Quan chức Iran chỉ trích truyền thông phương Tây
Những thông tin về việc nền kinh tế Iran kiệt quệ do lệnh trừng phạt của Mỹ của truyền thông phương Tây đã không phản ánh đúng sự thật, Bộ trưởng Văn hóa Iran Abbas Salehi cho biết hôm thứ Hai.
“Các câu chuyện của truyền thông phương Tây về sự phát triển Trung Đông khác hẳn so với thực tế. Chúng ta nên phối hợp để tạo ra một cơ hội cho sự cân bằng quyền lực”, hãng tin IRNA trích lời ông Salehi bên lề cuộc họp của Tổ chức các cơ quan thông tấn châu Á – Thái Bình Dương (OANA) tại Tehran.
Theo vị quan chức này, phương tiện truyền thông phương Tây đã vẽ một bức tranh giả tưởng về Iran dưới sự trừng phạt của Washington.
Các lệnh cấm vận nhắm vào Iran
Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran và áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Tehran và các nước khác làm ăn với Iran. Giai đoạn trừng phạt đầu tiên, bao gồm việc cấm trao đổi đồng USD, kinh doanh vàng và kim loại quý khác, trao đổi nhôm và thép cho các mục đích công nghiệp và thực hiện các hoạt động liên quan đến nợ chính phủ của Iran, có hiệu lực vào ngày 5/8. Giai đoạn thứ hai, bao gồm các biện pháp trừng phạt nhắm vào các hoạt động xuất nhập khẩu, ngành năng lượng và các giao dịch quốc tế của Iran, sẽ được thực hiện trong tháng 11.
Sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực, một số phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin rằng nền kinh tế Iran đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, bao gồm sự sụp đổ của đồng rial của Iran, lạm phát và thiếu điện.
Iran đã bác bỏ các thông tin tiêu cực này. Vào tháng 8, nhà lãnh đạo tối cao, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei cho rằng các vấn đề hiện tại của nền kinh tế Iran xuất phát từ các yếu tố nội địa hơn là đến từ các biện pháp trừng phạt do Mỹ tiến hành.
Theo ngaynay/ Sputnik
Tiếp tục không kích ở Syria, Israel đang tỏ thái độ "lệch sóng" Nga?
Trong khi Nga đang phòng bị trước cuộc tấn công từ Mỹ, một cuộc tấn công bất ngờ dường như lại đến từ Israel - đối tác mà Moscow tưởng chừng như đã giải quyết xong khúc mắc từ trước đó.
Video đang HOT
Israel luôn bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công ở trong lãnh thổ Syria thời gian qua.
Cuộc không kích mới đây và lời đe dọa mà giới lãnh đạo Israel đưa ra cho thấy nước này có thể phản ứng với bất kỳ mối đe dọa nguy hiểm nào - ngay cả khi điều đó "lệch sóng" với những thỏa thuận của Nga.
Israel đã trở lại?
Loạt báo cáo về cuộc tấn công mới nhất ở Syria cuối tuần qua đã đưa ra những thông tin trái chiều. Theo đó, các nguồn tin đầu tiên đều khẳng định, cuộc không kích được thực hiện ở một căn cứ không quân gần Thủ đô Damascus hôm 2/9 là do Israel thực hiện.
Tuy nhiên, lần này phía Syria lại tuyên bốkhông có cuộc không kích nào mà đây chỉ là sự cố chập điện, một động thái khá bất ngờ khi chính quyền Syria trong vòng hai năm qua đã nhiều lần cáo buộc Israel đứng đằng sau thực hiện các cuộc tấn công, trong khi Israel luôn im lặng không lên tiếng.
Tiếng nổ được cho là xảy ra ở kho vũ khí thuộc căn cứ không quân Mazzeh đã được nghe thấy một cách rõ ràng ở Damascus, nhưng không giống như các cuộc tấn công trước đó, không có hỏa lực phòng không nào từ phía Syria được ghi nhận là đã triển khai để phản ứng trước vụ việc.
Ngay tiếp sau đó, vào sáng ngày 3/9, lại có thêm một báo cáo khác về một cuộc tấn công vào đoàn chuyên chở của lực lượng Iran và lực lượng dân quân Shi'ite, gần căn cứ của người Mỹ ở Al-Tanf, miền nam Syria.
Tám người đã thiệt mạng trong vụ việc đó, bao gồm cả các chiến binh và dân quân Iran.
Trong quá khứ các vụ đánh bom vào đoàn chuyên chở ở khu vực này thường bị gán cho cả Israel và Mỹ. Đây là con đường mà đoàn vận tải mang theo vũ khí từ Iran và Iraq đến Syria và Lebanon.
Hành lang Đông-Tây mà Iran nỗ lực thiết lập trong hai năm qua đang trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.
Mới đây, Reuters cũng vừa đưa tin về động thái chuyển tên lửa tầm trung của Iran sang Iraq. Đây được coi là khu vực trung chuyển vũ khí giữa Iran và Syria, nơi thường xuyên bị Israel bắn phá.
Các lãnh đạo cấp cao của Israel, bao gồm Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Lieberman vài ngày gần đây đã bày tỏ phản ứng công khai về sự hiện diện của Iran tại Syria.
Trong bối cảnh liên tục có các chuyến thăm của phái viên Mỹ đến Israel và những quan chức Iran cấp cao đến Syria, một lần nữa lại nổi lên thông tin cho rằng Israel không hoàn toàn hài lòng với thỏa thuận với Nga trong việc giữ lực lượng Iran cách xa biên giới nước này.
Đây cũng có thể là nguyên do khiến cho Israel tiếp tục thực hiện bằng cuộc không kích mới nhất ở căn cứ không quân Mazzeh, mặc dù chưa có lời cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
Moscow đã giữ cam kết của mình để giữ người Iran ở khoảng cách 85 km từ biên giới với Israel ở Cao nguyên Golan, nhưng cam kết này lại không có hiệu lực với Damascus, theo như cách hiểu của Tel Aviv.
Trong những tuần gần đây, sau khi chính quyền Assad hoàn thành việc tiếp quản miền nam Syria, sự bình yên đã hiện hữu trong khoảng thời gian ngắn khi Tel Aviv tạm thời không có các động thái tấn công Iran ở sâu trong lãnh thổ.
Các cuộc tấn công lực lượng Iran của Israel có thể tiếp diễn.
Nhưng với cuộc tấn công bị cáo buộc ở căn cứ không quân Mazzeh, Israel dường như đang phát tín hiệu rằng nước này sẽ trở lại các hoạt động bình thường của mình.
Theo Haaretz, chỉ cần điều gì đó được xác định là mối nguy hiểm, Israel có quyền đưa ra câu trả lời của riêng mình, bất chấp việc đi lệch ra khỏi thỏa thuận với Moscow.
Nga tính toán nhầm?
Trước đó, các nguồn tin từ Syria đều cho biết, quân đội Nga đã cảnh báo chính quyền Tổng thống Assad về khả năng phương Tây sẽ tiến hành không kích nhằm vào một căn cứ không quân của Damascus.
Ngay sau những lời cảnh báo trên, căn cứ không quân Mazzeh gần Damascus đã được đặt trong trạng thái báo động cao, nhằm đề phòng một cuộc tấn công tên lửa từ Mỹ.
Nga cũng thông báo sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng có ở Địa Trung Hải từ ngày 1- 8/9, với sự tham gia của 26 tàu quân sự, trong đó có 2 tàu ngầm và 34 máy bay.
Động thái này được đưa ra sau khi người phát ngôn bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Syria với cái cớ tiếp tục là "vũ khí hóa học".
Tuy nhiên, đã không có cuộc tấn công nào của phương Tây được đưa ra. Thay vào đó, cuộc tấn công rạng sáng 2/9 lại tiếp tục hướng các cáo buộc về phía Israel.
Nếu thực sự Israel là quốc gia đứng đằng sau, điều này cho thấy rằng cuộc tranh cãi về sự hiện diện của Iran ở Syria giữa Moscow và Tel Aviv vẫn chưa thể có được một giải pháp đồng nhất, thỏa đáng cho cả hai.
Theo nguoiduatin
Pháp: Tổng thống Assad đã giành thắng lợi ở Syria Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã và đang giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Syria nhưng vẫn cần đến một giải pháp chính trị cho hòa bình. "Ông Assad đã giành thắng lợi trong chiến tranh Syria. Chúng tôi phải thừa nhận điều đó" - Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh...