được tôn trọng, không phải như đi đến một quán bar”, Lauten viết.
Video đang HOT
Bà cũng cho rằng hai con gái tổng thống trông chẳng vui vẻ gì khi đứng cạnh bố tại buổi lễ truyền thống. “Một lần nữa bố và mẹ của các em lại không tôn trọng vị trí của họ và cả quốc gia này”, bà nói thêm.
Bài viết trên sau đó đã bị gỡ bỏ và Lauten cũng xin lỗi vì nói những lời “gây tổn thương”.
“Sau nhiều giờ cầu nguyện, nói chuyện với cha mẹ và đọc lại những gì đã viết, tôi nhận thấy rằng những lời nói của mình gây tổn thương như thế nào. Tôi muốn xin lỗi tất cả những người mà tôi đã làm tổn thương và bị xúc phạm bởi những lời nói đó”, Lauten viết, tự coi đây là một bài học cho bản thân.
Lauten cũng cho hay bà đã phán xét hai cô bé theo cách mà bà “sẽ không bao giờ muốn bị như thế khi còn là một thiếu niên”.
Nếu so sánh về độ tuổi giữa con cái của các đời tổng thống Mỹ trong nhiều năm qua, Sasha và Malia thuộc hàng ít tuổi nhất. Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle luôn cố gắng bảo vệ các con trước giới truyền thông khi các cô bé đi học, chơi thể thao và tham gia các hoạt động xã hội.
Anh Ngọc
Theo VNE
Người Đức phê phán TQ về Biển Đông
Một cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu gọi hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông là "không thể chấp nhận".
Ông Hans-Gert Pttering, chủ tịch Quĩ Konrad-Adenauer (KAS) và là thành viên kỳ cựu nhất của Nghị viện Châu Âu, cho biết tranh chấp ở Biển Đông "cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu Hans-Gert Pttering phê phán "hành động đơn phương" của Trung Quốc ở Biển Đông
Ông Pttering nói báo Philippines Star: "Tôi nghĩ rằng người Châu Âu phải quan tâm đến tình hình Biển Đông. Không có cường quốc nào được phép thống trị khu vực này và quan hệ giữa các quốc gia có liên quan phải hòa bình. Hành động đơn phương là không thể chấp nhận".
Hans-Gert Pttering là một trong những thành viên đầu tiên của Nghị viện Châu Âu kể từ khi tổ chức này được thành lập năm 1979 và là Chủ tịch Nghị viện Châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009.
Ông lên tiếng báo động về các biện pháp đơn phương của Trung Quốc, trong đó có luật thủy sản mới và thành lập Khu vực xác định phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông bao trùm lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản.
Luật thủy sản mới của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, yêu cầu tất cả tàu nước ngoài đánh bắt cá hoặc tiến hành các hoạt động khảo sát ở Biển Đông phải có giấy phép của chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, thông qua cái gọi là "đường 9 đoạn" bao trùm lên hơn 100 đảo nhỏ và rạn san hô. Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc chồng chéo với tuyên bố chủ quyền của Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Hồi tháng 3/2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị bày tỏ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc lên trọng tài quốc tế, theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS ) năm 1982.
Cựu Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Hans-Gert Pttering, vốn là cố vấn cao cấp của Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Christian Wulff, cho biết điều quan trọng là Nghị viện Châu Âu và Liên minh Châu Âu phải nói rõ lập trường của họ về vấn đề này.
Theo Đời sống pháp luật