Quan chức G7: Tổ chức này sẽ áp 2 mức giá trần lên các sản phẩm từ dầu của Nga
Một quan chức của G7 cho biết tổ chức này đang lên kế hoạch cho việc áp 2 mức giá trần đối với các sản phẩm từ dầu của Nga, vì có sự chênh lệch giá của các sản phẩm này.
Một quan chức của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) cho biết nhóm này sẽ tìm cách đặt 2 mức giá trần cho các sản phẩm từ dầu của Nga trong tháng 2 tới.
Theo đó, một mức giá trần sẽ được áp dụng cho các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn dầu thô và một mức giá khác sẽ áp dụng cho những sản phẩm được chiết khấu, hãng Reuters đưa tin.
Video đang HOT
Một tàu chở dầu từ Nga cập cảng ở New York. Ảnh: The New York Times.
Theo vị quan chức trên, từ ngày 5-2-2023, G7 sẽ áp 2 mức giá trần đối với các sản phẩm từ dầu như dầu diesel, dầu hỏa và dầu nhiên liệu của Nga. Hành động này được cho là nhằm tiếp tục làm giảm doanh thu của Moscow từ xuất khẩu năng lượng.
Tuy nhiên, vị quan chức này cho biết việc áp giá trần với các sản phẩm từ dầu của Nga phức tạp hơn so với việc áp giá trần đối với riêng dầu thô. Theo đó, Nga có nhiều sản phẩm từ dầu và giá của các sản phẩm này thường phụ thuộc vào nơi chúng được mua.
Lý giải nguyên nhân G7 xem xét áp đặt 2 mức giá trần, vị quan chức cho hay dầu diesel và dầu hỏa có xu hướng giao dịch cao hơn dầu thô, trong khi dầu nhiên liệu thường được bán ở mức chiết khấu.
Trước đó, G7 và Liên minh châu Âu (EU) công bố áp dụng mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga từ ngày 5-12. Lệnh trừng phạt cũng cấm các công ty cung cấp bảo hiểm và các dịch vụ khác cho các dầu Nga trừ khi dầu được bán với mức 60 USD/thùng trở xuống.
Rosneft dự kiến cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia 2
Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga muốn cung cấp khí đốt từ mỏ của mình tại các tỉnh Krasnoyarsk và Irkutsk cho đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) để cung cấp cho Trung Quốc qua ngả Mông Cổ.
Thông tin này được đăng tải trên nhật báo Kommersant của Nga ngày 9/1.
Hệ thống bơm tại mỏ dầu Rosneft, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo thông tin này, một tập đoàn năng lượng hàng đầu khác của Nga là Gazprom dự kiến bắt đầu chuyển khí đốt qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 dài 2.600 km vào năm 2030. Đường ống này sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm 2024 và có thể vận chuyển 50 tỉ m3 khí đốt/năm.
Trong khi đó, Rosneft có trữ lượng 1,5 nghìn tỉ m3 khí đốt tại các mỏ trên dọc theo tuyến đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2.
Cũng theo Kommersant, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Phó Thủ tướng Alexander Novak cùng với Gazprom nghiên cứu yêu cầu của Rosneft đề nghị tính đến dự trữ khí đốt của tập đoàn này khi xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2.
Việc xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu. Nga đã đề xuất ý tưởng về đường ống này từ nhiều năm trước, nhưng kế hoạch đó đang trở nên cấp thiết trong thời gian gần đây. Moskva kỳ vọng Trung Quốc có thể thay thế châu Âu, trở thành khách hàng khí đốt chính của mình.
Tình trạng tắc nghẽn tàu chở dầu trên eo biển Bosphorus dần cải thiện Công ty vận tải biển Tribeca cho biết tình trạng ùn ứ giao thông tại eo biển Bosphorus nằm tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Địa Trung Hải đang dần được khắc phục. Trong ngày 13/12, số tàu chở dầu xếp hàng chờ đi qua eo biển Bosphorus đã giảm xuống còn 8 tàu từ mức 13 tàu được ghi nhận...