Quan chức cảnh báo hệ thống y tế Thụy Sĩ có thể “vỡ trận” vì Covid-19
Hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể sụp đổ vào cuối tháng này nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại, một quan chức nước này cảnh báo.
Các bệnh viện ở Thụy Sĩ hiện đã quá tải vì số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, giới chức Thụy Sĩ ước tính hiện nước này có khoảng 2.650 người mắc Covid-19, trong đó 19 người tử vong. Con số này được dự đoán sẽ còn tăng tiếp trong những tuần tới.
Ông Daniel Koch, người đứng đầu Cơ quan chuyên trách bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế Thụy Sĩ, cho biết tốc độ lây lan của Covid-19 nhanh tới mức hiện giới chức nước này không kịp thống kê số liệu ca nhiễm mới theo thời gian thực.
Ông Koch hối thúc người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp khẩn cấp ứng phó dịch mà chính phủ đưa ra trong tuần này, bao gồm lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các sự kiện lớn. Ông cho rằng đây là thời điểm quan trọng để hạn chế tổn thất do Covid-19 gây ra vào bảo vệ hệ thống y tế trước nguy cơ sụp đổ.
Quan chức này cảnh báo thêm, hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể “vỡ trận” trong 10 ngày nữa nếu dịch tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại. “Chúng ta cần đảm bảo làm chậm tốc độ lây lan của Covid-19 bởi nếu không trong 10 ngày tới các bệnh viện của Thụy Sĩ sẽ không còn thể ứng phó được”, ông Koch nói.
Thụy Sĩ đã huy động tới 8.000 quân nhân để hỗ trợ giới chức dân sự và đội ngũ y tế trong cuộc chiến chống Covid-19. Chính phủ Thụy Sĩ cũng hối thúc người dân tự cách ly tại nhà và hạn chế tiếp xúc với những người cao tuổi hay người có hệ thống miễn dịch kém.
Mặc dù Thụy Sĩ có thể đáp ứng 1.000 đến 1.200 giường chăm sóc tích cực cho bệnh nhân Covid-19, nhưng ông Koch nói rằng nhân lực để vận hành các thiết bị cứu sinh như máy trợ thở rất hạn chế.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế Thế giới trong tuần này đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới tăng cường năng lực xét nghiệm nhằm ngăn đà lây lan của Covid-19, mặt khác hối thúc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các thiết bị y tế hỗ trợ điều trị.
Ông Koch đã lên tiếng bảo vệ chính sách của Thụy Sĩ tập trung xét nghiệm cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao và những người cần nhập viện, thay vì xét nghiệm cho tất cả những người với triệu chứng nhẹ. “Ban đầu, chúng ta xét nghiệm cho nhiều người nhất có thể. Giai đoạn này ở châu Âu đã qua. Thời điểm này, việc xét nghiệm cho tất cả mọi người là không thể”, ông Koch nói.
Châu Âu đang trở thành điểm nóng bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt là Italia với hơn 2.500 người tử vong, hơn 31.000 người mắc bệnh. Số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Tây Ban Nha, Pháp, Đức cũng bắt đầu tăng nhanh. WHO tuần trước cảnh báo, châu Âu hiện là tâm chấn của đại dịch Covid-19.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn dịch lây lan, Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 đã nhất trí đóng cửa biên giới của toàn khối trong 30 ngày. Các nước gồm Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, hạn chế người dân đi lại, cấm các hoạt động đông người để ngăn dịch lây lan.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn/ Reuters
Chó mèo bị đưa đi tiêu hủy ở Trung Quốc vì lo sợ mang virus
Giữa nỗi sợ dịch bệnh, nhiều vụ bạo hành động vật xảy ra hơn do lo ngại vật nuôi lây lan virus. Một số nơi ở Trung Quốc đưa ra lệnh tiêu hủy chó mèo nếu bắt gặp ngoài đường.
Nhiều chó mèo, thú nuôi tại Trung Quốc lâm vào cảnh bị bỏ đói hay giết hại khi nỗi sợ về bệnh dịch Covid-19 lây lan, theo CNN.
"Nhiều thú cưng đã bị bỏ lại không chỉ ở trong các căn hộ ở Vũ Hán mà còn ở các thành phố khác như Bắc Kinh, Đại Liên, Tân An", Wendy Higgins, Giám đốc truyền thông quốc tế của Humane Society International - bộ phận quốc tế của Hiệp hội Nhân đạo Mỹ, cho hay.
Lệnh phong tỏa thành phố khiến nhiều chủ nuôi ở Vũ Hán không thể về nhà, còn chó mèo không được cho ăn. Ảnh: AFP.
Thông thường, người dân ra khỏi thành phố và để lại đủ số thức ăn cho vật nuôi trong vài ngày vì nghĩ rằng họ sẽ quay lại sớm. Tuy nhiên, với tình hình bệnh diễn biến phức tạp và lệnh cách ly, hạn chế ra vào được áp dụng, nhiều người đã không thể trở về nhà trong thời gian dài.
Hiệp hội Bảo vệ Động vật Vshine, một tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc hợp tác với Humane Society International, ước tính số lượng chó và mèo bị bỏ lại ở tỉnh Hồ Bắc lên đến hàng chục nghìn.
"Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu dịch bệnh vẫn không được kiểm soát", Deng Fang, người đúng đầu Hiệp hội Bảo vệ Động vật Vshine, nói với CNN.
Dù không có bằng chứng là vật lây virus corona sang người, chó mèo vẫn bị nhiều người mang ác cảm và đòi loại bỏ. Ảnh: CNN.
Nhiều cư dân lo lắng đã liên hệ với các tổ chức như Vshine để nhờ nhân viên giúp đỡ vật nuôi của họ. Fang đã nhận được ít nhất 400 yêu cầu trợ giúp ở riêng thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) và đã giải cứu gần 380 chó mèo bị bỏ đói.
Tháng 2, Giáo sư Li Lanjuan, thành viên của nhóm chuyên gia cao cấp từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, khuyến cáo chủ vật nuôi nên cẩn thận vì virus "lây lan giữa các con vật".
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định chưa thấy bằng chứng hay trường hợp nào chó mèo mang virus corona và lây sang người.
Tại nhiều nơi ở Trung Quốc, chó mèo xuất hiện ở nơi công cộng có thể bị đem đi tiêu hủy theo lệnh của chính quyền. Ảnh: CNN.
Song, nỗi lo ngại vẫn tồn tại và thậm chí còn gây ra nhiều vụ bạo hành động vật hơn ở Trung Quốc.
Trong một thông báo mà Fang chia sẻ với CNN, một nhóm tự xưng là Cục Quản lý Xây dựng Đô thị cho biết họ sẽ bắt "đem tiêu hủy những con chó, mèo bắt gặp ngoài đường để ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh".
Tại thành phố Hồng Giang (tỉnh Hà Nam), chính quyền ra tuyên bố thú cưng thả rông trong các khu vực công cộng và không được giám sát sẽ bị đem đi tiêu hủy mà không có ngoại lệ.
Tại một khu vực khác ở tỉnh Chiết Giang, nơi có số ca nhiễm cao thứ hai sau Hồ Bắc, chính quyền cảnh báo những con chó được tìm thấy ở ngoài đường phố "sẽ bị tiêu diệt", theo Reuters.
Một số chủ nuôi vì lo lắng đã chi thêm tiền và lùng mua khẩu trang cho thú nuôi.
"Tôi e sợ hàng xóm ghét con chó của tôi", Wang Fengyun, một người dân ở Bắc Kinh, cho hay. Không tìm được nơi bán loại khẩu trang cho động vật, Wang tự chế cốc giấy thành vật dụng bảo vệ chú chó cưng.
Theo news.zing.vn
Mỹ cấp phép cho bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong vòng 3,5 giờ Công ty dược phẩm Roche của Thụy Sĩ thông báo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) đã nhanh chóng cấp phép cho bộ xét nghiệm nhanh (kit) virus SARS-CoV-2 do hãng này sản xuất. Bảng cảnh báo về virus corona. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong một tuyên bố ngày 13/3, Roche cho biết FDA đã "bật đèn xanh" cho...