Quan chức cấp cao Israel bí mật thăm Nga
Israel đang nỗ lực đạt được cả hai lợi ích bằng cách tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong khi vẫn duy trì mối quan hệ an ninh với Nga.
Bộ Ngoại giao Israel xác nhận 2 quan chức cấp cao nước này đã đến thăm Nga. Ảnh: Timesofisrael.com
Trang tin Trung Đông Al-Monitor ngày 15/5 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Israel cho biết, hai nhà ngoại giao cấp cao nước này đã tới Nga trong một chuyến thăm hiếm hoi mới đây. Họ đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin và thảo luận về việc Moskva chuyển giao vũ khí cho Iran cùng các vấn đề khác.
Đây được cho là cuộc gặp cấp cao đầu tiên như vậy kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Bộ Ngoại giao Israel xác nhận với Al-Monitor rằng Thứ trưởng phụ trách Á-Âu Simona Halperin và Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chiến lược Joshua Zarka là hai nhà ngoại giao cấp cao đã đến thăm Nga.
Chuyến thăm trên trở nên nổi bật vì các nhà ngoại giao phương Tây đã tránh đến Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine diễn ra. Bộ Ngoại giao Israel lưu ý rằng cuộc gặp trên tập trung vào các vấn đề chiến lược, một thuật ngữ thường được các nhà ngoại giao Israel sử dụng khi thảo luận về hồ sơ Iran.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga cho biết các bên đã tổ chức thảo luận toàn diện về các vấn đề khu vực hiện đang được quan tâm tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó có cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cả hai bên đều không đề cập đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Nga đã nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng về điều mà họ coi là việc Israel nối lại quan hệ với phe ủng hộ Ukraine. Căng thẳng song phương gia tăng vào tuần trước sau khi có báo cáo rằng công dân Nga Jamal Khuswan và vợ của anh ta nằm trong số 10 dân thường bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Lực lượng Phòng vệ Israel ở Dải Gaza. Tuy nhiên, Moskva đã phản ứng khá nhẹ nhàng về vụ việc.
Trong khi đó, Israel ngày càng quan tâm đến sự phối hợp của họ với Nga ở Syria, vốn cho phép lực lượng không quân Israel tự do hành động trên bầu trời Syria nhằm vào các mục tiêu bị cáo buộc của Iran hoặc các mục tiêu có liên quan đến Iran.
Do đó, Israel đã thận trọng để không khiêu khích Nga. Phản ứng tương đối ôn hòa của Moskva sau chiến dịch ở Gaza của Israel có lẽ phản ánh thiện chí của phía Nga trong việc giảm thiểu căng thẳng song phương. Với áp lực ngày càng tăng từ phương Tây trong việc gia nhập phe ủng hộ Ukraine, Israel đang tìm cách giữ liên lạc với Nga càng kín đáo càng tốt.
Ngoài ra, Israel cũng lo ngại việc nối lại quan hệ giữa Nga và Iran ngoài đấu trường Syria. Sau các báo cáo về việc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine, tờ Thời báo Tehran mới đây đưa tin rằng Iran dự kiến sẽ nhận được lô hàng máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên của Nga vào tuần tới.
Tuy nhiên, không phải tất cả các quan chức an ninh cấp cao của Israel đều tin rằng những lo ngại của Israel về Syria sẽ quyết định mối quan hệ của Israel với Nga. Phát biểu tại một hội nghị ở Paris, cựu quan chức tình báo cấp cao Israel Amos Yadlin lập luận rằng Nga không quan tâm đến việc mở một mặt trận mới ở Syria và sẽ không quay lưng lại với Israel trên đấu trường đó nếu Israel công khai tham gia phe ủng hộ Ukraine.
Trong cuộc điện đàm vào tuần trước giữa Ngoại trưởng Israel Eli Cohen và Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, vấn đề Nga và Ukraine cũng được đưa ra. Một tuyên bố do Bộ Ngoại giao Israel công bố cho biết hai bên “đã thảo luận về các vấn đề toàn cầu cùng quan tâm, bao gồm những diễn biến gần đây ở Sudan, cuộc xung đột Nga-Ukraine và vấn đề Iran”.
Nga cảnh báo 'hậu quả khôn lường' khi Ukraine triển khai chiến dịch phản công
Ngày 4/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cáo buộc Ukraine và các bên ủng hộ đang làm chệch hướng tất cả các sáng kiến đàm phán hòa bình.
Binh sỹ của tập đoàn Wagner khai hỏa súng chống tăng vào vị trí của lực lượng Ukraine ở Bakhmut. Ảnh Sputnik
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia, ông Galuzin cảnh báo việc Kiev được các nước phương Tây bơm vũ khí để triển khai cuộc phản công đã được lên kế hoạch từ lâu chống lại Nga sẽ không dẫn đến bất kỳ kết quả tích cực nào mà chỉ gây ra nhiều đổ máu hơn.
"Việc bơm vũ khí hiện đại cho Kiev một cách thiếu suy nghĩ và vô trách nhiệm, cũng như ủng hộ ý tưởng phản công của họ sẽ chỉ dẫn đến đổ máu và leo thang hơn nữa cuộc xung đột", nhà ngoại giao cấp cao Nga nhấn mạnh.
Theo ông Galuzin, "chính quyền Kiev và các nhà tài trợ phương Tây nên được cảnh báo về những hậu quả tồi tệ không thể tránh khỏi từ kế hoạch này", đồng thời khẳng định thêm rằng các lực lượng Nga đã chuẩn bị cho bất kỳ diễn biến nào trong cuộc xung đột.
Tuyên bố trên của Thứ trưởng Ngoại giao Nga được đưa ra sau khi người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, thông báo các lực lượng Ukraine đã bắt đầu phản công trên hướng Bakhmut.
Trong những tháng gần đây, các quan chức Ukraine và phương Tây đã nhiều lần nói về kế hoạch cho một cuộc phản công lớn chống lại Nga. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov tuyên bố quân đội Ukraine "nhìn chung đã sẵn sàng cho cuộc tấn công" và đang chờ lệnh từ các quan chức cấp cao.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga: Nguy cơ xung đột hạt nhân ở mức cao kỷ lục Trong khi nhấn mạnh cam kết của Nga với ý tưởng rằng thế giới phải an toàn và không có mối đe dọa hạt nhân, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho rằng nguy cơ xung đột hạt nhân hiện đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh tư liệu: RIA Novosti...