Quan chức Mỹ chưa công nhận ông Biden chiến thắng, trung thành với ông Trump
Quan chức đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thuộc chính phủ Mỹ tuyên bố quá trình chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Biden chưa diễn ra và vẫn thực thi các chính sách của ông Trump.
Quyền giám đốc USAID, John Barsa yêu cầu các nhân viên làm việc bình thường, chưa hợp tác với đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Biden.
John Barsa, quyền giám đốc USAID, nói với các nhân viên dưới quyền rằng họ vẫn làm việc bình thường, chưa có bất cứ thứ gì thay đổi vì ông Biden chưa chính thức được công nhận là Tổng thống Mỹ đắc cử.
“Chỉ khi có thông báo chính thức về kết quả bầu cử và giám đốc cơ quan dịch vụ tổng hợp (GSA) xác nhận, lúc đó chúng ta mới biết ai là người chiến thắng bầu cử. Đến nay, chưa có gì thay đổi”, ông Barsa nói, theo CNBC. “Quá trình chuyển giao quyền lực chưa diễn ra”.
Phát ngôn viên USAID hiện chưa bình luận về vấn đề này. USAID là cơ quan thuộc chính phủ Mỹ, giám sát hoạt động viện trợ ở nước ngoài và được cấp ngân sách lên tới hơn 19 tỉ USD.
Bình luận của ông Barsa cho thấy các quan chức chính quyền Mỹ chưa sẵn sàng làm việc với Tổng thống đắc cử Joe Biden. Tại cuộc họp, ông Barsa nói rằng USAID vẫn thực hiện các chính sách của ông Trump, chưa có bất cứ thay đổi nào.
Ông Barsa cũng thông báo bổ nhiệm một điều phối viên mới đóng vai trò giữ liên lạc với nhà Trắng. Catharine O’Neill, một cựu quan chức của chính quyền Trump trong Bộ Ngoại giao Mỹ, sẽ là điều phối viên mới phụ trách liên lạc với Nhà Trắng.
Theo thông lệ, Emily Murphy, giám đốc GSA phải ký xác nhận ông Biden là Tổng thống Mỹ đắc cử thì quá trình chuyển giao quyền lực mới có thể diễn ra. Bà Murphy cho đến nay vẫn trì hoãn việc ký xác nhận mà không đưa ra bất cứ lý do cụ thể nào.
'Trận cuối' tranh luận Tổng thống Mỹ có gì đáng chú ý?
Tổng thống Cộng hòa Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Dân chủ Joe Biden gặp nhau lần thứ hai và lần cuối cùng trên sân khấu tranh luận hôm 22/10.
Cuộc tranh luận tiếp theo được đánh giá là "xuôi chèo mát mái" hơn khi ít xảy ra tình trạng ngắt lời, tranh nhau nói đến mức hỗn loạn giữa hai ứng viên như cuộc tranh luận đầu tiên. Người điều phối Kristen Welker nhận được các phản hồi tích cực vì đã làm tốt nhiệm vụ.
Đối với ông Trump, trận đấu tại Đại học Tennessee's Belmont có lẽ là cơ hội cuối cùng để thay đổi những nghi ngại còn lại của cử tri về các vấn đề chủng tộc, dịch bệnh. Còn đối với Biden, đây là 90 phút để củng cố vị trí, được dự đoán dẫn trước theo một số khảo sát, khi còn chưa đầy hai tuần đến cuộc bầu cử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
COVID-19 tiếp tục được đề cập
Tổng thống Trump không có nhiều luận điểm mới khi bảo vệ cách chính quyền Mỹ phản ứng với đại dịch COVID-19. Khi được yêu cầu vạch ra kế hoạch cho tương lai, ông Trump chỉ khẳng định cách xử lý trước đó của ông là không có lỗi và dự đoán đại dịch sẽ có xu hướng giảm, dịch bệnh là do Trung Quốc.
Biden, người đã chuẩn bị trước để chỉ trích đối thủ về cách xử lý đại dịch, nói: "Bất cứ ai chịu trách nhiệm cho những cái chết (do COVID-19) không nên tiếp tục là Tổng thống Mỹ... Ông ta nói rằng chúng ta đang dần học được cách sống chung với dịch bệnh. Nhưng mọi người đang học được cách chết vì dịch bệnh thì đúng hơn".
Ông Trump cũng lần đầu công nhận vaccine COVID-19 không thể có sớm. Khi được người điều hành hỏi về tuyên bố thời điểm ra mắt vaccine, ông cho biết không có sự chắc chắn. "Tôi nghĩ nó sẽ có vào cuối năm nay".
Obamacare
Lặp lại bình luận của mình trong một chương trình phỏng vấn, Trump nói ông hy vọng Tóa án Tối cao sẽ hủy bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá cả phải chăng (ACA), còn được gọi là Obamacare. Chính quyền Trump ủng hộ một vụ kiện ra Tòa án Tối cao nhằm dẫn đến việc hủy bỏ ACA.
Trong khi đó, Biden cho biết ông sẽ thành lập Obamacare cộng với một lựa chọn công khai, gọi kế hoạch của ông là "Bidencare". Ứng cử viên Đảng Dân chủ cũng nhấn mạnh rằng ông ủng hộ bảo hiểm tư nhân, tách mình ra khỏi một số đối thủ chính trước đây của mình.
Biden nói: "Chăm sóc sức khỏe không phải là đặc quyền, mà là quyền. Mọi người nên có quyền được chăm sóc sức khỏe hợp lý".
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AP)
Tấn công cá nhân
Hai ứng viên có một cuộc nói chuyện dài với nhau về vấn đề tài chính cá nhân của họ và những vướng mắc kinh doanh liên quan gia đình.
Ông Trump liên tục đưa ra những cáo buộc, dù chưa được xác nhận, chống lại Biden và con trai ông, Hunter Biden về việc kinh doanh ở nước ngoài, dường như muốn khắc họa đối thủ và gia đình như những kẻ tham nhũng. "Tôi không kiếm tiền từ Trung Quốc. Tôi không kiếm tiền từ Ukraine, ông thì có", ông Trump nói.
Ngược lại, ứng viên Biden nhấn mạnh vào các cáo buộc ông Trump "né" thuế và có tài khoản ngân hàng bí mật ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, cả hai ứng cử viên đều vất vả giải thích lý do tại sao họ không thể đạt được nhiều thành tích hơn khi còn đương nhiệm, sử dụng chiến thuật quen thuộc là đổ lỗi cho Quốc hội vì không hành động.
Chủng tộc
Theo AP, với hàng thế kỷ của vấn đề phân biệt chủng tộc, có chút "xa lạ" khi một đảng viên Cộng hòa da trắng 74 tuổi và một đảng viên Dân chủ da trắng 77 tuổi tranh giành chức tổng thống. Và hai ứng viên cũng chưa thể hiện được nhiều trong cuộc tranh luận để xóa đi sự "xa lạ" này.
Cả hai người cho biết họ hiểu những thách thức mà công dân da màu phải đối mặt, nhưng chủ yếu vẫn chỉ trích lẫn nhau.
Ông Trump đổ lỗi cho ông Biden đứng sau việc giam giữ hàng loạt, đặc biệt là "những người đàn ông da màu trẻ tuổi". Trump tuyên bố mình là "người ít phân biệt chủng tộc nhất trong căn phòng này" và lặp lại tuyên bố của mình rằng "không ai đã làm những gì tôi đã làm cho người Mỹ da màu, ngoại trừ Abraham Lincoln".
Biden, trong khi đó, gọi Trump là "kẻ phân biệt chủng tộc", kẻ "đổ dầu vào mọi ngọn lửa phân biệt chủng tộc". Các cuộc thăm dò cho thấy nhiều cử tri trẻ da màu không ủng hộ ông Trump nhưng cũng không đặc biệt nhiệt tình với ông Biden.
Cuộc tranh luận cuối cùng của mùa bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
Nhập cư
Khi tranh luận về chính sách nhập cư, Trump mỉa mai cho rằng những người nhập cư không có giấy tờ xuất hiện ở tòa án để xin tị nạn đều là "những kẻ có IQ thấp nhất".
Tổng thống Mỹ đề cập đến chính sách "bắt và thả" được áp dụng với người vượt biên trái phép. Theo chính sách này, người nhập cư trái phép được ở Mỹ trong khi chờ tòa án xử lý đơn xin tị nạn của họ.
Ứng viên Joe Biden có cách tiếp cận khá khác so với cựu Tổng thống Barack Obama về nhập cư. Trả lời câu hỏi về việc trục xuất hồ sơ và việc không thông qua cải cách nhập cư, ông nói rằng ông sẽ làm những điều khác biệt.
Được hỏi thẳng tại sao cử tri nên tin tưởng ông về nhập cư sau 8 năm dưới thời Obama, Biden thẳng thắn trả lời: "Bởi vì chúng tôi đã phạm sai lầm. Phải mất quá nhiều thời gian để làm đúng. Tôi sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ, không phải Phó Tổng thống Hoa Kỳ".
Các chính sách nhập cư của Obama đã bị chỉ trích trong hai nhiệm kỳ của ông, khiến một số người ủng hộ nhập cư bày tỏ lo ngại về cách chính quyền Biden sẽ xử lý vấn đề này.
"Và thực tế là, tôi đã nói rất rõ ràng trong vòng 100 ngày, tôi sẽ gửi tới quốc hội Hoa Kỳ một con đường để 11 triệu người không có giấy tờ trở thành công dân Mỹ".
Biến đổi khí hậu
Cuộc đối đầu của ông Trump và ông Biden về biến đổi khí hậu toàn cầu hôm 22/10 được cho là lần đầu tiên có cuộc thảo luận sâu rộng về vấn đề này trong tranh luận tổng thống trong suốt 20 năm.
Trong khi Biden cảnh báo thế giới về việc giải quyết tình trạng khí hậu ấm lên, Trump khẳng định công lao vì đã kéo Mỹ ra khỏi một hiệp định quốc tế lớn liên quan.
Ông Trump cũng khẳng định ông đang cố gắng cứu công ăn việc làm của người Mỹ, đồng thời khẳng định thành tựu đối với không khí và nước sạch nhất mà Mỹ từng thấy trong nhiều thế hệ, dù một phần thành quả này là từ các quy định do người tiền nhiệm của ông thông qua.
Ông Biden, khai thác một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với cương lĩnh tranh cử, đã kêu gọi đầu tư lớn để tạo ra các ngành công nghiệp mới thân thiện với môi trường.
Trump cáo buộc Biden đã "lật lọng" về khoan khai thác mỏ (fracking), nói rằng Biden từng ủng hộ việc cấm hoạt động này.
Tuy nhiên, Biden nhiều lần nói trong chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ không cấm khai thác mỏ - một phương pháp khai thác dầu và khí đốt đã thúc đẩy sự bùng nổ ngành khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ. Cả Trump và Biden đều thường xuyên đề cập về vấn đề này, khi đây là một ngành công nghiệp quan trọng đối với các bang "dao động" như Pennsylvania.
Mặc dù kêu gọi giảm phát thải khí hậu vào năm 2050, Biden vẫn chưa đặt ra mốc thời gian để loại bỏ dần khí đốt.
Đối ngoại
Yếu tố nước ngoài được các ứng viên sử dụng nhiều để chỉ trích lẫn nhau, song chính sách đối ngoại trong thời gian tới thì chỉ xuất hiện "chớp nhoáng" trong buổi tranh luận cuối như một diễn viên khách mời, theo AP.
Cựu Phó Tổng thống Biden từng yêu thích chủ đề về chính sách đối ngoại trong những tháng đầu của cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ, nhưng các sự kiện sau đó đã bị chi phối bởi đại dịch và các rắc rối khác trong lòng nước Mỹ. Ông chỉ trích mối quan hệ của ông Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, lập luận rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Trump với Kim đã "hợp pháp hóa" một đối thủ và mối đe dọa hạt nhân tiềm tàng của Hoa Kỳ.
Biden nói sẽ chỉ gặp lãnh đạo Triều Tiên nếu Triều Tiên đồng ý giảm khả năng hạt nhân, sẽ bắt Trung Quốc "theo luật pháp quốc tế" và khiến bất cứ ai can thiệp vào việc nội bộ của Mỹ "phải trả giả".
Ông Trump thì cho rằng ông và lãnh đạo Triều Tiên có mối quan hệ tốt và ông đã ngăn chặn được những thiệt hại đã có thể xảy ra với nước Mỹ nếu có chiến tranh. Tổng thống Mỹ khẳng định lại chính quyền của ông đã cứng rắn với Nga và Trung Quốc.
Trump không hứa chuyển giao quyền lực hòa bình nếu thất cử Trump không cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình nếu ông thất bại trước ứng viên Dân chủ Biden trong cuộc bầu cử năm nay. "Chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra. Các bạn biết rằng tôi đã phàn nàn rất nhiều về các lá phiếu. Và các lá phiếu là một thảm họa", Tổng thống Mỹ nói tại họp...