Quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo Ukraine phải trả tiền mua vũ khí
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Ukraine sau cùng có thể phải trả tiền mua một số lô hàng vũ khí.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Celeste Wallander. Ảnh: AFP
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế, bà Celeste Wallander nói với Quốc hội Mỹ ngày 28/2 rằng Ukraine nên chịu trách nhiệm chi trả một số vũ khí mà họ nhận được từ các nước phương Tây.
Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện, Hạ nghị sĩ Michael Garcia nói rằng điều quan trọng đối với Mỹ là bắt đầu bán thiết bị quân sự nước ngoài cho Ukraine, thay vì cung cấp vũ khí miễn phí.
Video đang HOT
Quan chức Lầu Năm Góc Wallander cho biết mặc dù chính phủ Ukraine thực chất đã tự mua một số vũ khí, nhưng họ chưa tiến hành bất kỳ vụ mua sắm lớn nào từ các công ty Mỹ.
“Hiện tại ngân sách của họ không đủ khả năng… nhưng chúng ta cũng cần chuyển đổi để họ bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu quốc phòng của riêng họ”, bà Wallander nói.
Kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine hơn một năm trước, Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 31,7 tỷ USD để hỗ trợ Kiev, trong đó có xe tăng M1 Abrams, hàng trăm khẩu pháo và hàng nghìn hệ thống phòng không. Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng dòng vũ khí đổ vào Ukraine sẽ chỉ kéo dài thêm xung đột.
Trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ hỗ trợ Ukraine đến chừng nào còn có thể, thì lập trường đó đã vấp phải một số sự phản đối, đặc biệt là từ đảng Cộng hòa.
Đầu tháng này, một nhóm các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã đưa ra nghị quyết kêu gọi Washington chấm dứt viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tham chiến đạt được thỏa thuận hòa bình.
Cuối năm ngoái, đảng Cộng hòa đã đưa ra một nghị quyết do Hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Greene khởi xướng, kêu gọi kiểm toán các khoản viện trợ mà Mỹ gửi cho Ukraine. Tuy nhiên, nghị quyết trên đã bị bác bỏ tại Hạ viện ngay sau đó.
Tổng thống Mỹ dự kiến tăng thuế với các tỷ phú
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/3 cho biết đề xuất ngân sách ngày 9/3 của ông trước Quốc hội Mỹ sẽ bao gồm một số loại thuế cao hơn, bao gồm cả thuế đối với các tỷ phú, nhưng sẽ không vi phạm cam kết không tăng thuế đối với những người Mỹ có thu nhập dưới 400.000 USD/năm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến tăng thuế đối với các tỷ phú. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Virginia, ông Biden cho biết ngày 9/3, ông sẽ liệt kê chi tiết từng hạng mục và không ai có thu nhập dưới 400.000 USD sẽ phải đóng thêm thuế. Tổng thống Biden lưu ý các tỷ phú sẽ được kêu gọi đóng thuế nhiều hơn. Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, ông Biden đã cam kết không tăng thuế đối với những người kiếm được dưới 400.000 USD/năm.
Trong bối cảnh các đảng viên Cộng hòa không chấp thuận tăng trần nợ của Mỹ trừ khi Nhà Trắng đồng ý cắt giảm mạnh chi tiêu, ông đã tuyên bố sẽ cắt giảm thâm hụt 2.000 tỷ USD trong 10 năm trong đề xuất ngân sách sắp tới.
Ông Biden đã yêu cầu phe Cộng hòa đưa ra các đề xuất riêng và đàm phán về các kế hoạch đó hơn là bàn thảo về việc liệu quốc gia có nên tăng trần nợ và thanh toán các hóa đơn hiện có hay không, do lo ngại về một vụ vỡ nợ chưa từng có của Mỹ. Động thái trên diễn ra giữa bối cảnh ông Biden dự kiến sẽ công bố tái tranh cử năm 2024.
Mỹ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào tháng Bảy nếu các nghị sĩ không thể giải quyết những bất đồng liên quan đến kế hoạch chi tiêu ngân sách và nâng trần nợ công. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) của Mỹ ngày 15/2 đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh các nghị sĩ đảng Cộng hòa dọa sẽ "quay lưng" với dự luật nâng mức trần nợ công, nếu các nghị sĩ đảng Dân chủ không đồng ý cắt giảm ngân sách chi tiêu trong tương lai.
CBO khẳng định nếu mức trần nợ công không thay đổi, Chính phủ Mỹ sẽ không còn khả năng vay nợ bằng các biện pháp đặc biệt trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9/2023. Tháng Một vừa qua, nợ công của Mỹ chính thức chạm trần 31.400 tỷ USD, khiến Bộ Tài chính nước này bắt đầu phải áp dụng "các biện pháp đặc biệt" nhằm đảm bảo chính quyền liên bang có thể duy trì việc chi trả các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo "các biện pháp đặc biệt" sẽ chỉ kéo dài đến tháng Sáu tới. Khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ, buộc phải cắt giảm ngân sách chính phủ liên bang và có khả năng khiến đất nước rơi vào suy thoái ngay lập tức.
Cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine: Tổng thống Mỹ nói 'không' và nhận định của chuyên gia Hôm 30/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Washington sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine trong các gói viện trợ quân sự tương lai. Theo chuyên gia, việc cung cấp F-16 mang nhiều tính chất truyền thông về xung đột ở Ukraine, hơn là giúp đỡ các lực lượng nước này ở vùng chiến sự. Máy bay...