Quan chức Mỹ bị chỉ trích vì muốn cấp phép sớm vaccine Covid-19
Các chuyên gia y tế phản ứng khi người đứng đầu FDA tuyên bố sẵn sàng cấp phép lưu hành cho vaccine Covid-19 chưa qua kiểm nghiệm lâm sàng.
Trong bối cảnh Mỹ sắp ghi nhận 6 triệu ca nhiễm Covid-19 hôm 30/8, Stephen Hahn, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tuyên bố chuẩn bị cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covid-19 trước khi kết thúc thử nghiệm Giai đoạn ba trên hàng nghìn người.
Ông cho hay tiêu chuẩn để cấp phép “vì lợi ích cao cả khi sức khỏe cộng đồng đang gặp nguy cơ khẩn cấp” và khẳng định không bị ảnh hưởng bởi áp lực chính trị khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn nước rút.
“Đây là một quyết định dựa trên khoa học, y học và dữ liệu, không phải quyết định dựa trên chính trị”, Hahn nói.
Stephen Hahn (phải), đứng cạnh Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 23/8. Ảnh: AP.
FDA những tuần gần đây chịu áp lực ngày càng lớn từ Tổng thống Trump, người muốn công bố hoặc đưa vào sử dụng một loại vaccine trước cuộc bầu cử tháng 11.
Video đang HOT
Trump chỉ trích FDA, cho rằng cơ quan này đang mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, dẫn tới việc kéo dài quy trình phê chuẩn vaccine, dù không có bằng chứng. Steve Bannon, phát ngôn viên của chính quyền Trump, cũng bác bỏ suy nghĩ này.
Theo số liệu của Đại học John Hopkins, số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ hôm 30/8 lên tới 182.612, chiếm gần 1/4 số ca tử vong toàn cầu. Cuối tuần qua, California trở thành bang đầu tiên ghi nhận hơn 700.000 ca nhiễm.
Từ khi đại dịch bùng phát hồi tháng 1, Trump liên tục hạ thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, gạt sang một bên ý kiến của các nhà khoa học, bao gồm nhiều người ở FDA.
Hahn gần đây bị chỉ trích vì khiến công chúng hiểu lầm về kết quả của phương pháp điều trị Covid-19 bằng huyết tương. Trong buổi họp báo ở Nhà Trắng tuần trước, Hahn đứng cạnh Trump, cho hay phương pháp huyết tương sẽ cứu được 35 trong số 100 bệnh nhân, trong khi nghiên cứu thực tế đưa ra là 3-5 người. Ông đã phải xin lỗi.
Phát ngôn rút ngắn thử nghiệm vaccine của Hahn lập tức bị các chuyên gia y tế phản bác.
“Chúng tôi tuyệt đối không dung thứ hay chấp nhận cho phép sử dụng khẩn cấp bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào mà không có dữ liệu đáng tin cậy về tính an toàn và hiệu quả từ thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba”, tiến sỹ Angela Rasmussen, nhà virus học, đại học Columbia ở New York, bày tỏ.
Bà cho rằng thật vô đạo đức khi cho phép vaccine lưu hành trước khi hoàn tất thử nghiệm chứng minh tính an toàn và hiệu quả của nó. Việc này đặt “một lượng lớn người trước nguy cơ bị tổn hương” và “sẽ là đòn giáng mạnh vào lòng tin của công chúng cũng như cơ chế quản lý vaccine hiện có”, Rasmussen viết.
Eric Topol, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Dịch thuật Scripps, cho hay sẽ mất nhiều tháng để thử nghiệm tính an toàn của vaccine, “dù Stephen Hahn có quỵ lụy trước Trump, bất kỳ việc rút ngắn nào cũng ảnh hưởng tới triển khai vaccine và ảnh hưởng tới lòng tin vốn đã bị tổn hại của người dân với tiêm phòng”.
“Tôi không biết phải nói gì trước khi thử nghiệm Giai đoạn ba hoàn thành. Họ sẽ phải đợi hoàn tất thử nghiệm trước khi ra quyết định về hiệu quả của vaccine”, Scott Gottlieb, người tiền nhiệm của Hahn tại FDA, nói.
Cựu cố vấn của Trump nhận là nạn nhân 'truy sát chính trị'
Steve Bannon, cựu cố vấn của Trump, nói mình chỉ là nạn nhân của "truy sát chính trị" sau khi bị truy tố tội âm mưu lừa đảo, rửa tiền.
"Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu. Việc truy tố tôi nhằm ngăn chặn và đe dọa những người muốn bàn về bức tường biên giới, những người ủng hộ việc xây tường của Tổng thống Trump", Steve Bannon, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói trong chương trình radio của mình hôm 21/8.
Bannon, 66 tuổi, bị bắt sáng 20/8 và ra tòa chiều cùng ngày. Theo công tố viên liên bang, kể từ tháng 12/2018, chiến dịch gây quỹ "Chúng ta xây tường" do Bannon và ba bị can khác lãnh đạo đã huy động được hơn 25 triệu USD từ hàng trăm nghìn nhà tài trợ để xây đoạn tường tư nhân dọc biên giới phía nam của Mỹ giáp với Mexico.
Steve Bannon rời tòa án liên bang ở thành phố New York hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Bốn bị can bị truy tố vì cáo buộc rút hàng trăm nghìn USD từ quỹ này. Bannon không nhận tội và thẩm phán tại Tòa án Liên bang Manhattan, New York đồng ý cho ông tại ngoại với số tiền bảo lãnh 5 triệu USD, cùng một số hạn chế đi lại.
"Những cáo buộc này vô nghĩa, là một sự truy sát chính trị", Bannon lặp lại ít nhất ba lần trong chương trình. "Từ lâu tôi đã ở trong cuộc chiến này và tôi bước vào cuộc chiến này để chiến đấu".
Bannon cũng nói rằng chiến dịch gây quỹ của ông nhằm ủng hộ Tổng thống. "Điều này nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump trong vận động xây tường và bức tường phải được xây dựng", Bannon cho hay.
Bannon, một chuyên gia truyền thông và là giám đốc chiến dịch tranh cử của Trump, được bổ nhiệm vào vị trí cố vấn cấp cao, chiến lược gia trưởng trong bộ máy chính quyền mới sau khi tỷ phú New York đắc cử năm 2016. Ông đứng sau các quyết định gây tranh cãi của Trump như cấm người từ một số quốc gia và rút Mỹ khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris.
Trump sa thải Bannon tháng 8/2019 sau khi ông đưa ra những quan điểm trái ngược với lập trường của Tổng thống về vấn đề Triều Tiên.
Trả lời phóng viên tại Nhà Trắng hôm 20/8, Trump nói rằng ông không biết bất cứ điều gì về các cáo buộc liên quan đến Bannon hay chiến dịch gây quỹ. "Tôi hoàn toàn không biết gì về dự án đó. Thật tệ, thật đáng buồn", Trump nói, thêm rằng từ lâu ông không còn liên lạc hay giao thiệp với Bannon.
Cựu cố vấn của Trump không nhận tội Steve Bannon, cựu cố vấn của Trump, không nhận tội âm mưu lừa đảo, rửa tiền và được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 5 triệu USD. Bannon, 66 tuổi, bị bắt sáng 20/8 và ra tòa chiều cùng ngày với cáo buộc lừa đảo hàng trăm nghìn nhà tài trợ trong chiến dịch gây quỹ cho bức tường biên giới Mỹ...