Quan chức Nga cảnh báo về hậu quả sử dụng đạn urani nghèo ở Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Anh muốn biến lãnh thổ Ukraine thành “vùng đất bị thiêu rụi” bằng cách cung cấp đạn urani nghèo cho Kiev, nhưng hậu quả không chỉ có vậy.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS
“Vương quốc Anh, bằng cách cung cấp vũ khí urani đã cạn kiệt cho Kiev, muốn biến lãnh thổ Ukraine thành một vùng đất bị thiêu rụi và hoang vắng. Sẽ không còn tiếng Nga, tiếng Ukraine ở đó, sẽ chỉ có sự im lặng. giống như ở Pripyat và Chernobyl”, hãng thông tấn TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Telegram ngày 10/4.
Theo bà Zakharova, đạn urani nghèo từng được sản xuất hàng loạt và sử dụng trong các hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
“Ở mức độ lớn, các hoạt động với những loại đạn như vậy trong quân đội NATO chủ yếu do quân nhân Italy thực hiện. Khu vực do Italy phụ trách ở Nam Tư bao gồm các vùng lãnh thổ nơi có trên một nửa số vũ khí uraniu nghèo đã được khai hỏa”, bà nói thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết người dân Nam Tư là nạn nhân đầu tiên và tiếp đó là quân nhân Italy. Bà Zakharova chỉ ra rằng ngày càng nhiều vụ người Italy kiện Bộ Quốc phòng. Bà nhấn mạnh: “Lý do các vụ kiện cơ bản như nhau, đó là bệnh ung thư. Ung thư do xử lý đạn urani nghèo”.
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra sau khi Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh, Nam tước Annabel Goldie, cho biết trong một văn bản rằng Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho Ukraine đạn pháo chứa urani nghèo và tăng hiệu quả trong việc tiêu diệt các phương tiện bọc thép. Bộ Quốc phòng Anh mô tả urani nghèo là một thành phần tiêu chuẩn của đạn xuyên giáp, đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ.
Bình luận về quyết định của chính quyền Anh, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga sẽ buộc phải đáp trả tương ứng với thực tế là “phương Tây đã bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân”.
Video đang HOT
Đại sứ quán Nga tại Anh cảnh báo London không nên chuyển đạn urani nghèo cho Kiev. Bình luận của cơ quan ngoại giao nhấn mạnh động thái này có nguy cơ làm leo thang xung đột, trong khi việc sử dụng những loại vũ khí như vậy ở Ukraine sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.
Binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn 214 của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (OPFOR) nạp đạn cho xe tăng, tại một địa điểm không được tiết lộ dọc theo tiền tuyến phía bắc Bakhmut, vào ngày 16/3/2023. Ảnh: Anadolu/Getty Images
Trước đó, hôm 24/3, Trung tướng Igor Kirillov – chỉ huy lực lượng phòng chống hóa học, sinh học và phóng xạ Nga – cảnh báo Ukraine tự gây hại cho người dân, binh sĩ và như kinh tế nước này nếu sử dụng đạn xuyên giáp chứa urani nghèo.
“Sử dụng đạn chứa urani nghèo sẽ làm ô nhiễm diện tích đáng kể đất canh tác của Ukraine. Điều này không chỉ gây hại cho người dân mà còn làm kinh tế Ukraine thiệt hại to lớn”, ông nói.
Ông Kirillov cho biết Mỹ từng sử dụng không dưới 300 tấn đạn chứa urani nghèo trong những năm đầu của cuộc chiến tại Iraq.
“Vào năm 2003 – 2004, Mỹ đã sử dụng rộng rãi các loại đạn này trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở các thành phố của Iraq: Amarah, Baghdad, Basra, Karbala, Fallujah. Theo Liên hợp quốc, Mỹ đã sử dụng không dưới 300 tấn urani nghèo ở Iraq”, ông nói.
Liên hợp quốc ước tính tổng khối lượng urani nghèo mà Mỹ dùng trong cuộc chiến ở Iraq là ít nhất 300 tấn. Trong cuộc xung đột ở Nam Tư cũ năm 1999, NATO từng dùng 40.000 quả đạn loại này, chứa hơn 15 tấn urani nghèo.
Cuộc điều tra năm 2018 của Al Araby cũng cho thấy Iraq ghi nhận tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao nhất thế giới trong thập kỷ trước.
“Theo Chính phủ Iraq, số người mắc ung thư ở nước này năm 2005 tăng từ 40 trường hợp lên 1.600 trường hợp/100.000 công dân. Về vấn đề này, Baghdad đã đệ đơn kiện chính thức lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Stockholm vào ngày 26/12/2020 chống lại Washington, yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra”, ông Kirillov nói thêm.
Anh đã sử dụng urani nghèo trong các loại đạn xuyên giáp trong nhiều thập kỷ qua và không coi các loại đạn dược đó là có khả năng hạt nhân. Nga được cho là cũng sử dụng đạn dược có chứa uranium nghèo.
Hồi tháng 3, Ngoại trưởng Anh Cleverly cho rằng Nga là quốc gia duy nhất nói về vấn đề hạt nhân.
“Không có leo thang hạt nhân. Quốc gia duy nhất trên thế giới đang nói về vấn đề hạt nhân là Nga. Không có mối đe dọa nào đối với Nga, đây hoàn toàn là việc giúp Ukraine tự vệ”, ông Cleverly nói.
“Cần đảm bảo mọi người hiểu rằng, không phải chỉ vì có từ ‘urani’ trong tên của đạn urani nghèo, mà chúng là đạn hạt nhân, chúng hoàn toàn là đạn thông thường.”
Urani nghèo là sản phẩm phụ của quá trình tạo ra urani làm giàu được sử dụng chủ yếu trong nhiên liệu hạt nhân và vũ khí. Mặc dù không thể tạo ra phản ứng hạt nhân, nhưng urani nghèo có mật độ cao hơn chì khiến chúng cũng được coi là loại đạn nguy hiểm.
FSB công bố hình ảnh thiệt hại vụ nhóm người Ukraine đột kích làng biên giới Nga
Ngày 3/3, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã công bố đoạn video ghi lại hình ảnh sau vụ tấn công được cho là của một nhóm người Ukraine nhằm vào 2 ngôi làng ở khu vực Bryansk.
Trước đó, Thống đốc Aleksandr Bogomaz cáo buộc một nhóm đặc vụ Ukraine đã xâm nhập vào biên giới Nga và tấn công ngôi làng ở vùng Bryansk.
Theo kênh truyền hình RT, vụ đột kích đã khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và làm bị thương một cậu bé 10 tuổi. Tổng thống Nga Vladimir Putin miêu tả vụ đột kích này là một "cuộc tấn công khủng bố". Nhà lãnh đạo cũng lưu ý rằng các tay súng đã nổ súng mặc dù thấy rằng mình đang tấn công dân thường.
Đoạn clip dài một phút của FSB cho thấy một chiếc xe Lada bị bắn nát ở phía trước và bên phải, lốp xe bị thủng. Theo truyền thông địa phương, người lái xe đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Nạn nhân là một kỹ sư làm việc tại một trường học gần đó. Anh đang lái xe trở về sau ca trực để thăm mẹ vào thời điểm xảy ra vụ việc.
Đoạn video cũng cho thấy chiếc ô tô thứ hai đã bị những đối tượng Ukraine tấn công. Chiếc xe này được dùng để đưa trẻ em địa phương đến trường. Có 1 bé trai và 2 bé gái trên xe vào thời điểm xảy ra vụ việc. Sau khi những kẻ tấn công sát hại người đàn ông và làm cậu bé bị thương, cậu bé đã giúp hai bé gái ra khỏi xe. Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả hành động của cậu bé 10 tuổi là một hành động "anh hùng".
Ngoài ra, FSB cũng công bố những bức ảnh có vẻ như là một số bẫy mìn do những đối tượng Ukraine để lại, cũng như một khẩu súng phóng lựu cầm tay nằm trên mặt đất. Trước đó, cơ quan này cho biết nhiều thiết bị nổ đã được tìm thấy xung quanh khu vực, đồng thời cho biết thêm rằng các đội phá bom đang được triển khai tới hiện trường để giải giáp chúng.
FSB cho biết nhóm phá hoại đã bị đẩy lùi về lãnh thổ Ukraine.
Trong những tháng gần đây, các vùng lãnh thổ của Nga giáp với Ukraine thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công. Ngày 2/3, chính quyền địa phương ở Vùng Bryansk và Kursk báo cáo rằng các ngôi làng địa phương đã bị quân đội Ukraine pháo kích. Theo Thống đốc Kursk Roman Starovoyt, vụ tấn công khiến 1 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương.
Phía Ukraine chưa bình luận gì về cáo buộc của Nga.
Washington Post: Mỹ ra lệnh phi công tránh xa bán đảo Crimea của Nga Trích dẫn tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc, tờ Washington Post đưa tin Mỹ dường như đã chỉ thị cho quân đội điều máy bay do thám bay cách xa hơn nhiều giới tuyến mà luật quốc tế cho phép. Máy bay không người lái MQ-9 Reaper tại Fort Huachuca, Arizona, 2022. Ảnh: RT Theo nguồn tin, trong số những...