Quan chức EU kêu gọi khiếu nại lên WTO về Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ
Theo hãng tin Reuters (Anh) ngày 4/12, Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), ông Bernd Lange, cho rằng trong một vài tháng tới, Liên minh châu Âu (EU) nên khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ.
Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cho đến nay, Mỹ và EU đang tìm cách nhằm giải quyết những quan ngại của EU về IRA, trong đó các thành viên của khối lo ngại đạo luật trị giá 430 tỷ USD này có điều khoản miễn trừ thuế lớn cho các công ty của Mỹ gây bất lợi cho các nhà sản xuất xe điện châu Âu.
Các quan chức của cả hai phía dự kiến sẽ thảo luận và giải quyết vấn đề trên tại cuộc họp vào tuần tới. Tuy nhiên, hãng truyền thông Funke của Đức dẫn lời ông Lange cho biết ông không trông đợi một giải pháp dựa trên đàm phán do việc thống nhất những thay đổi nhỏ trong IRA sẽ không làm thay đổi bản chất của đạo luật đã được thông qua này. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của EP nhận định việc khiếu nại lên WTO sẽ gửi đi thông điệp rằng đạo luật IRA không phù hợp với các quy định của tổ chức này.
IRA được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 8 năm nay. Đạo luật này gồm có việc miễn trừ thuế đối với xe điện được sản xuất ở Bắc Mỹ; hỗ trợ chuỗi cung ứng pin của Mỹ; cấp các khoản trợ cấp cho các công ty và người tiêu dùng để chuyển đổi sang công nghệ xanh và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, IRA quy định áp mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD/năm.
Về bản chất, EU lo ngại các rào cản thương mại mới này tạo ra sự cạnh tranh không công bằng, có thể ảnh hưởng tới các nhà sản xuất xe điện của châu Âu. Không chỉ EU, nhiều quốc gia như Hàn Quốc, cũng có mối lo tương tự. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ cho rằng những điều khoản trợ cấp cho thị trường trong nước như vậy không vi phạm các quy định của WTO vốn chỉ cấm chính phủ các nước trợ cấp cho xuất khẩu.
EP chưa thể thông qua gói hỗ trợ Ukraine trị giá 18 tỷ euro
Ngày 24/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã chấp thuận gói hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ukraine trong năm 2023 với trị giá 18 tỷ euro (18,7 tỷ USD).
Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thông qua do vấp phải sự phản đối của Hungary.
Người dân tại Mariupol, Ukraine, ngày 12/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hungary khẳng định nước này không chấp nhận việc EU cùng đi vay để đóng góp cho gói viện trợ Ukraine. Thay vào đó, Budapest có kế hoạch hỗ trợ song phương cho nước này. Hôm 23/11, Hungary cũng thông báo sẽ viện trợ 187 triệu euro (gần 195 triệu USD) cho Ukraine, tương đương 1% số tiền mà EU muốn huy động.
Quan chức ngân sách hàng đầu của EU cho rằng Hungary ngăn cản kế hoạch viện trợ của khối cho Ukraine nhằm tạo sức ép buộc liên minh này giải ngân hàng tỷ euro cho Budapest, trong đó có 5,8 tỷ euro (6,04 tỷ USD) từ quỹ phục hồi hậu COVID-19.
Trong nghị quyết được thông qua cùng ngày, các nghị sĩ EP đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) không thay đổi quan điểm trước sức ép của quốc gia Trung Âu này.
Ukraine đang gấp rút tìm kiếm hàng tỷ USD viện trợ tài chính khẩn cấp vào năm tới khi nước này phải chật vật vượt qua tình trạng suy thoái kinh tế do tác động của cuộc xung đột hiện nay với Nga. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính chính quyền Kiev sẽ cần khoảng 3 - 4 tỷ euro mỗi tháng trong năm 2023 nhằm nỗ lực duy trì các hoạt động của Chính phủ Ukraine khi tình hình xung đột có thể vẫn tiếp diễn.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, EU đã viện trợ cho Ukraine 6,5 tỷ euro (6,77 tỷ USD). EU hy vọng rằng khoản hỗ trợ của liên minh này cùng các khoản đóng góp của Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế lớn khác sẽ giúp đạt được các mức viện trợ cần thiết dành cho Ukraine.
EU thông qua luật cấm bán ô tô sử dụng năng lượng hóa thạch từ năm 2035 Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/10 đã đạt được thỏa thuận về luật cấm bán ô tô chạy xăng và dầu diesel từ năm 2035 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ chuyển sang sử dụng xe điện và khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. EU đẩy nhanh tiến độ chuyển sang sử dụng xe điện Sulupress Những nhà đàm...