Quan chức kê khai tài sản không đúng, xử lý cao nhất là cách chức
“Thời gian qua có một số trường hợp kê khai tài sản không đúng nhưng chỉ có thể áp kỷ luật với người kê khai như khiển trách, cảnh cáo, thậm chí cách chức mà không đụng vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của họ”, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
ĐB Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: VPQH.
Sáng 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường cho ý kiến về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Góp ý vào dự thảo Luật, ĐB Nguyễn Thị Thủy đã đề cập tới vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng. Theo số liệu tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra là 59.750 tỷ đồng và 400ha đất nhưng số tiền thu hồi chỉ 4.676 tỷ đồng và 219ha đất (chỉ tương đương khoảng 10%). Theo ĐB Thủy có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật chưa có cơ chế để xử lý sớm với tài sản tham nhũng.
“Thứ nhất pháp luật chưa có cơ chế xử lý đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Thực tiễn thời gian qua có một số trường hợp kê khai tài sản không đúng nhưng chỉ có thể áp kỷ luật với người kê khai như khiển khiển, cảnh cáo, thậm chí cách chức mà không đụng vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của họ. Muốn xử lý, tịch thu được khối tài sản này phải thông qua một vụ án hình sự từ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Trải qua quá trình như vậy sẽ khó thu hồi tài sản, thậm chí tài sản đã bị tẩu tán” ĐB Thủy nói.
Vẫn theo ĐB Thủy, kỳ vọng của cử tri đặt ra là việc sửa Luật lần này phải giải quyết được vấn đề nêu trên. “Tuy nhiên qua nghiên cứu tôi thấy dự thảo Luật vẫn chỉ xử lý với người kê khai không đúng, như trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm sẽ không được bổ nhiệm, còn người đã được bổ nhiệm tùy theo mức độ vi phạm trong kê khai tài sản có thể bị cách chức, hạ chức. Còn với khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp dự thảo Luật vẫn tiếp tục để ngỏ không có cơ chế xử lý giống như hiện nay”, ĐB Thủy nêu.
Video đang HOT
Lý do Ban soạn thảo giải trình không bổ sung quy định nêu trên là để phù hợp với nguyên tắc của tố tụng hình sự, nghĩa là trách nhiệm chứng minh thuộc về nhà nước. Theo đó muốn xử lý tịch thu khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh chứ không phải là người kê khai phải có trách nhiệm giải trình.
Theo ĐB Thủy, tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt, xảy ra rất lâu mới bị phát hiện, độ ẩn của tội phạm rất cao, nếu như không có thủ tục tố tụng đặc biệt vượt lên những khuôn khổ pháp lý thông thường thì không thể xử lý được.
“Hành vi tham nhũng khác với những hành vi tội phạm khác như giết người, cướp tài sản, đánh nhau gây thương tích… Hành vi này diễn biến trong thời gian dài, có cơ hội tham nhũng là còn rút tiền của ngân sách, tham nhũng được thì tiêu xài lãng phí, tặng cho tài sản dưới nhiều hình thức. Những quốc gia được coi là chống tham nhũng tốt cũng không hy vọng thu hồi được 100% tài sản tham nhũng. Chính vì vậy trách nhiệm giải trình, biện pháp chế tài áp dụng trong trường hợp không giải trình được nguồn gốc tài sản đã được các quốc gia đặt ra để sớm khoanh vùng nhận diện và tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng”, ĐB Thủy cho biết.
Theo Danviet
Phải bồi thường gần 500 tỷ, nhưng 5 năm cựu chủ tịch Vinashin không trả đồng nào
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, qua báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, các vụ án tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỷ đồng và 77.057m2 đất. Trong đó đã thu hồi được hơn 329 tỷ đồng, 314.000 USD và 3.700 m2. Như vậy, tỷ lệ thu hồi về tiền được khoảng 22%, thu được khoảng 4,8% về đất.
Bị án Phạm Thanh Bình (đứng giữa) bị tuyên án 20 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Dân trí).
Chiều 6.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng.
Đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho rằng, thu hồi tài sản là vấn đề trọng tâm trong xử lý các vụ án tham nhũng. "Đây là một trong những chính sách hình sự quan trọng và đã được thể hiện rõ nét trong nhiều chế định của Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015, cũng như trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên chính sách này chưa được phản ánh trong các báo cáo của Chánh án của TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, báo cáo về công tác thi hành án. Trong báo cáo của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng chỉ đưa ra một dòng nhận xét tương đối nhạt nhòa là thu hồi tài sản tham nhũng đã được chú ý và có kết quả tích cực hơn nhưng tỷ lệ thu hồi còn thấp. Báo cáo cũng không đưa ra giải pháp nào cụ thể, trực tiếp cho vấn đề này", đại biểu Hiển nói.
Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines bị tuyên án tử hình.
Theo ĐB Hiển, phân tích các số liệu thống kê cho thấy, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ đưa ra số liệu các vụ án tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỷ đồng và 77.057m2 đất. Trong đó đã thu hồi được hơn 329 tỷ đồng, 314.000 USD và 3.700 m2. Như vậy, tỷ lệ thu hồi về tiền được khoảng 22%, thu được khoảng 4,8% về đất.
"Báo cáo của Tổng cục thi hành án dân sự cho thấy, đã thụ lý 415 vụ việc thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, tương ứng với số tiền phải thu là 6.051 tỷ đồng, trong đó mới giải quyết xong 1.154 tỷ đồng tương ứng với 19%. Còn trong báo cáo về công tác thi hành án của Chính phủ cho thấy, tổng số tiền của người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù là hơn 32.000 tỷ đồng, nhưng đến nay mới chỉ thi hành được hơn 2.795 đồng, chiếm 8,5%", đại biểu Hiển nêu.
Vẫn theo đại biểu Hiển, qua theo dõi, một vụ án tham nhũng lớn số tiền thu về cho ngân sách quốc gia còn thấp hơn nhiều. Ông lấy ví dụ vụ Vinashin, theo quyết định, bị án Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin và một bị án nữa phải liên đới bồi thường cho Vinashin số tiền hơn 989 tỷ đồng và tiền lãi chậm thi hành án. Tuy nhiên đến thời điểm tháng 7.2017 vẫn chưa thi hành được khoản nào. Như vậy tính từ lúc có bản án hình sự phúc thẩm (năm 2012) đến nay đã hơn 5 năm.
Còn trong vụ án Vinalines, bị án Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT của Vinalines phải bồi thường tổng số tiền là 110 tỷ đồng và lãi trả chậm, tuy nhiên đến nay mới thi hành được hơn 21 tỷ đồng.
"Trong báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng thì có đến 92% tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Với số liệu như trên thì thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng là quá thấp so với thiệt hại rất lớn mà nạn tham nhũng gây ra cho ngân khố của quốc gia. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải coi việc thực hiện tốt chính sách thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng là một trong những chính sách quan trọng ưu tiên hàng đầu trong việc điều tra, truy tố và xét xử và thi hành án", đại biểu Hiển kiến nghị.
Theo Danviet
Phát hiện cá nhân tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sẽ kiên quyết xử lý Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc một số vụ như Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy,... bỏ trốn ra nước ngoài ngay trước khi bị khởi tố, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, trong quá trình điều tra, nếu phát hiện cá nhân nào bao che, tiếp tay cho đối tượng bỏ...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch

Đối tượng uy hiếp bé gái ở Bắc Ninh vẫn 'ngáo đá' sau hơn 1 ngày bị bắt giữ

Mua bằng lái giả trên mạng về sử dụng thì bị bắt

Gu thời trang của Pháo ngày ấy - bây giờ: Từ gợi cảm đến cá tính, nổi loạn

Khởi tố thanh niên đánh gãy tay người khác khi tham gia lễ hội

Manh mối lật mở những thủ đoạn ngụy trang cả tấn ma túy

Cựu Phó chủ tịch An Giang: 'Bị cáo gây ra nỗi nhục nhã muôn đời không thể rửa'

Tài xế 'đùa giỡn' với vô lăng, đăng clip câu view và cái giá phải trả

Bà Trương Mỹ Lan: 'SCB cần tiền, tôi cho mượn công ty để phát hành trái phiếu'

Cảnh sát giải cứu con tin và những yêu sách khó lường từ kẻ ngáo đá

Cảnh sát hình sự vào cuộc vụ thanh niên bị chém tới tấp trên đường ở Thanh Hóa

Bắt Phó giám đốc đổ thải sten đồng gây ô nhiễm
Có thể bạn quan tâm

Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!
Nhạc việt
17:44:16 29/03/2025
3 con giáp may mắn nhất tháng 3 âm: Cát tinh hỗ trợ, giàu có sung túc, cuộc sống viên mãn
Trắc nghiệm
17:41:51 29/03/2025
Nữ nghệ sĩ mất 4 người thân trong 2 tháng, nén nỗi đau gánh cả gia tộc trên vai, làm những việc không ai biết
Sao việt
17:40:41 29/03/2025
Triệu Lộ Tư không nhận cát-xê trong show mới nhưng vẫn hứng chỉ trích
Sao châu á
17:33:06 29/03/2025
Quang Hải chỉ bằng 3 chữ đã đập tan tin đồn ly hôn với Chu Thanh Huyền, netizen khen: Bản lĩnh hơn khi ghi bàn!
Sao thể thao
17:15:01 29/03/2025
Cuối tuần làm nồi cháo sườn nghêu ngọt thơm, beo béo, sánh mịn ăn sướng cả miệng
Ẩm thực
17:12:55 29/03/2025
Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn
Tin nổi bật
17:10:27 29/03/2025
Bệnh viện đổ sập trước mắt, Myanmar quay cuồng sau động đất
Thế giới
17:09:23 29/03/2025
Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser
Sức khỏe
17:07:05 29/03/2025
Cảnh tượng kinh hoàng với nhà vô địch Olympic: Đang chụp ảnh cưới phải tháo chạy vì động đất
Netizen
16:49:20 29/03/2025