Quan chức Indonesia nghi ngờ máy bay AirAsia bị nổ trước khi rơi xuống biển
Một quan chức Indonesia ngày 12/1 cho rằng chiếc máy bay QZ8501 của hàng hàng không AirAsia có thể phát nổ trước khi tiếp nước trong vụ tai nạn hôm 28/12, nhưng một quan chức lại bác bỏ giả thuyết này.
Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay đã được trục vớt. (Ảnh: CNA)
Các tranh cãi đã bùng phát sau khi một hộp đen, thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay, đã được lực lượng tìm kiếm trục vớt vào hôm nay.
Hộp đen thứ 2, thiết bị ghi âm dữ liệu buồng lái, được xác định nhằm cách vị trí hộp đen thứ nhất 20 m nhưng các sợ lặn hôm nay chưa trục vớt được nó.
Ông Supriyadi, một điều phối viên hoạt động của Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia (Basarnas), cho hay các mảnh vỡ cho thấy máy bay nhiều khả năng “đã gặp phải một vụ nổ” trước khi rơi xuống biển do sự thay đổi mạnh trong áp suất không khí.
Theo ông Supriyadi, mặt bên trái của máy bay dường như đã bị phá hủy, do một sự thay đổi về áp suất vốn có thể gây ra một vụ nổ.
Ông Supriyadi nói thêm rằng có một thông tin ủng hộ giả thuyết trên là việc các ngư dân trong khu vực cho biết đã nghe thấy một tiếng nổ và nhìn thấy khói bên trên mặt nước.
Nhưng một quan chức khác lại bác bỏ khả năng về một vụ.
Video đang HOT
“Không có số liệu ủng hộ giả thuyết như vậy”, ông Santoso Sayogo, một nhân viên điều tra tại Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia, nói.
Đưa hộp đen tới thủ đô Jakarta để phân tích
(Ảnh: Twitter)
Việc tìm thấy hộp đen là một bước tiến quan trọng tiến tới việc xác định nguyên nhân khiến chiếc máy bay Airbus A320-300 của AirAsia gặp nạn.
Sau khi được trục vớt từ biển Java, thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay đã được đưa bằng trực thăng tới thị trấn Pangkalan Bun trên đảo Borneo vốn là trung tâm của các nỗ lực cứu hộ trước khi đưa tới Jakarta để phân tích.
Hộp đen dường như trong điều kiện tốt, ông Tatang Kurniadi, người đứng đầu ủy ban an toàn giao thông Indonesia, cho hay.
Các nhân viên điều tra cần tới 1 tháng để phân tích tất cả các dữ liệu trong 2 hộp đen.
“Việc tải dữ liệu khá dễ, có thể chỉ mất 1 ngày. Nhưng đọc dữ liệu thì khó khăn hơn, có thể mất từ 2 tuần đến 1 tháng”, Mardjono Siswosuwarno, trưởng nhân viên điều tra của Basarnas, nói.
Vào cuối tuần qua, 3 tàu đã thu được tín hiệu “ping” được tin là phát đi từ các hộp đen máy bay nhưng gió lớn, các dòng chảy mạnh và sóng cao đã cản trở nỗ lực trục vớt của họ.
Hàng chục thợ lặn của hải quân Indonesia đã tận dụng thời tiết tốt lên vào hôm nay để trục vớt hộp đen và tìm kiếm thân máy bay QZ8501.
Chiếc máy bay Airbus A320-200 của hãng AirAsia mang số hiệu QZ8501, chở theo 162 người, đã bị mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu khi đang trên đường từ Indonesia đi Singapore hôm 28/12.
Cho tới nay, mới có 48 thi thể nạn nhân được trục vớt từ biển Java để đưa về Surabaya nhận dạng. Các nhân viên tìm kiếm tin rằng nhiều thi thể đang bị mắc kẹt trong thân máy bay.
Theo Dantri/AFP
Trục vớt một hộp đen của máy bay AirAsia gặp nạn
Sáng nay, một hộp đen của máy bay AirAsia gặp nạn hôm 28/12 trên biển Java, Indonesia đã được trục vớt. Hiện công tác trục vớt hộp đen còn lại là thiết bị ghi âm buồng lái đang được tiến hành khẩn trương.
Indonesia đang triển khai các máy bay và tàu hỗ trợ công tác tìm kiếm hộp đen và trục vớt thi thể. (Ảnh: AFP)
Hãng thông tấn AFP dẫn lời người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia (Basarnas) Bambang Soelistyo cho hay: "Tôi đã nhận được thông tin từ lãnh đạo Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia xác nhận rằng vào 7h11 sáng ngày 12/1 giờ địa phương, chúng tôi đã trục vớt thành công một hộp đen là thiết bị ghi dữ liệu của chuyến bay QZ8501".
Tuy nhiên, hộp đen thứ 2 là thiết bị ghi âm buồng lái hiện vẫn chưa được trục vớt, ông Soelistyo nói thêm.
Mỗi máy bay đều có 2 thiết bị cùng được gọi là hộp đen gồm thiết bị ghi âm buồng lái và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay. Cả hai đều hoạt động bằng nguồn điện từ máy phát điện từ động cơ máy bay. Thông thường hộp đen có thể chịu được nhiệt độ cao tới 1.100 độ C trong 30 phút liên tục và ngâm dưới độ sâu lên tới 6.100 m trong 30 ngày.
Trước đó, vào sáng 11/1, giới chức Indonesia cho biết đã bắt được tín hiệu rất mạnh phát ra từ hộp đen gần khu vực đuôi máy bay QZ8501 được trục vớt vào hôm 10/1.
Ông S B Supriyadi, một lãnh đạo của Basarnas, ngày 11/1 cũng cho biết nhóm thợ lặn quân đội được triển khai để xác định dữ liệu của máy quét bằng sóng siêu âm đã xác nhận hộp đen nằm dưới biển Java ở độ sâu 30m.
Chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia mang số hiệu QZ8501 đã rơi xuống biển Java vào sáng ngày 28/12, chỉ hơn 40 phút sau khi cất cánh từ sân bay Surabaya, Indonesia để bay tới Singapore.
155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đã có mặt trên chuyến bay. Thông tin ban đầu khẳng định nguyên nhân của vụ rơi máy bay này là do tai nạn thời tiết xấu với băng trong mây và bão lớn.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Định vị được hộp đen thứ 2 của máy bay QZ8501 Thợ lặn Indonesia đã định vị được thiết bị ghi âm buồng lái, hộp đen thứ hai của máy bay QZ8501. Trước đó, đội cứu hộ ngày 12/1 đã trục vớt thành công thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay của chiếc phi cơ QZ8501. Đội tìm kiếm đã định vị được vị trí của thiết bị ghi âm buồng lái trên chuyến...