Quan chức Indonesia cảnh báo nguy cơ sóng thần tiếp diễn
Núi lửa Anak Krakatau vẫn đang hoạt động, khiến chính phủ Indonesia khuyến cáo người dân không trở lại các vùng bờ biển.
Một khu vực bị tàn phá sau trận sóng thần tối 22/12. Ảnh: AFP.
“Người dân và du khách nên tránh xa những bãi biển giáp eo biển Sunda. Những người đã sơ tán xin đừng quay về nhà vào thời điểm này”, AFP dẫn lời giám đốc Cơ quan Khí tượng và Địa chất Indonesia (BMKG) Rahmat Triyono hôm nay cho biết.
Núi lửa Anak Krakatau vẫn đang hoạt động, khiến giới chức Indonesia lo ngại về nguy cơ xảy ra một trận sóng thần mới. “Cảnh báo sóng lớn sẽ được duy trì tới ngày 25/12″, Sutopo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia, phát biểu.
Video đang HOT
Sóng thần tràn vào một số khu vực của eo biển Sunda, gồm các bãi biển ở Pandeglang, Serang và Nam Lampung vào tối 22/12, khiến 222 người chết và 843 người bị thương, trong khi 28 người vẫn đang mất tích. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hoạt động của núi lửa Anak Krakatau, khi nó phun trào chỉ 24 phút trước khi sóng thần diễn ra.
Núi lửa Anak Krakatau trong một lần phun trào hồi tháng 7. Ảnh: AFP.
Chính quyền Indonesia thừa nhận lúng túng trong việc cảnh báo sóng thần, vì thảm họa không do động đất gây ra như thông thường. Các cư dân ven biển cho biết không nhìn thấy hoặc cảm nhận được dấu hiệu như nước rút hoặc động đất trước khi những con sóng lớn ập vào bờ.
Anak Krakatau (Con của Krakatao) là một trong 127 núi lửa hoạt động ở Indonesia, xuất hiện từ tàn tích của núi lửa Krakatoa và nổi lên khỏi mặt biển từ năm 1928. Núi cao khoảng 305 m, nằm ở ngoài khơi cách bờ biển phía tây đảo Java 80 km và bắt đầu hoạt động từ hồi tháng 6.
VŨ ANH
Theo NNVN
Lý giải vụ sóng thần thảm khốc bất ngờ xảy ra tại Indonesia
Một cơn sóng thần khủng khiếp đã bất ngờ ập vào đảo Java và Sumatra, Indonesia, cướp đi sinh mạng của ít nhất 62 người và tàn phá nặng nề khu vực. Nguyên nhân của vụ thiên tai thảm khốc được cho là do núi lửa Anak Krakatau phun trào.
Khung cảnh tan hoang tại Indonesia sau khi những cơn sóng kinh hoàng tràn qua
Trận sóng thần khủng khiếp này được nhận định là do những chấn động trong lòng đất bởi hoạt động của núi lửa Anak Krakatau, đã gây hậu quả nặng nề bởi những đợt sóng cao bất thường trong ngày rằm, theo thông tin từ cơ quan ứng cứu thảm họa cho biết.
Hàng trăm nhà ở và công trình khác đã bị phá hủy nghiêm trọng, sau khi cơn sóng tràn vào eo biển Sunda vào tối qua. Đây là vụ việc nằm trong một loạt những thảm họa đã xảy ra với Indonesia trong năm 2018, sau những vụ động đất, sóng thần gây mất mát lớn về người và của tại Lombok, Sulawesi; cũng như mới đây nhất là vụ tai nạn máy bay Lion Air khiến gần 200 người thiệt mạng.
Tại hiện trường, truyền thông địa phương đã ghi nhận những hình ảnh thiệt hại sơ bộ về vật chất: các công trình bị phá hủy, đường sá vị vùi lấp trong gạch đá, xe cộ và cây cối ngổn ngang. Trong lúc sóng thần tràn vào, một ban nhạc rock đang biểu diễn, do đó nhiều nạn nhân hiện chưa được tìm thấy.
Giới chức Indonesia đã đưa ra cảnh báo đối với người dân và du khách rời khỏi khu vực eo biển Sunda, để đề phòng nguy cơ thiên tai sẽ tái diễn: "Xin đề nghị mọi người không có mặt tại vùng biển gần eo biển Sunda. Những người đã được cứu thoát cũng không nên quay lại", Rahmat Triyono, một quan chức của Cơ quan Địa vật lý, Khí hậu và Khí tượng Indonesia (BMKG) thông báo.
Vào năm 2004, trận động đất và sóng thần bất ngờ ập đến từ Ấn Độ Dương, khiến hơn 200.000 nạn nhân thiệt mạng, trên phạm vi 13 quốc gia, trong đó có khoảng 120.000 nạn nhân tại Indonesia. Núi lửa Krakatau cũng từng hoạt động vào năm 1883, gây ra cái chết của gần 40.000 người.
PHỤC HƯNG
Theo TPO/Reuters
Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia khuyến cáo công dân sau sóng thần Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đề nghị người Việt tại Indonesia không di chuyển tới vùng ảnh hưởng của sóng thần. Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia phát thông báo sau trận sóng thần ở Indonesia. Ảnh: ĐSQ. Theo thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia ngày 23.12, cho đến nay chưa có thông tin về người...