Quan chức Mỹ bác bỏ bình luận “thua Trung Quốc trong cuộc đua AI”
Đại diện Lục quân Mỹ đã lên tiếng sau khi một cựu quan chức nước này cho rằng Mỹ dường như đã “thua Trung Quốc trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Giám đốc thông tin lục quân Mỹ Raj Iyer (Ảnh: NDTV).
Trả lời phỏng vấn Financial Times mới đây, ông Nicolas Chaillan, một cựu giám đốc phần mềm của không quân Mỹ nhận định: “Chúng ta không có cơ hội cạnh tranh với Trung Quốc trong 15-20 năm tới. Ngay bây giờ, cuộc đua (AI) đã ngã ngũ rồi. Nó đã kết thúc, theo quan điểm của tôi”.
Bình luận của ông Chaillan dường như ngầm thừa nhận rằng Trung Quốc đang có lợi thế về công nghệ trí tuệ nhân tạo mà Mỹ không thể bắt kịp.
Tuy nhiên, giám đốc thông tin Lục quân Mỹ Raj Iyer đã không đồng tình với quan điểm trên của ông Chaillan.
Trả lời Breaking Defense , ông Iyer cho rằng nhận định của cựu quan chức Lầu Năm Góc là “hoàn toàn không đúng”. Ông Iyer giải thích rằng, Mỹ có sự tích hợp chặt chẽ trong lĩnh vực này thông qua cơ chế “chia sẻ tin tức tình báo” trong mạng lưới đối tác toàn cầu của Washington.
Video đang HOT
“Tôi có thể nói với bạn là Trung Quốc không thể có được điều này. Họ đang hoạt động một mình và họ đang dựa vào các phương pháp bất chính và các cuộc tấn công mạng để có thể tiếp cận được những gì mà họ nghĩ là chúng ta đang có”, ông Iyer cáo buộc.
Dù bác bỏ nhận định của ông Chaillan, nhưng ông Iyer thừa nhận rằng Trung Quốc có năng lực trong lĩnh vực AI, phần lớn là do họ sẵn sàng áp dụng công nghệ đó trên người dân nước này. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng: “Nếu quan sát những gì chúng ta có tại Bộ Quốc phòng và cộng đồng tình báo, trong chính phủ liên bang và các đối tác công nghiệp của Mỹ, bạn sẽ thấy chúng ta có công nghệ AI tốt nhất”.
Trong khi đó , Sputnik dẫn một báo cáo của tổ chức RAND dự đoán rằng, năng lực AI của Nga và Trung Quốc cộng lại có thể sẽ tiếp cận, nhưng không thể vượt qua được Mỹ cho tới cuối năm nay.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang hướng tới vị trí dẫn đầu trong ngành công nghệ AI thế giới, Mỹ đang phải đối mặt với một nhiệm vụ cấp thiết để giữ vững ngôi số một trong lĩnh vực này. Theo giới quan sát, AI có thể là công nghệ quân sự định nghĩa cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc theo cách mà vũ khí hạt nhân từng định nghĩa cuộc Chiến tranh Lạnh vào thế kỷ trước.
Đức, Mỹ khuyến cáo công dân tránh tới sân bay Kabul vì sơ tán hỗn loạn
Cộng đồng quốc tế tiếp tục đau đầu vì tình hình tại Afghanistan. Trong khi Mỹ và Đức kêu gọi công dân tại Afghanistan tránh tới sân bay Kabul, Anh đã kêu gọi hợp tác cùng Nga và Trung Quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Người sơ tán từ Afghanistan có mặt tại căn cứ không quân Torrejon, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 20-8 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters ngày 22-8, Anh và Đức đã khuyến cáo công dân của họ tại Afghanistan tránh di chuyển tới sân bay Kabul vì các rủi ro an ninh, giữa bối cảnh hàng ngàn người đổ dồn về đây.
Nhiều người đang cố trốn chạy khỏi Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát.
Cụ thể, Đại sứ quán Đức đã hướng dẫn công dân không tới sân bay Kabul, cảnh báo rằng lực lượng Taliban đang siết chặt kiểm soát. Thông báo gửi qua thư điện tử này cũng nhấn mạnh tình hình trị an tại Kabul vẫn còn phức tạp.
Trong khi đó, một nguồn tin quan chức Mỹ của Reuters cho biết quân đội đang tìm các phương án khác để đưa người tới sân bay Kabul, vì lo ngại đe dọa từ các nhóm vũ trang như al Qaeda hay tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngày 21-8, thiếu tướng lục quân Mỹ William Taylor cho biết còn 5.800 binh sĩ của Mỹ tại sân bay Kabul và nơi này vẫn được đảm bảo an ninh.
Cũng theo ông Taylor, một số cổng vào sân bay đã tạm thời đóng cửa và sẽ sớm mở lại để hỗ trợ việc sơ tán.
Ông này cho biết, 17.000 người đã được sơ tán khỏi Afghanistan, trong đó có 2.500 công dân Mỹ.
Theo Reuters, hai nguồn tin quan chức Mỹ khác cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo các hãng hàng không Mỹ rằng họ có thể được điều động để sơ tán người dân khỏi Afghanistan.
Hợp tác quốc tế
Ở diễn biến khác, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã tuyên bố Anh cần hợp tác cùng Nga và Trung Quốc để gây ảnh hưởng đối với Taliban.
"Chúng ta cần hợp tác với các quốc gia có khả năng tạo ảnh hưởng như Nga và Trung Quốc, dù điều này có khó chịu như thế nào", ông Raab nói với báo The Sunday Telegraph .
Bộ Quốc phòng Anh cho biết đã sơ tán 3.800 người khỏi Kabul kể từ ngày 13-8, trong đó 1.323 người đã đến được Anh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đạt thỏa thuận tăng cường hợp tác song phương về vấn đề Afghanistan.
Theo thông báo từ Điện Kremlin, ông Erdogan đã bày tỏ hy vọng Afghanistan có thể chuyển giao quyền lực một cách êm thấm. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh điều quan trọng là Taliban không lặp lại những sai lầm trước đây, và giữ lời hứa của họ về vấn đề sắc tộc.
Người phát ngôn của Chính phủ Đức cũng cho biết, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã điện đàm cùng Tổng thống Erdogan để thảo luận về tình hình ở Afghanistan vào ngày 21-8. Cả hai nhất trí ưu tiên cao nhất là sơ tán những người muốn rời khỏi Afghanistan.
Bộ Quốc phòng Mỹ xem xét các hình thức kỷ luật quân nhân không tiêm vaccine Ngày 15/9, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo các quân nhân từ chối tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể phải nhận các hình thức kỷ luật nghiêm khắc, thậm chí là bị tước quân tịch. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã chỉ thị tất cả quân nhân đang tại ngũ đều phải tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: AFP/TTXVN Sau khi Cơ...