Quan chức Hungary: Nga có thể tuyên bố chiến thắng ‘bất cứ khi nào họ muốn’
Quan chức cấp cao của Hungary cho rằng với ưu thế vượt trội ở Ukraine, Nga có thể xác định điều gì tạo nên chiến thắng và tuyên bố đạt được điều đó bất cứ khi nào nước này cảm thấy phù hợp.
Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, Gergely Gulyas, phát biểu trong cuộc họp báo tại Budapest. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), ông Gergely Gulyas, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, đã chia sẻ quan điểm về xung đột ở Ukraine trong cuộc thảo luận tại Đại học Dịch vụ Công (Budapest). Quan chức này cho biết cả Ukraine và Nga đều đang ở trong tình huống vô cùng khó xử. Ông nhận định: “Cơ hội hòa bình tại thời điểm này là rất nghèo nàn, mặc dù Moskva có lợi thế hơn trong cuộc xung đột, thậm chí họ có thể xác định điều gì sẽ tạo nên chiến thắng và tuyên bố đạt được điều đó gần như bất cứ lúc nào”.
Video đang HOT
Quan chức Hungary cũng cảnh báo về mối đe doạ trước bất kỳ sự can dự trực tiếp nào của NATO vào cuộc xung đột hiện nay. Đồng thời, ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga cho đến nay đã phản tác dụng, gây tổn hại cho khối nhiều hơn mục tiêu dự kiến. Ông Gulyas nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã “mang lại nguồn doanh thu đáng kinh ngạc” cho Moskva. Hơn nữa, ông tin rằng các chính sách của EU có thể khiến Nga ngày càng xa rời châu Âu và thân thiết hơn với châu Á.
Theo Bộ trưởng Gulyas, việc Hungary cùng với Mỹ lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine không có nghĩa là nước này chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự đối với Moskva. Ông khẳng định điều này đi ngược lại lợi ích quốc gia của đất nước.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kover cũng cáo buộc Brussels đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn xung đột giữa Nga – Ukraine bằng giải pháp chính trị, kết quả là không thể khôi phục hòa bình bằng ngoại giao. Ông nói: “Dưới áp lực từ bên ngoài, EU đang hành động ngược lại với các lợi ích kinh tế cơ bản nhất của mình và nên bị coi là bên thua cuộc trong xung đột”.
Về phần mình, Hungary đã duy trì quan điểm trung lập kể từ khi chiến sự nổ ra vào cuối tháng 2. Nước này từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine, liên tục chỉ trích các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Moskva và gọi đó là hành động “tự đánh mất mình”. Budapest, quốc gia phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga, cũng nỗ lực đàm phán giành quyền miễn trừ lệnh cấm dầu Nga của toàn khối.
Tuần trước, ông Mikulas Bek – Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Cộng hòa Séc, Chủ tịch Hội đồng EU – cảnh báo lập trường của Hungary đối với Nga về mặt lý thuyết có thể khiến nước này rời khỏi khối. Ông bình luận: “Hungary đã trải qua một chặng đường dài, chạm đến bờ vực thẳm. Giờ đây, đất nước này phải quyết định quay trở lại hay mạo hiểm nhảy xuống bờ vực đó”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu đề xuất tăng biện pháp giải quyết khủng hoảng năng lượng
Ngày 16/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần tìm các cách thức mới ngoài các kế hoạch hiện tại để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo người dân có khả năng thanh toán hóa đơn năng lượng.
Công nhân điều chỉnh hệ thống nước của cơ sở lọc dầu Duna ở thị trấn Szazhalombatta (Hungary). Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên khi đề cập kế hoạch của EU trong việc giảm giá năng lượng cho người dân và doanh nghiệp của khối, ông Michel cho rằng những đề xuất trước đó của EU đều tốt, song cần nhiều hơn nữa. Theo ông Michel, EU cần thảo luận lại cơ chế định giá nhiên liệu hay điện.
Hiện các quốc gia thành viên EU đang đối mặt với bài toán khó về năng lượng khi mùa Đông đến gần.
Ban lãnh đạo EU đã đề xuất giới hạn mức trần doanh thu của các công ty sản xuất điện từ các nguồn chi phí thấp và buộc các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chia sẻ lợi nhuận có được nhờ giá năng lượng tăng cao. EU dự kiến thu được 140 tỷ euro từ biện pháp này để hỗ trợ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo EU cũng đề xuất giới hạn mức trần giá bán năng lượng và thiết lập mức giá chuẩn cho khí đốt. Dự kiến, Bộ trưởng Năng lượng các nước EU sẽ thảo luận các đề xuất trên vào ngày 30/9 tới trước khi lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU nhóm họp 1 tuần sau đó về vấn đề này.
Ông Michel nhấn mạnh EU cần cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng cũng như đa dạng hóa nguồn cung. Mới đây, ông Michel đã thảo luận việc mua khí đốt với các đối tác như Algeria, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Mặc dù không có thỏa thuận cụ thể nào, song ông Michel cho biết có nhiều tiềm năng hợp tác như tăng nguồn cung năng lượng từ Algeria, Tây Ban Nha; EU đầu tư nâng cấp các đường ống khí đốt giữa Algeria và Italy. Ngoài ra, Saudi Arabia đã đề nghị EU đầu tư vào các dự án phát triển hydro xanh của nước này, trong khi UAE đề xuất EU đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu kim loại của Nga sang Mỹ giảm xuống gần mức 0 Các nhà sản xuất kim loại Nga đang chuyển hướng xuất khẩu sắt và thép sang thị trường châu Á giữa vòng vây trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Ảnh minh họa: Global Look Press Theo hãng tin RBK của Nga, kim ngạch xuất khẩu kim loại đen của Nga sang Mỹ đã giảm xuống 0,6 triệu USD vào tháng 7 năm...