Quan chức EU nêu ‘khác biệt lớn’ giữa việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và Nga
Đại diện đối ngoại của EU trả lời ông Vương Nghị khi được chất vấn tại sao châu Âu lại quan tâm đến việc Bắc Kinh có khả năng cung cấp vũ khí cho Nga trong khi chính Brussels đang chuyển vũ khí cho Ukraine.
Ông Josep Borrell phát biểu trong một phiên họp của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp, ngày 15/2/2023. Ảnh: AP
Theo đài RT, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị đã hỏi Đại diện cấp cao phụ trách Chính sách đối ngoại và an ninh của EU, Josep Borrell, về việc tại sao ông lại quan tâm đến việc Bắc Kinh có khả năng cung cấp vũ khí cho Nga trong khi chính Brussels đang vận chuyển vũ khí cho Ukraine.
Ông Vương Nghị và Borrell đã gặp nhau tại Hội nghị An ninh Munich vào tuần trước. Sau đó, hôm 20/2 ông Borrell cảnh báo rằng bất kỳ sự trợ giúp nào của Trung Quốc cho quân đội Nga sẽ được EU coi là “lằn ranh đỏ”.
Phát biểu với các phóng viên tại một cuộc họp của NATO sau đó một ngày, ông Borrell nói rằng ông và ông Vương Nghị đã có một “cuộc trò chuyện thẳng thắn” ở Munich.
Quan chức này kể lại, trong cuộc trò chuyện, ông Vương Nghị đã nói rõ rằng “Trung Quốc không cung cấp vũ khí cho các nước đang có chiến tranh” và không có kế hoạch cung cấp vũ khí cho Nga. Theo ông Vương Nghị, điều này “là nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng trong cuộc trao đổi, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã chất vấn ông Borrell rằng: “Tại sao ông lại tỏ ra lo lắng về việc chúng tôi có thể cung cấp vũ khí cho Nga trong khi các ông đang cung cấp vũ khí cho Ukraine?”
Borrell cho biết ông đã trả lời lại bằng cách giải thích “sự khác biệt lớn” giữa hai kịch bản đó, chỉ ra “điều gì đang bị đe dọa đối với người châu Âu chúng tôi trong cuộc chiến ở Ukraine”. Tuy nhiên, quan chứ EU không chia sẻ cụ thể lời giải thích của mình với báo giới.
Ông Borrell không phải là nhà ngoại giao cấp cao duy nhất của phương Tây cảnh báo Bắc Kinh về khả năng hỗ trợ cho quân đội Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuần trước cũng tuyên bố rằng Washington đã biết về sự hỗ trợ phi sát thương của Trung Quốc dành cho Moskva đồng thời cảnh báo sẽ có “những hậu quả nghiêm trọng” nếu sự hỗ trợ đó leo thang thành vũ khí sát thương.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng với Ngoại trưởng Blinken theo cách tương tự như cách mà ông Vương Nghị đã làm với ông Borrell, kêu gọi Mỹ “nghiêm túc suy ngẫm” về vai trò của mình trong việc châm ngòi cho cuộc xung đột Ukraine. “Chính Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, đã đổ vũ khí vào chiến trường”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 20/2.
Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột và có kế hoạch đưa ra một đề xuất hòa bình trong tương lai gần. Trong khi đó, Bắc Kinh và Moskva đã tăng cường thương mại song phương kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái và cả hai nước hiện đang tham gia các cuộc tập trận hải quân ba bên với Nam Phi.
Trước chuyến thăm dự kiến tới Moskva của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào mùa xuân này, ông Vương Nghị đã gặp Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev vào ngày 21/2. Sau cuộc gặp, ông Vương Nghị khẳng định quan hệ Trung-Nga “vững chắc như bàn thạch và sẽ chịu được mọi thử thách của tình hình quốc tế đang thay đổi”.
Ông Patrushev đã đáp lại rằng mối quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh “không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng bên ngoài”. Theo ông, quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Nga vì cả hai nước đều nỗ lực tạo ra “một trật tự thế giới công bằng hơn”.
EU thảo luận về việc cung cấp đạn dược cho Ukraine
Đại diện cấp cao của EU sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể với các Bộ trưởng Quốc phòng châu Âu trong cuộc họp không chính thức vào ngày 7 và 8/3 tại Stockholm, Thụy Điển.
Xe tăng Leopard tham gia huấn luyện tại thao trường ở Munster, miền Bắc nước Đức ngày 13/10/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, kêu gọi 27 quốc gia thành viên sử dụng kho đạn dự trữ để cung cấp cho quân đội Ukraine.
Trong trung hạn, EU có thể quyết định cùng mua chung đạn dược cho Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các ngoại trưởng châu Âu, nhóm họp tại Brussels ngày 20/2, đã thảo luận về các cách để đẩy nhanh việc cung cấp đạn dược cho Ukraine.
Họ cũng cam kết áp dụng gói trừng phạt thứ 10 chống lại Nga trước ngày 24/2, đúng một năm sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine.
EU đã cung cấp đạn pháo và vũ khí cho Ukraine kể từ khi bắt đầu xung đột thông qua Cơ sở Hòa bình châu Âu. Tuy nhiên, gần đây, Ukraine phải sử dụng nhiều đạn pháo hơn lượng mà nước này sản xuất hoặc nhận được từ các đồng minh.
Đại diện cấp cao của EU sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể với các Bộ trưởng Quốc phòng châu Âu trong cuộc họp không chính thức vào ngày 7 và 8/3 tại Stockholm, Thụy Điển. Các bộ trưởng cũng thảo luận về đề xuất của Estonia về việc mua vũ khí chung cho Ukraine.
Ngày 21/2, truyền thông Italy dẫn một nguồn tin trong chính phủ nước này cho biết chính quyền Rome không loại trừ khả năng có thể cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine trong tương lai.
Hiện chính phủ Italy đang thực hiện gói hỗ trợ quân sự thứ 7 cho Ukraine, trong đó có khả năng bao gồm cả máy bay không người lái (UAV).
Theo nguồn tin này, loại thiết bị quân sự được gửi đến Ukraine sẽ được đề cập rõ trong các cuộc đàm phán giữa các đối tác phương Tây.
Cùng ngày, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã đến thủ đô Kiev và dự kiến có cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Mỹ, NATO "lấy làm tiếc" về quyết định của Nga tạm đình chỉ New START Phát biểu với báo giới tại thủ đô Athens khi đang thăm Hy Lạp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ thông báo của Nga về đình chỉ tham gia New START là vô cùng đáng tiếc. Tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Yars RS-24 của Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 21/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken...