Quan chức Nga: 1/4 dân số Nga đã có kháng thể chống COVID-19
Khoảng 20-25% dân số Nga đã có kháng thể chống virus corona gây dịch COVID-19. Một quan chức Nga không giải thích vì sao lại có con số này nhưng cho biết tất cả những người chưa nhiễm đều phải tiêm vắc xin.
Bên trong một bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại thủ đô Matxcơva của Nga – Ảnh: REUTERS
Bà Anna Popova, cục trưởng Cục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người Nga, đã đưa ra con số trên trong cuộc phỏng vấn với đài Channel One ngày 28-1. Nếu đúng như ước tính của bà Popova, hiện tại đã có từ 29 đến hơn 36 triệu người Nga có kháng thể chống virus corona chủng mới.
Theo Hãng thông tấn TASS, tính đến ngày 29-1 Nga đã ghi nhận gần 3,8 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 3,22 triệu người đã khỏi bệnh. Con số này thấp hơn con số được bà Popova đưa ra.
Việc xuất hiện kháng thể cho thấy người đó đã từng nhiễm bệnh và hồi phục, bao gồm các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận lẫn không được ghi nhận và tự khỏi bệnh. Một khả năng khác là những người này đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Tình trạng này đã từng xuất hiện tại Ấn Độ và gần đây nhất là Trung Quốc. Một nghiên cứu dựa trên mẫu máu của 34.000 người ở Vũ Hán cho thấy số ca mắc trên thực tế ở Vũ Hán có thể cao gấp 10 lần con số được công bố.
Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, những bệnh nhân đã nhiễm virus corona chủng mới và hồi phục có thể duy trì khả năng miễn dịch trong thời gian 7 hoặc 8 tháng.
Video đang HOT
Ông Alexander Gorelov – phó giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu dịch tễ trung ương Nga – cảnh báo số ca mắc tại nước này sẽ không ổn định cho tới khi khoảng 60% dân số được tiêm vắc xin. Cũng theo ông Gorelov, người dân cần thận trọng sau khi tiêm vắc xin bởi các phản ứng miễn dịch chỉ xuất hiện từ 32 đến 45 ngày sau khi tiêm phòng.
Nga đã triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đại trà kể từ ngày 18-1. Người dân có thể chọn tiêm vắc xin Sputnik V hoặc Epivaccorona. Cả hai loại này đều do Nga tự sản xuất trong nước.
Trong một cuộc họp nội các ngày 28-1, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định các biện pháp chống dịch của Nga đã có hiệu quả. Tuy nhiên ông cũng lưu ý vẫn còn quá sớm để “thư giãn” trong cuộc chiến chống lại virus.
“Cứ 100.000 người thì có 12 người mắc COVID-19. Tỉ lệ này thấp hơn 4 lần so với nhiều nước châu Âu. Đại dịch đang rút lui”, ông Putin dẫn chứng bằng việc số ca hồi phục gần đây luôn cao hơn số ca nhiễm mới.
Armenia và Azerbaijan bất ngờ ngồi vào bàn đàm phán: Cái uy của "ông kẹ" Nga
Đang giao chiến quyết liệt, hôm 9.10, cả Armenia và Azerbaijan lại bất ngờ ngồi vào bàn đàm phán tìm kiếm hòa bình tại Moscow, sau lời kêu gọi của Tổng thống Nga Putin.
Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan có cơ hội tháo gỡ bằng nỗ lực hỏa giải của Nga (ảnh: Daily Mail)
Armenia và Azerbaijan đã đồng ý tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên để ngừng bắn tại khu vực đang tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 9.10 cho biết, trong bối cảnh xung đột quân sự giữa hai nước ngày càng khốc liệt và không có dấu hiệu giảm bớt, Moscow đã ra mặt.
"Armenia và Azerbaijan đã xác nhận tham gia đàm phán cấp cao tại Moscow sau lời kêu gọi của Tổng thống Putin", Maria Zakharova - phán ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga - phát biểu.
Trước khi Tổng thống Putin kêu gọi tổ chức đàm phán và ngừng bắn vì lý do nhân đạo, cả Armenia và Azerbaijan đang chiến đấu ác liệt để giành quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh.
Quân đội 2 nước cáo buộc đối thủ bắn vào lãnh thổ của nhau, thậm chí là cả mục tiêu dân sự. Một số vũ khí sát thương diện rộng như tên lửa tầm ngắn, bom chùm, được cho là đã xuất hiện trên chiến trường.
Theo Điện Kremlin, ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan đã được mời đến thủ đô Nga để chấm dứt tình trạng thù địch, mở ra cơ hội đàm phán hòa bình do Nga làm trung gian hòa giải.
Trước khi Tổng thống Putin kêu gọi đàm phán, Azerbaijan đã bác bỏ khả năng ngừng bắn với Armenia.
Khoảng 400 người đã thiệt mạng trong giao tranh, trong đó có cả thường dân.
Giao tranh đã khiến khoảng 1/2 dân số ở Nagorno-Karabakh phải rời bỏ nhà cửa, 90% trong số này là phụ nữ và trẻ em.
Điện Kremlin cho biết, sau một loạt cuộc gọi với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, ông Putin đã kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch ở Karabakh.
Nga có căn cứ quân sự ở Armenia và có quan hệ tốt với Azerbaijan. Moscow cũng từng thể hiện sự không hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến.
Ông Putin đã có cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan để tìm kiếm hòa bình (ảnh: Reuters)
Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ làm dấy lên lo ngại rằng cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan có thể trở thành chiến tranh toàn diện. Ông Putin chắc chắn không muốn điều này xảy ra.
Nga duy trì tới 5.000 binh sĩ ở Armenia, điều mà hầu hết người Armenia chấp nhận để đảm bảo an ninh. Mặc dù đã đứng về phía Armenia trong suốt cuộc xung đột, Moscow cũng đã vun đắp quan hệ với Azerbaijan và là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho cả hai bên.
Theo các chuyên gia, cả Armenia và Azerbaijan đều hiểu rằng, mọi giải pháp cho cuộc xung đột chỉ có thể đến với sự hỗ trợ của Nga
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoan nghênh nỗ lực của Nga nhằm chấm dứt giao tranh. Một thỏa thuận ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan có thể được công bố vào hôm 10.10.
"Chúng tôi đang tiến tới một thỏa thuận đình chiến giữa Armenia và Azerbaijan. Tuy nhiên, nó vẫn còn khá mong manh", phát ngôn viên của Tổng thống Macron cho biết.
Thắng lợi TT Putin giành được ở Syria: Quyền uy và ảnh hưởng to lớn Sau 5 năm can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria, Nga đã khẳng định được vị thế cũng như sự hiện diện của Điện Kremlin ở Trung Đông và Đông Địa Trung Hải. "Không thể học hỏi từ sai lầm của người khác vì chúng ta chỉ tiếp tục lặp lại sai lầm mà thôi", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập...