Quan chức Fed ‘chia rẽ’ về tốc độ tăng lãi suất
Các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) đang bắt đầu đưa ra các quan điểm khác nhau về tốc độ tăng lãi suất khi họ cân bằng giữa lạm phát nóng và căng thẳng gia tăng trên thị trường tài chính.
Trụ sở Fed ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN
Với phạm vi lãi suất mục tiêu của Fed hiện ở mức 3 – 3,25% và chỉ còn một vài lần tăng nữa là lãi suất sẽ đạt đến mức cao nhất dự kiến, các quan chức đang bắt đầu “chia rẽ” về mức độ khẩn cấp mà họ cần hành động.
Những người ủng hộ như Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland, bà Loretta Mester cho rằng Fed cần tiếp tục tăng lãi suất nhanh chóng để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát ngay cả khi nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái. Phó Chủ tịch Fed, bà Lael Brainard, thì đưa ra đánh giá “nhẹ nhàng” hơn một chút trong khi tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong bài phát biểu vào ngày 30/6 – bài phát biểu đầu tiên của ban lãnh đạo Fed kể từ cuộc họp gần nhất – bà Brainard nhấn mạnh chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết trong một thời gian. Tuy nhiên, bà cũng bày tỏ sự thận trọng về tốc độ tăng lãi suất, trong khi thảo luận về một số khía cạnh mà chu kỳ tăng lãi suất toàn cầu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Mary Daly, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco, cũng nhấn mạnh thiệt hại của việc làm quá nhiều – cũng như quá ít – để giảm lạm phát.
Bình luận của các quan chức Fed trên đã phản ánh một sự thay đổi nhỏ trong lập trường của Fed, với chủ tịch Fed các chi nhánh đã thể hiện sự quyết tâm không khoan nhượng trong cuộc chiến chống lạm phát.
Theo dữ liệu từ Fed, giá trị nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ quỹ tương hỗ của người Mỹ đã giảm xuống còn 33.000 tỷ USD vào cuối quý II/2022, so với mức 42.000 tỷ USD vào đầu năm. Chỉ số chứng khoán S&P 500 đã giảm 9,3% trong tháng 9/2022 – ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020 khi dịch COVID-19 lan rộng.
Video đang HOT
Với việc các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán giảm sâu kể từ đầu tháng Bảy và thị trường trái phiếu tiếp tục thua lỗ, các chuyên gia ước tính mức thiệt hại của các thị trường tài chính có thể lên tới 9.500 – 10.000 tỷ USD.
Ngân hàng Bank of America nhận định tình trạng căng thẳng tín dụng đang ở gần ngưỡng nguy hiểm. Đó là điều mà Fed muốn tránh vì sự đổ vỡ của thị trường tài chính rất khó kiểm soát và có thể đẩy nhanh tốc độ suy thoái kinh tế.
Lập trường khác biệt của các quan chức Fed đã xuất hiện trong dự báo của họ, được công bố vào ngày 21/9 cho thấy 8 quan chức ước tính lãi suất sẽ tăng lên 4 – 4,25% trong năm nay, trong khi 9 người khác dự kiến lãi suất sẽ lên đến 4,25 – 4,5%.
Derek Tang, một nhà kinh tế học tại công ty phân tích chính sách tiền tệ LH Meyer ở Washington, cho biết một trong những điểm khác biệt trong quan điểm của các quan chức Fed, đó là kỳ vọng lạm phát dài hạn. Có người cảm thấy “yên tâm” về sự ổn định của các thước đo lạm phát giờ đây cho rằng Fed có thể có cách tiếp cận từng bước để nâng lãi suất lên mức cao nhất – dự kiến vào khoảng 4,6% trong năm 2023.
Phó Chủ tịch Fed – bà Brainard cảnh báo rằng sẽ mất nhiều thời gian để chính sách tiền tệ thắt chặt có thể tác động lên nền kinh tế trên diện rộng. Phát biểu trong một hội nghị được tổ chức tại Fed chi nhánh New York về ổn định tài chính, sự không chắc chắn hiện đang ở mức cao, việc tăng lãi suất một cách chủ động và tính đến các dữ liệu cần thiết sẽ cho phép Fed tìm hiểu xem hoạt động kinh tế và lạm phát đang điều chỉnh như thế nào khi lãi suất tăng.
Quan điểm “thận trọng” này trái ngược hoàn toàn với những người theo chủ nghĩa “diều hâu” của Fed. Trên thực tế, Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland, bà Loretta Mester đã lập luận gay gắt chống lại quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn, như cách các quan chức đã làm trong các chu kỳ thắt chặt tiền tệ trước đây, với ngân hàng trung ương nhích lãi suất lên 25 điểm cơ bản trong mỗi lần tăng.
Theo bà Mester, tại thời điểm lạm phát quá cao, và xu hướng của lạm phát là khó dự báo, thì việc tăng nhanh quá mức sẽ tốt hơn là tăng chậm quá mức. Bà nói thêm, các nhà hoạch định chính sách nên hành động tích cực hơn vì hành động tích cực và mang tính “phủ đầu” có thể ngăn chặn hậu quả trong trường hợp kịch bản xấu nhất thực sự xảy ra.
FED tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2008
Ngày 21/9 (rạng sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố đợt tăng lãi suất tiếp theo, trong nỗ lực nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong 4 thập kỷ.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington D.C. Ảnh: Reuters
Hãng tin AP ngày 21/9 cho biết Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, đã kết thúc hai ngày họp thường kỳ. FED thông báo ngân hàng này quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3% - 3,25%.
Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay và là lần thứ 3 liên tiếp FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức độ mà Chủ tịch FED Jerome Powell gọi là "cao bất thường". Biên độ 3% - 3,25% cũng là lãi suất cao nhất của FED tính từ tháng 1/2008.
FED phát đi tín hiệu sẽ tăng lãi suất lên 4,4% trước cuối năm nay trước khi đạt mức đỉnh 4,6% vào năm 2023 để chống lạm phát.
Ngân hàng trung ương Mỹ đồng thời điều chỉnh các dự báo kinh tế quí của nước này, theo đó cho rằng nền kinh tế số 1 thế giới sẽ sụt giảm trong năm 2022 và đạt tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 0,2%, sau đó sẽ tăng lên 1,2% vào năm 2023.
Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát được dự báo vẫn ở ngưỡng rất cao 5,4% trong năm 2022. FED kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống quanh mức 2% vào năm 2025.
Về tỷ lệ thất nghiệp, FED dự báo sẽ tăng lên 3,8% trong năm nay và 4,4% trong năm 2023.
Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tại nước này đã tăng lần lượt 0,1% và 8,3% so với tháng 7 và tháng 8/2021, vượt dự báo của giới quan sát.
Nền kinh tế Mỹ đã có một số dấu hiệu chậm lại dưới tác động của lãi suất cao hơn, cùng "cú sốc" đối với thị trường năng lượng do cuộc chiến ở Ukraine. Mặc dù vậy, theo Bộ Lao động Mỹ, lạm phát vẫn tăng cao trong tháng 8/2022, dẫn đến sự gia tăng đáng lo ngại về chi phí nhà ở, dịch vụ y tế, vận chuyển và thực phẩm.
Mỹ đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao gây nhiều khó khăn cho người dân. Một số chuyên gia Phố Wall dự đoán nền kinh tế Mỹ có thể sẽ bắt đầu đi vào suy thoái từ cuối năm nay hoặc đầu năm tới, buộc FED sau đó sẽ phải giảm dần lãi suất.
Tuy nhiên, các quan chức FED tới nay vẫn bác bỏ khả năng này và cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên khoảng 3,75-4% vào năm sau để chặn đà lạm phát nhưng sẽ không gây ra quá nhiều tổn thất phụ hay gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế.
Sau thông báo tăng lãi suất của FED, các chỉ số chứng khoán chủ lực tại Phố Wall đã lao dốc trong khi tỷ giá đồng USD tăng mạnh. Chỉ số chứng khoán Dow Jones và S&P 500 đều giảm 1,7% xuống còn 30.183,78 điểm và 3.789,93 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq giảm 1,8% xuống còn 11.220,19 điểm.
Trong khi đó, chỉ số đo giá trị đồng USD so với những đồng tiền chính trên thị trường tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ là 111,65. Điều này khiến tỷ giá đồng AUD và CAD và bảng Anh tụt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm 0,9% xuống 89,83 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 1,2% xuống 82,94 USD/thùng.
Kẻ khóc người cười khi đồng bạc xanh tăng giá Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát nhưng cũng khiến đồng USD trở nên mạnh nhất trong hơn 20 năm. Người Mỹ ra nước ngoài có thể mua hàng hoá với chi phí thấp hơn, nhưng du khách đến Mỹ lại khác. Kiểm đồng USD tại một ngân hàng. Ảnh: AFP/TTXVN Sự tăng giá của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Bế tắc triển vọng hòa bình ở Ukraine lẫn Trung Đông

Cuộc đua vào Nhà Xanh ngày càng nóng bỏng

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

Israel không kích nhiều địa điểm ở Syria

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống, nêu 3 mục tiêu

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Chiến lược 'hai mũi nhọn' của EU đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump

Nhà Trắng nói cố vấn an ninh được 'cất nhắc', không phải bị trừng phạt

Mỹ tái cơ cấu mạnh mẽ Cơ quan Bảo vệ môi trường
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con
Sao việt
22:58:23 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025