Quan chức an ninh Nhật tới thăm đền chiến tranh
Chủ tịch Ủy ban an ninh công cộng quốc gia của Nhật hôm nay (20/4) đã đến thăm đền chiến tranh Yasukuni tại Tokyo, trong một động thái có thể khiến các nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc nổi giận.
Ông Keiji Furuya trong lần tới Yasukuni năm 2013
Ông Keiji Furuya, Chủ tịch Ủy ban an ninh công cộng quốc gia, đã tới thăm đền Yasukuni sáng nay (20/4), trước lễ hội thường niên mùa xuân của đền này, vốn sẽ bắt đầu vào thứ Hai và kết thúc vào thứ Tư tới.
“Tôi tới thăm vào hôm nay để nó không làm gián đoạn nhiệm vụ chính thức của tôi”, ông Furuya khẳng định với truyền thông Nhật. “Việc một người Nhật thể hiện sự tiếc thương chân thành và cầu nguyện cho linh hồn những người hy sinh vì đất nước là hoàn toàn tự nhiên”.
Ngôi đền 145 năm tuổi này là nơi thờ những người Nhật tử nạn trong chiến tranh, bao gồm một số lãnh đạo bị Mỹ và các nước đồng minh lên án là tội phạm chiến tranh “hạng A”, và đã bị hành quyết sau Thế chiến II.
Furuya, người thường tới thăm Yasukuni trong các dịp lễ hội thường niên mùa xuân và mùa thu, cũng như lễ kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng 15/8, là bộ trưởng thứ hai trong chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe tới đây trong tuần qua.
Video đang HOT
Hồi tháng 12 năm ngoái, ông Abe từng bị Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ trích mạnh mẽ khi tới thăm ngôi đền này, vào thời điểm quan hệ giữa Nhật với các quốc gia láng giềng bị căng thẳng nghiêm trọng do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cũng như khác biệt trong nhận thức các vấn đề lịch sử.
Vào thời điểm đó, Washington khẳng định họ “thất vọng” với chuyến thăm của ông Abe, bởi nó làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Các nghị sỹ theo tư tưởng bảo thủ tại Nhật thường tới thăm ngôi đền vào dịp mùa xuân và mùa thu. Nhưng trong kỳ lễ năm nay, ông Abe rất có thể sẽ không tới ngôi đền dự lễ hội mùa xuân do Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm Tokyo vào thứ Tư tới.
Theo Dantri
Vì sao Đức muốn Chủ tịch Trung Quốc tránh xa đài tưởng niệm người Do Thái?
Có một địa điểm mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không được chào đón trong chuyến thăm Đức: đài tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại thời Thế chiến II ở Berlin. Vì sao vậy?
Thủ tướng Đức Merkel đã từ chối đề nghị của Trung Quốc nhằm cùng ông Tập Cận Bình tới đài tưởng niệm người Do Thái.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Đức, gặp gỡ với Thủ tướng Angele Merkel và các quan chức cấp cao khác. Đây là chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến công du châu Âu của ông Tập và một điều quan trọng là Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh tại châu Âu.
Tuy nhiên, có một địa điểm mà ông Tập không được chào đón trong thời gian ở Đức: đài tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại thời Thế chiến II ở Berlin.
Tờ Der Spiegel hồi đầu tháng này đưa tin, giới chức Đức đã từ chối một đề nghị từ phái đoàn của ông Tập về một chuyến thăm chính thức đài tưởng niệm. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc có thể tự tới thăm khu tưởng niệm nổi tiếng, nhưng nó sẽ không nằm trong lịch trình chính thức và Thủ tướng Merkel sẽ không đi cùng ông Tập.
Việc viếng thăm đài tưởng niệm những người Do Thái thường là một phần quan trọng trong chuyến thăm Berlin của nhiều vị khách. Tạo sao ông Tập lại bị từ chối một chuyến thăm chính thức tới địa điểm này?
Theo tờ Der Spiegel, lý do không liên quan nhiều tới nạn tàn sát người Do Thái. Nguyên nhân là vì giới chức Đức lo ngại rằng họ sẽ bị lối kéo vào cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc thường xuyên cố gắng nêu bật sự trái ngược giữa cách thức đối mặt với di sản Thế chiến II của Nhật Bản với sự hối lỗi của người Đức. Trong một bài viết đăng tải ngày 28/3, tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc viết: "Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng nhấn mạnh với thế giới về sự trái ngược hoàn toàn giữa thái độ của Nhật Bản và Đức trong việc đối mặt với gánh nặng lịch sử sau Thế chiến II".
Một nguồn tin nói với tờ Asashi Shimbaum của Nhật rằng Đức không muốn "một quốc gia thứ 3" sử dụng đài tưởng niệm phục vụ "các mục đích ngoại giao".
Khu tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại trong Thế chiến II tại Berlin.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tới thăm đền Yasukuni, nơi thờ những người chết trong Thế chiến II của Nhật, hồi tháng 12 năm ngoái bất chấp sự phản đối từ cả Trung Quốc và Hàn Quốc. Tại Trung Quốc, sự giận dữ về các chuyến thăm đền Yasukuni thậm chí còn dẫn tới việc một chủ nhà hàng nhanh chóng trở thành "ngôi sao" trên mạng sau khi ông này cho đặt một tấm biển có dòng chữ "Đền Yasukuni" bên trên các nhà vệ sinh của nhà hàng.
Các vấn đề khác, như sự thách thức của ông Abe đối với việc các binh sĩ Nhật thời chiến sử dụng các nô lệ tình dục từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đông Nam Á, cũng góp phần gây ra cảm giác rằng Nhật - với tư cách là một kẻ xâm lược thời chiến - từ chối xin lỗi về hành động sai trái.
Sự thiếu hòa giải giữa Nhật Bản và Trung Quốc Thế chiến II từ lâu đã trở thành một vấn đề nóng. Nhưng trong những năm gần đây, nó lại trở thành một vấn đề chính gây căng thẳng giữa 2 nước do cuộc tranh chấp lãnh thổ vì quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư, vốn là trung tâm của hàng loạt thời khắc quân sự căng thẳng gần đây. Cả Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận bình đều có quan điểm cứng rắn về vấn đề này, và có những lo ngại rằng cuộc tranh chấp có thể bùng phát thành một cuộc chiến.
Chuyến thăm của ông Tập tới Đức và đề nghị thăm đài tưởng niệm người Do Thái diễn ra vào thời điểm thế giới chú ý tới các cuộc tranh chấp lãnh thổ và các khu vực khó phân định địa lý. Thủ tướng Abe gần đây đã so sánh sự sáp nhập của bán đảo Crimea vào Nga với ý định của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, gây phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.
Đức không muốn bị lôi kéo vào vấn đề đó, vốn khá nhạy cảm. Lịch sử có thể vô hại ở hoàn cảnh này nhưng lại có hại ở hoàn cảnh khác.
Theo Dantri
Nhật phản pháo vụ Trung Quốc gọi Thủ tướng Abe là "kẻ gây rối" Nhật Bản hôm nay đã bác bỏ một cuộc tấn công bôi nhọ trong đó một nhà ngoại giao Trung Quốc gọi Thủ tướng Shinzo Abe là "kẻ gây rối", nói rằng quan điểm của Bắc Kinh là sai trái và phớt lờ sự thật. Đại sứ Trung Quốc tại liên minh châu Phi Xie Xiaoyan cầm tấm ảnh chụp Thủ tướng Abe...