Quan chức Myanmar bị bắn chết sau vụ nổ
Một chủ tịch phường ở Yangon bị bắn vào đầu khi trên đường đến kiểm tra hiện trường sau hai vụ nổ bom lúc rạng sáng.
Hai quả bom tự chế bất ngờ phát nổ vào khoảng 5h40 sáng nay gần văn phòng của chủ tịch Phường 3, quận Lanmadaw, trung tâm thành phố Yangon của Myanmar, khiến hai sĩ quan an ninh bị thương. Không tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ nổ.
U Myo Lwin, chủ tịch Phường 3 vừa được chính quyền quân sự Myanmar bổ nhiệm, lập tức tới trụ sở để kiểm tra hiện trường vụ nổ. Tuy nhiên, ông bị bắn chết khi đang trên đường di chuyển.
Lực lượng an ninh Myanmar truy tìm người biểu tình chống chính phủ vào ngày 7/5 tại Yangon. Ảnh: AFP.
Thi thể của Lwin được phát hiện trên đường phố, với vết đạn trên đầu. Cảnh sát và binh sĩ Myanmar sau đó phong tỏa khu phố để điều tra, nhưng chưa tìm ra thủ phạm bắn chết ông Lwin.
Video đang HOT
Đây là vụ mới nhất trong loạt vụ tấn công chết người nhắm vào các quan chức cấp cơ sở của chính quyền quân sự Myanmar, phụ trách các phường xã.
Sau cuộc đảo chính hôm 1/2, chính quyền quân sự Myanmar tìm cách khôi phục hệ thống hành chính bằng cách mở lại các văn phòng cấp phường xã và bổ nhiệm người đứng đầu. Những người được chọn làm chủ tịch phường, xã thường là đặc tình của cảnh sát, chuyên cung cấp thông tin về người biểu tình chống chính quyền quân sự.
Chính quyền Myanmar cũng khôi phục hệ thống đăng ký “khách qua đêm” để giám sát những người lạ mặt tới các địa phương.
Theo nguồn tin địa phương, Yangon không chứng kiến cuộc biểu tình quy mô lớn nào trong ba ngày qua, nhưng số vụ đánh bom tự chế xuất hiện thường xuyên hơn trước.
Phần lớn người dân Myanmar vẫn tiếp tục tham gia biểu tình hòa bình chống đảo chính. Tuy nhiên, nhiều người trẻ đang dần chuyển sang phương án sử dụng vũ lực để phản đối chính quyền quân sự.
Sau khi quân đội lật đổ chính quyền dân cử Myanmar, biểu tình đã bùng phát trên khắp cả nước. Mức độ nghiêm trọng trong các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người bất đồng ngày một lớn.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) ngày 18/5 cho hay hơn 800 người Myanmar đã bị lực lượng an ninh bắn chết trong các vụ trấn áp biểu tình và hơn 5.200 người bị bắt. AAPP cho biết thương vong trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Làn sóng biểu tình đã nhận được sự ủng hộ từ các nhóm vũ trang dân tộc, vốn đã đấu tranh suốt nhiều thập kỷ với quân đội Myanmar nhằm tăng quyền tự chủ. Nhiều nhóm vũ trang cũng lên án lực lượng an ninh sử dụng vũ lực mạnh tay với dân thường.
Bom tự chế liên tiếp nổ ở Myanmar
Những vụ nổ do bom tự chế bùng lên khắp Yangon hôm nay, khi người biểu tình tuần hành chớp nhoáng phản đối đảo chính.
Myanmar hôm nay bước sang tháng thứ tư dưới sự điều hành của chính quyền quân sự. Những người biểu tình ở Yangon, trung tâm kinh tế tài chính của Myanmar, đã tổ chức các cuộc tuần hành chớp nhoáng qua nhiều đường phố rồi nhanh chóng giải tán để tránh đối đầu với cảnh sát và binh lính.
"Chúng tôi có sự thật. Chỉ có sự thật mới chiến thắng", là khẩu hiệu trên một tấm biểu ngữ của người biểu tình.
Một cuộc biểu tình chớp nhoáng ở Yangon hôm nay. Ảnh: AFP
Đến 10h, một vụ nổ bom tự chế xảy ra gần trường học của thị trấn Insein tại. "Lực lượng an ninh đã tới kiểm tra, nhưng tôi chỉ đứng từ xa quan sát vì sợ bị bắt", một người dân nói, cho hay nhìn thấy khói trắng bốc lên từ vụ nổ.
Tới chiều, hai vụ nổ khác xảy ra ở Yankin, khu vực phía nam thành phố. "Tôi nghe thấy tiếng nổ từ nhà, cứ tưởng đó là tiếng sấm", một người dân nói, cho biết các vụ nổ liên tiếp khiến lực lượng an ninh lo lắng.
Hiện chưa rõ các vụ nổ có gây thương vong hay không. Chưa bên nào đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ nổ do bom tự chế xuất hiện ngày càng nhiều ở Yangon, nhưng một số nhóm biểu tình gần đây được huấn luyện quân sự và vũ khí tại khu vực biên giới do các nhóm phiến quân kiểm soát.
"Quân đội khiến mọi người sống trong sợ hãi và thật tốt khi bây giờ họ cũng cảm nhận được điều này", một người dân ở khu Yankin nói. "Bất kỳ hành động thách thức nào mà không bị bắt hoặc bị giết đều có lợi cho phong trào phản kháng", ông nói, đề cập đến các vụ tuần hành chớp nhoáng.
Theo một nhóm giám sát ở Myanmar, gần 760 dân thường đã thiệt mạng từ khi quân đội tiến hành đảo chính hôm 1/2 và bắt Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo dân cử. Bà bị cáo buộc nhiều tội danh, bao gồm gây rối và tiết lộ bí mật quốc gia.
Myanmar rơi vào hỗn loạn khi người biểu tình phản đối đảo chính và lực lượng an ninh đụng độ suốt bốn tháng qua. Chính quyền quân sự gọi người biểu tình là "những kẻ bạo loạn tham gia hành động khủng bố" và sử dụng vũ khí sát thương để trấn áp.
Hai căn cứ không quân Myanmar bị tập kích Phiến quân Myanmar huấn luyện người biểu tình Phiến quân Myanmar đánh úp tiền đồn quân chính phủ
Myanmar nêu 'bất thường bầu cử' với ASEAN Ngoại trưởng do chính quyền quân đội Myanmar bổ nhiệm nêu các vấn đề về "bất thường bầu cử" tại nước này khi dự phiên họp đặc biệt với ASEAN. Truyền thông nhà nước Myanmar hôm nay đưa tin Wunna Maung Lwin, ngoại trưởng vừa được chính quyền quân sự bổ nhiệm, đã tham dự một cuộc họp của ASEAN để "trao đổi...