Quan chức Mỹ tới Singapore, Malaysia để thảo luận về lệnh trừng phạt
Tuần này, các quan chức hàng đầu của Bộ Tài chính Mỹ phụ trách vấn đề trừng phạt sẽ tới Singapore và Malaysia để kêu gọi hai nước này hành động nhiều hơn nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy vào Iran và các nhóm vũ trang liên kết.
Ảnh minh họa chuyển dầu trên biển. Ảnh: Iran Int
Theo Reuters và trang Iran International, một nguồn tin nắm rõ vấn đề nhưng không nêu tên cho biết, Bộ Tài chính Mỹ nhận thấy dòng tiền chảy vào Iran và các tổ chức ủy quyền của nước này, gồm cả Hamas, thông qua hệ thống tài chính Malaysia đang gia tăng.
Nguồn tin trên tiết lộ, trong chuyến thăm Singapore và Malaysia, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách vấn đề Khủng bố và Tình báo Tài chính Brian Nelson và Tổng cố vấn của Bộ Tài chính Neil MacBride dự kiến sẽ thảo luận về những lo ngại của Mỹ và các lệnh trừng phạt sẽ áp đặt đối với các cá nhân, tổ chức giúp Iran lách luật.
Chuyến thăm trên diễn ra trong bối cảnh Bộ Tài chính Mỹ tăng cường tập trung vào việc chống tài trợ cho khủng bố, gồm cả thông qua các nỗ lực gây quỹ và bán dầu bất hợp pháp của Iran.
Video đang HOT
Tháng 12 năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt trừng phạt với 4 công ty đặt tại Malaysia mà Mỹ buộc tội là bình phong hỗ trợ cho việc sản xuất máy bay không người lái (UAV) của Iran. Gần đây, Washington đã áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nhắm vào Iran, gồm cả UAV của nước này mà Mỹ nghi là Nga đang sử dụng trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Nguồn tin cho biết, khi ở Singapore, ông Nelson sẽ thảo luận về việc thực thi giới hạn giá dầu của nhóm G7 đối với Nga cũng như cắt đứt việc trung chuyển hàng hóa có công dụng kép quan trọng – những hàng hóa phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự.
Mỹ và các đồng minh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với hàng nghìn mục tiêu kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Washington cũng tìm cách trấn áp những hành vi trốn tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây, gồm cả việc vận chuyển hàng hóa có công dụng kép qua nước thứ 3 tới Nga.
Singapore là một trung tâm vận chuyển lớn. Các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm và hàng hải khác hoạt động tại Singapore đã cảnh báo về việc trốn tránh giới hạn giá dầu của Nga. Nhóm G7 áp giới hạn giá đối với dầu thô của Nga vào tháng 12/2022 nhằm làm giảm doanh thu của Nga.
Hiện, Singapore và Malaysia chưa bình luận gì về thông tin trên.
Nắng nóng tháng 4 thiêu đốt Đông Nam Á chưa có hồi kết
Một em nhỏ đã tử vong vì nắng nóng khắc nghiệt ở Malaysia. Còn ở Philippines, hàng trăm trường học đã tạm nghỉ sau khi nhiệt độ tăng vọt lên tới 42 độ C.
Người dân dùng ô che nắng khi di chuyển trên phố ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Nắng nóng gay gắt quay trở lại Đông Nam Á, một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Và các nhà khoa học đã cảnh báo nó sẽ không sớm dịu đi.
Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera nói với CNN rằng Thái Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với dự báo nắng nóng sẽ đặc biệt nghiêm trọng. Ông Herrera nhận định nhiệt độ trên khắp Thái Lan đã liên tục phá kỷ lục trong 13 tháng, kèm theo đó là độ ẩm không ngừng tăng lên.
Ông Herrera nói: "Chúng tôi cho rằng nhiệt độ năm ngoái là không thể chịu nổi nhưng năm nay đã vượt xa điều đó. Nhiệt độ ở Bangkok sẽ không dưới 30 độ C, ngay cả vào ban đêm, trong thời gian còn lại của tháng 4. Xu hướng này là không thể tránh khỏi. Khu vực phải chuẩn bị hứng chịu nắng nóng khủng khiếp trong thời gian còn lại của tháng 4 và hầu hết tháng 5".
Mặc dù kể từ năm 1960, nhiệt độ trung bình ở Đông Nam Á tăng lên sau mỗi thập niên, nhưng các chuyên gia đánh giá một trong những đặc điểm đáng lo ngại nhất của đợt nắng nóng hiện đang lan rộng khắp khu vực là thời gian kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các nhà nghiên cứu tại IQAir - một tổ chức giám sát không khí của Thụy Sĩ - ngày 5/4 đánh giá rằng đợt nắng nóng hiện nay tại khu vực có dân số hơn 675 triệu người bắt nguồn từ kết hợp của các yếu tố bao gồm biến đổi khí hậu và El Nio. IQ Air phân tích hiện chưa có dự kiến về ngày kết thúc chính xác của đợt nắng nóng này bởi việc giảm nhiệt phụ thuộc vào các yếu tố như mô hình thời tiết và nỗ lực giảm thiểu của chính phủ.
Và chính phủ tại các quốc gia Nam Nam Á đã xem xét hoặc áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm bớt phần nào tác động của nắng nóng. Malaysia đang cân nhắc hình thành mưa nhận tạo.
Thứ trưởng Quốc phòng Malaysia Adly Zahari cho biết các máy bay luôn sẵn sàng. Ông bổ sung: "Việc tạo mây phải tính đến các yếu tố thời tiết khác nhau trước khi tiến hành, như điều kiện mây và gió". Đã có hai trường hợp tử vong liên quan đến nhiệt độ cao được ghi nhận tại Malaysia. Đó là một thanh niên 22 tuổi ở bang Pahang và một cậu bé 3 tuổi ở bang Kelantan. Theo các quan chức y tế, cả hai đều tử vong vì say nắng.
Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi vào cuối tháng 3 thừa nhận biến đổi khí hậu đã khiến Malaysia dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng cực độ.
Tại Singapore, một số trường học đã yêu cầu học sinh mặc đồ tập thể dục rộng rãi, mát mẻ hơn cho đến khi có thông báo mới, do nhiệt độ cao liên tục trong những tuần gần đây. Hàng trăm trường học ở Philippines, trong đó có hàng chục trường ở thủ đô Manila, đã hủy các lớp học sau khi nhiệt độ lên đến mức ngột ngạt.
Số lượng kỷ lục du khách qua biên giới trên bộ Malaysia - Singapore ngày 29/3 Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn báo cáo của Cơ quan Quản lý nhập cảnh Malaysia (ICA) cho biết, ngày 29/3 ghi nhận số người nhập cảnh qua trạm kiểm soát biên giới đất liền Woodlands và Tuas giữa Malaysia và Singapore cao kỷ lục, lên đến 510.000 người, con số cao nhất trong một ngày Số người nhập cảnh qua trạm...