Quan chức Nga nêu bằng chứng Mỹ can dự trực tiếp vào xung đột ở Ukraine
Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly Antonov cho biết, việc Washington cung cấp vũ khí cho Kiev thực chất cho thấy sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Pháo tự hành do Italia sản xuất ở Ukraine. Ảnh: RT
Trong một cuộc trò chuyện với phóng viên của hãng Tass, nhà ngoại giao này đã đặt ra câu hỏi về hậu quả của việc quân đội Ukraine sử dụng các vũ khí của Mỹ, gồm cả xe chiến đấu bộ binh Bradley, trong nỗ lực chọc thủng biên giới với Nga.
Ông Antonov chỉ ra sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Mỹ đối với việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo Đại sứ Nga, nếu trước đây Washington hành động thận trọng, chủ yếu gửi vũ khí hạng nhẹ và nghiên cứu phản ứng của Nga sau đó thì giờ đây Mỹ đã chuyển sang cung cấp các hệ thống tầm xa có khả năng tấn công các khu vực dân sự và các thành phố của Nga.
Video đang HOT
Trong cuộc đàm phán với các quan chức Mỹ tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Antonov liên tục nêu vấn đề trách nhiệm về hậu quả của việc sử dụng vũ khí Mỹ.
Mỹ tuyên bố không khuyến khích Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa song ông Antonov cho rằng những lời giải thích như vậy không hợp lý. “Nhà Trắng nói với tôi họ không khuyến khích Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ. Họ nói điều này đặc biệt liên quan tới tên lửa. Phản ứng của tôi rất đơn giản: Bạn có tin được không? Liệu có gì để đảm bảo… Đó là những gì chúng tôi nói với họ. Tuy nhiên, không có câu trả lời nghiêm túc nào cho những câu hỏi như vậy. Chúng tôi luận ra từ thực tế rằng người Mỹ can dự trực tiếp vào cuộc xung đột”, Đại sứ Nga tại Mỹ nhấn mạnh.
Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine vẫn rất căng thẳng. Bộ Quốc phòng Nga cho hay, từ 12-15/3, mọi nỗ lực nhằm chọc thủng tiền tuyến ở vùng Belgorod và Kursk đều bị đẩy lùi, phía Ukraine mất 550 quân nhân, 16 xe tăng và 19 xe bọc thép, trong đó có 16 xe bộ binh Bradley của Mỹ.
Tổng thống Nga Putin cũng cho biết, các chiến binh thuộc những nước thành viên NATO đang có mặt ở Ukraine. Ông cảnh báo những đội quân này sẽ phải đối mặt với viễn cảnh nghiệt ngã.
Hôm 17/3, người đứng đầu nước Nga nói, Moscow nhận thức rõ về những lời kêu gọi trong khối NATO về việc triển khai quân tới Ukraine. “Chúng tôi nghe thấy cả Pháp lẫn Anh lên tiếng. Không có gì tốt đẹp trong việc này, trước hết là với họ, vì nhiều chiến binh đã bỏ mạng với số lượng lớn”.
Đức tiếp tục từ chối cung cấp xe tăng Leopard 2 hiện đại cho Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từ chối yêu cầu của Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal về việc bổ sung vũ khí hạng nặng cho Kiev, trong đó có xe tăng Leopard 2.
Xe tăng Leopard 2 của Đức. Ảnh: JF
Theo tờ Welt của Đức, cơ sở để Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nêu lại vấn đề trên trong chuyến thăm Berlin vừa diễn ra này là lời đề nghị từ tập đoàn vũ khí Krauss-Maffei Wegmann (KMW) ngày 8/4 về việc giao hàng trực tiếp cho Ukraine.
Vào thời điểm đó, công ty đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 100 xe tăng Leopard 2A7, bao gồm cả phụ tùng thay thế và các đơn vị huấn luyện cho các kíp thủ, với tổng trị giá 1,55 tỷ euro. Do đó, những chiếc xe tăng đầu tiên có thể được giao sau 36 tháng kể từ khi hợp đồng ký kết.
Tuy nhiên, tại cuộc gặp, Thủ tướng Scholz đã không đề cập đến vấn đề này mà vẫn tỏ ra "chung chung và không cụ thể" trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Ukraine Shmyhal, tờ Welt cho biết và lưu ý rằng nhà lãnh đạo Đức đã cho thấy "không hề muốn" thay đổi quan điểm tiêu cực của mình về việc cung cấp xe tăng.
Đáp lại thông tin của tờ Welt, Chính phủ Đức thông báo rằng họ sẽ không ngừng hỗ trợ Ukraine về quân sự, chính trị, tài chính và nhân đạo. "Chúng tôi yêu cầu mọi người hiểu rằng theo quy định, chúng tôi không thông báo về các cuộc thảo luận bí mật", một đại diện của Văn phòng thủ tướng Đức nói.
Hôm 4/9, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã có chuyến thăm Đức và gặp Thủ tướng nước chủ nhà Olaf Scholz nhằm tìm kiếm thêm viện trợ vũ khí hạng nặng từ Berlin.
Ông Shmyhal là quan chức cấp cao Ukraine đầu tiên đến thăm Đức trong vài tháng và thừa nhận rằng Berlin đã tăng cường giúp đỡ quân sự, với các vũ khí hạng nặng như pháo tự hành 2000 và bệ phóng tên lửa đều "hoạt động tốt trên chiến trường".
Ông Shmyhal cho biết Đức đã quyết định cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Iris-T vào mùa Thu và Kyiv "hy vọng rằng Đức sẽ trở thành một trong những nước đi đầu trong quá trình phát triển phòng không của Ukraine".
Nga lệnh Hạm đội Biển Đen thêm hỏa lực, Ukraine tố 'một số đối tác thiển cận' Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã ra lệnh lắp đặt thêm hỏa lực trên các tàu chiến của Hạm đội Biển Đen nhằm tấn công các phương tiện không người lái của Ukraine. Hãng thông tấn Tass trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, khi đi thị sát quân khu miền Nam hôm 17/3, ông Shoigu đã...