Quan chức đàm phán RCEP lạc quan về triển vọng của thương mại mở
Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) khẳng định việc ký kết hiệp định thể hiện niềm tin vào thương mại mở và dựa trên quy tắc.
Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ông Iman Pambagyo. (Ảnh: Berita)
Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ông Iman Pambagyo nhấn mạnh rằng việc ký kết thỏa thuận này “cho phần còn lại của thế giới thấy rằng chúng ta vẫn tin tưởng vào thương mại mở và dựa trên quy tắc”.
Ngày 16/11, ông Iman Pambagyo – người cũng đang giữ chức Tổng cục trưởng Đàm phán thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia – cho rằng tính chất toàn diện cũng như nguyên tắc “bắt đầu cùng lúc, thời gian biểu thực hiện khác nhau” của hiệp định này cũng cung cấp một ví dụ điển hình về cách thức các quốc gia sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau có thể giúp giải quyết vấn đề khoảng cách phát triển bằng một hiệp định thương mại.
Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại RCEP khẳng định rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là “trung tâm” của RCEP và do vậy điều quan trọng là ASEAN cần thực hiện hành trình này nhằm hiện thực hóa tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025 và xa hơn nữa.
Ông Iman cũng cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì đã “hỗ trợ chính trị” cho Ủy ban đàm phán thương mại RCEP nhằm thúc đẩy đàm phán những vấn đề khó khăn còn lại trước khi thỏa thuận này chính thức được bộ trưởng thương mại của 15 nước thành viên ký kết vào ngày 15/11.
Video đang HOT
Nhấn mạnh rằng RCEP là thỏa thuận thương mại lớn nhất ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà ASEAN và 5 nước đối tác đã đạt được, song ông Iman cũng lưu ý “không nên tự mãn vì chặng đường phía trước cũng không kém phần thử thách và đó là thực hiện đầy đủ và trung thành tất cả các cam kết”.
Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại RCEP cho rằng các nước có thể khó khăn vào thời điểm bắt đầu song cần giúp đỡ lẫn nhau để đảm bảo rằng RCEP sớm có hiệu lực và tất cả các nước đều thực hiện đúng cam kết của mình.
Theo ông Iman, các nước ASEAN “cần tập trung vào những gì mà mình giỏi nhất và không thúc ép sản xuất mọi thứ”. Cuối cùng, Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại RCEP cho rằng “chìa khóa” của ASEAN là tận dụng các chuỗi giá trị khu vực và xây dựng ASEAN trở thành “trung tâm quyền lực” của RCEP, không chỉ nhằm chiếm lĩnh các thị trường RCEP mà cả thị trường toàn cầu.
Chuẩn bị ký kết RCEF, cơ hội lớn cho Việt Nam
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết vào tháng 11 năm nay. RCEF có ý nghĩa quan trọng cho chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời câu hỏi tại buổi họp báo
Tại buổi họp báo Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan sáng nay, 30/8, tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới Hiệp định RCEF, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế RCEP lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Bộ trưởng kinh tế các nước đã thảo luận kỹ, tìm ra hướng để giải quyết tồn đọng trong đàm phán để ký kết Hiệp định RCEF vào cuối năm 2020.
Có thể nói, phần lớn vấn đề tồn đọng liên quan đến đàm phán RCEF đã đạt được kết quả khả quan, hài lòng. Các Bộ trưởng đã cho chỉ đạo cụ thể, kể cả vấn đề về rà soát phát lý, thúc đẩy đạt mục tiêu tất cả việc chuẩn bị để ký kết vào cuối năm 2020, cũng như tiếp tục tạo điều kiện để Ấn Độ tham gia trong quá trình ký kết RCEF .
"Dự kiến cần thêm 1 hội nghị vào tháng 10/2020 để đánh giá lại công tác chuẩn bị, trước khi báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2020 để ký kết Hiệp định RCEF theo đúng yêu cầu", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của hiệp định này, người đứng đầu ngành Công Thương khẳng định, RCEF luôn được xác định là nội dung rất ưu tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam.
Nếu được ký kết, Hiệp định RCEF sẽ hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, GDP quy mô lên tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD; quy mô dân số chiếm 47,5% dân số thế giới.
Với các cam kết của hiệp định, khi thực thi, RCEF sẽ tạo ra thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa thương mại dịch vụ, đồng thời cải cách sâu đậm các lĩnh vực để thực hiện thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại. Đây là động lực to lớn giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu.
RCEF sẽ là đóng góp to lớn, không chỉ cho tăng trưởng kinh tế mà còn củng cố hệ thống thương mại đa phương, vô cùng cần thiết cho toàn cầu hóa. Với Việt Nam, để cân đong đo đếm về lợi ích thương mại, đầu tư từ RCEF còn nhiều điều cần tính toán kỹ hơn.
Tuy nhiên, rõ ràng với bước đi mang tính chủ động nằm trong chiến lược hội nhập, đây là "mắt xích", điểm nhấn cần thiết để đảm bảo những hoạt động tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập, từ đó tạo ra phát triển kinh tế xã hội bền vững, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.
"Cùng với các Hiệp định thương mại tư do (FTA) khác, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), RCEF có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu, nền tảng cũng như chiến lược dài hạn của Việt Nam; tiếp tục khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò, vị thế quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và ASEAN với các đối tác liên quan, người đứng đầu ngành Công Thương chia sẻ thêm, hiện nay, ASEAN đã có kế hoạch về Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và ASEAN với các đối tác dự kiến tổ chức vào cuối năm nay.
Công việc chuẩn bị đang được các kênh cả kênh ngoại giao, kinh tế cũng như bộ phận có liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo mục tiêu, hiệu quả. Các công việc đến nay đều khá tích cực, đưa lại những nội dung có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19...
"Tuy nhiên, việc tổ chức hội nghị là trực tiếp hay trực tuyến phụ thuộc vào ý chí của các nhà lãnh đạo, nhất là dựa trên cơ sở diễn biến dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, bởi các quốc gia đều đặt mục tiêu an toàn tính mạng, sức khỏe con người lên trên", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Việt Nam chứng tỏ khả năng lãnh đạo khi thúc đẩy hoàn tất RCEP Dư luận Australia nhận định, để có được kết quả này một phần là nhờ những nỗ lực của Việt Nam trong năm nay với vai trò là Chủ tịch ASEAN. Australia đánh giá cao Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) khi tạo ra một thị trường rộng lớn, với nhiều tiềm năng cho hàng hóa Australia. Dư...