Quan chức NATO nêu trường hợp đưa quân tới Ukraine
Quan chức NATO cho biết quân đội của liên minh sẽ đến Ukraine để chiến đấu chống lại lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân.
Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO Rob Bauer (Ảnh: Getty).
“Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu Nga không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi đã có mặt ở Ukraine để đẩy lùi Nga”, Đô đốc Rob Bauer, người đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh quốc phòng IISS Prague ở Séc hôm 10/11.
Theo Đô đốc Bauer, “nếu chiến đấu ở Afghanistan, điều đó không giống như chiến đấu với Nga ở Ukraine”, vì Taliban không có vũ khí hạt nhân.
“Có một sự khác biệt lớn giữa Afghanistan và Ukraine”, chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đô đốc Bauer hồi tháng 3 tuyên bố NATO đã chuẩn bị cho kịch bản một cuộc đụng độ trực tiếp tiềm tàng với Nga.
Quan chức quân sự NATO cho biết liên minh đã ý thức được sự thay đổi trong tình hình an ninh năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Năm 2019, NATO bắt đầu thay đổi chiến lược phòng thủ, kế hoạch tác chiến và lực lượng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới an ninh tập thể.
Ông nói rằng tác chiến hiện đại sẽ có những chiến thuật mới, những cách đán.h mới ví dụ như tấ.n côn.g mạng hoặc các cuộc tấ.n côn.g vào không gian.
Ông Bauer, người đứng đầu lực lượng vũ trang Hà Lan từ năm 2017 đến năm 2021, thừa nhận phương Tây tin rằng “nếu cung cấp cho Ukraine đạn dược và sự huấn luyện mà họ cần, họ sẽ giành chiến thắng”. Tuy nhiên, tình hình thực tế đã không diễn ra như kỳ vọng.
Mỹ và các đồng minh NATO nhiều lần khẳng định không có kế hoạch đưa quân đến Ukraine vì lo ngại trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Phương Tây đến nay chỉ dừng lại ở việc cung cấp vũ khí, hỗ trợ huấn luyện quân sự cho Kiev.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, theo phiên bản sửa đổi của học thuyết hạt nhân Nga, bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Nga từ một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đều có thể được coi là “cuộc tấ.n côn.g chung” và vượt qua ngưỡng hạt nhân.
Sự thay đổi này ngụ ý rằng các quy tắc mới của học thuyết hạt nhân có thể áp dụng cho một cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tiên tiến do Mỹ, Anh hoặc Pháp cung cấp.
Tổng thống Putin cảnh báo, Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân ngay khi nhận được “thông tin đáng tin cậy” về một cuộc tấ.n côn.g tên lửa quy mô lớn hoặc cuộc không kích do một quốc gia khác tiến hành nhằm vào Nga.
Về lý thuyết, học thuyết hạt nhân cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp một quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Moscow hoặc nếu “sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa”.
Nga và Mỹ là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Tổng cộng, Moscow và Washington kiểm soát khoảng 90% vũ khí hạt nhân toàn cầu.
NATO muốn lập "Schengen quân sự" ở châu Âu
Chỉ huy hậu cần khối NATO muốn thiết lập cơ chế di chuyển quân sự tự do ở châu Âu, tương tự Hiệp ước Schengen về tự do đi lại đối với công dân.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 23/11, người đứng đầu Bộ Chỉ huy hậu cần khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Alexander Sollfrank tại châu Âu cho biết, các trở ngại trong việc di chuyển lực lượng ở châu Âu có thể khiến NATO phản ứng chậm chạp trong trường hợp xung đột nổ ra.
Xe tăng NATO tham gia hoạt động huấn luyện ở châu Âu. Ảnh: GettyImages
Ông Sollfrank khẳng định việc NATO có thể thiết lập một khối "Schengen quân sự", tương tự Hiệp ước Schengen về tự do đi lại giữa các quốc gia châu Âu thành viên, sẽ giúp lực lượng của NATO di chuyển không bị hạn chế trên hầu khắp lục địa châu Âu.
"Chúng ta sắp hết thời gian. Những gì chúng ta không làm được trong thời bình sẽ khiến chúng ta không sẵn sàng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột", quan chức NATO nêu.
Theo chỉ huy hậu cần NATO ở châu Âu, khối cũng cần thiết lập thêm những nhà kho để chứa đạn dược, nhiêu liệu, phụ tùng và vật tư để đảm bảo hậu cần trong điều kiện cần thiết.
Các nước NATO ở châu Âu và Nga chưa bình luận về phát ngôn nêu trên. Các quy định hiện nay yêu cầu lực lượng của NATO phải tuân thủ quy định chung của khối cũng như quy định của từng quốc gia trong trường hợp di chuyển vũ khí hoặc nhân lực.
Reuters thông tin, sườn phía Đông của NATO hiện có biên giới dài khoảng 4.000km. Vào năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ngoại trưởng Mỹ James Bakercam kết với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev rằng NATO sẽ không mở rộng "một inch" nào về phía Đông xa hơn biên giới Đức.
Việc NATO đảo ngược lời hứa và kết nạp 3 nước vùng Baltic, 4 nước thuộc Nam Tư cũ cùng Thụy Điển và Phần Lan khiến Nga nhiều lần phản đối. Thái độ quyết liệt muốn gia nhập NATO của Ukraine là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quân sự hiện nay của Moscow.
NATO lên kế hoạch tập trận lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu có kế hoạch tập hợp 41.000 quân vào đầu năm tới. Hoạt động tập trận của NATO tại Ba Lan thansgg 5/2023. Ảnh: Reuters Khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lên kế hoạch tổ chức tập trận chung trực tiếp lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh vào năm 2024,...