Quan chức EU hối thúc biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng kêu gọi cần có chiến lược mạnh mẽ hơn để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Người đứng đầu bộ phận đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell hôm 25/5 cho biết, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc đang đặt ra nhiều thách thức cho Brussels.
“Trung Quốc đang trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn và sự trỗi dậy của nước này rất ấn tượng, tạo dựng thêm nhiều điểm tôn trọng. Tuy nhiên, cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi và quan ngại”, ông Josep Borrell cho hay.
Theo ông Josep Borrell, EU cần nâng cao tính kỷ luật tập thể trong đối phó với Trung Quốc, nhấn mạnh Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc sắp tới vào mùa thu này sẽ là cơ hội để EU chứng minh điều đó.
Ông Josep Borrell hối thúc EU có biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
“Chúng ta chỉ có cơ hội khi chúng ta ứng phó với Trung Quốc bằng kỷ luật tập thể. Chúng ta cần một chiến lược mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc, trong khi cần có mối quan hệ tốt hơn với phần còn lại của châu Á“, ông Josep Borrell nói.
Người đứng đầu bộ phận đối ngoại của EU cho rằng, quan hệ với Trung Quốc nên dựa trên “sự tin cậy, minh bạch và có đi có lại”, nhưng cảnh báo “điều này không phải luôn luôn đúng trong bối cảnh hiện nay”.
Theo quan chức ngoại giao EU, đại dịch COVID-19 được coi là một bước ngoặt trong sự thay đổi quyền lực từ Tây sang Đông, và đối với EU, áp lực phải chọn đang gia tăng. Đồng thời, ông này cũng cho rằng, EU nên tuân theo lợi ích và giá trị chung, tránh bị cụ thể hóa bởi các yếu tố chi phối từ bên ngoài.
Trong khi nhiều nước EU tranh luận về một đường lối cứng rắn, những nước khác đã kêu gọi thận trọng, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Âu.
EU hiện đang gia tăng áp lực, kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới, đồng thời nhấn mạnh sự thật về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 là rất quan trọng để phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
Các quốc gia thành viên của WHO mới đây đã thông qua dự thảo nghị quyết mở cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19 do EU và Australia đề xuất.
Lãnh đạo cấp cao Liên minh châu Âu kêu gọi tự chủ về nguồn cung y tế
Theo ông Borrell, đại dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của các kho dự trữ vật tư y tế chiến lược cũng giống như các kho dự trữ dầu mỏ hiện nay.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 6/5 kêu gọi khối này cần tăng tính "tự chủ chiến lược" trong các chuỗi dây chuyền cung ứng vật tư y tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Borrell cho biết: "Thật không bình thường khi châu Âu không thể tự sản xuất một gam paracetamol, và 80% việc sản xuất các loại thuốc kháng sinh trên thế giới đều tập trung ở Trung Quốc."
Quan chức trên thừa nhận rằng việc tin cậy vào các thị trường toàn cầu trong việc cung ứng đã trở thành bình thường, nhưng "trong thời khủng hoảng, điều này không còn đúng."
Ông đặt câu hỏi: "Khi chuỗi dây chuyền cung ứng cần rút ngắn thì tại sao không có những trung tâm sản xuất ở gần chúng ta hơn," đồng thời gợi ý khả năng phát triển sản xuất tại châu Phi.
Theo ông Borrell, đại dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của các kho dự trữ vật tư y tế chiến lược cũng giống như các kho dự trữ dầu mỏ hiện nay.
Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính được sản xuất tại châu Âu, chỉ 20% được nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm.
Trung Quốc cũng nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện không còn được bào chế nữa.
Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm, song nền sản xuất phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế./.
EU tố Bắc Kinh gây áp lực, ngăn báo cáo bất lợi cho Trung Quốc về COVID-19 Nhà ngoại giao EU Josep Borrell thừa nhận, Trung Quốc đã cố gắng tác động ngăn EU ra cáo buộc Bắc Kinh thông tin sai lệch về dịch COVID-19. Bắc Kinh ngăn cản EU báo cáo về COVID-19? "Trung Quốc có gây áp lực không ư? Hãy nhìn xem, rõ ràng và hiển nhiên là Trung Quốc bày tỏ quan ngại khi biết...