Quan chức an ninh mạng Nhật Bản nói chưa bao giờ dùng máy tính
Ông Yoshitaka Sakurada, quan chức cấp cao phụ trách vấn đề an ninh mạng của Nhật Bản thừa nhận ông chưa bao giờ sử dụng máy vi tính.
Theo AFP, ông Yoshitaka Sakurada, 68 tuổi, là phó giám đốc văn phòng chiến lược an ninh mạng của chính phủ Nhật Bản kiêm bộ trưởng phụ trách Olympic và Paralympic do Tokyo đăng cai vào năm 2020. Ông Sakurada được Thủ tướng Shinzo Abe bổ nhiệm vào hai vị trí trên hồi tháng 10.
Tại một cuộc họp của quốc hội hôm 14-11, ông Yoshitaka Sakurada khiến nhiều người bất ngờ khi trả lời câu hỏi của một nghị sĩ đối lập rằng ông có biết sử dụng máy vi tính hay không.
Ông Yoshitaka Sakurada thừa nhận chưa bao giờ sử dụng máy vi tính. Ảnh: AFP
“Tôi chưa bao giờ sử dụng máy vi tính vì kể từ khi 25 tuổi, tôi đã giữ vị trí quản lý và tôi thường chỉ đạo các nhân viên và thư ký giải quyết những công việc đó (liên quan tới máy tính) cho tôi” – ông Sakurada nói.
Ông Sakurada cũng tỏ ra bối rối khi được hỏi liệu các ổ USB có được sử dụng tại các cơ sở hạt nhân của Nhật Bản hay không. Khi nhận được câu hỏi từ Takeshi Saiki, một thành viên của đảng Dân chủ vì Nhân dân, về các biện pháp để bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân trước nguy cơ tấn công mạng, ông Sakurada nói: “Tôi không biết thông tin chi tiết chính xác”.
Video đang HOT
Tuy vậy, ông Sakurada khẳng định an ninh mạng là một vấn đề quan trọng đối với chính phủ Nhật Bản và ông tự tin vào khả năng của mình trong vai trò bộ trưởng.
Những phát biểu của ông Sakurada ngay lập tức vấp phải sự phản đối từ các nghị sĩ đối lập của Nhật Bản.
“Thật không thể tin được rằng một người chưa bao giờ chạm vào máy vi tính lại phụ trách các chính sách về an ninh mạng” – nghị sĩ đối lập Masato Imai tại Hạ viện Nhật Bản nói.
Ông Sakurada được bổ nhiệm trong đợt cải tổ nội các sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử. Phát ngôn về việc sử dụng máy vi tính không phải sự cố đầu tiên của ông tại quốc hội Nhật Bản.
Tại cuộc họp của Ủy ban Ngân sách Thượng viện tuần trước, ông Sakurada cũng bị chỉ trích khi trả lời sai các câu hỏi cơ bản liên quan tới kỳ Thế vận hội mà Nhật Bản sắp đăng cai. Ông lỡ lời nói rằng Olympic sẽ tiêu tốn của Nhật Bản 1.500 yen (13,21 USD), thay vì 150 tỉ yen (1,32 tỉ USD).
Ông Sakurada đổ lỗi cho phe đối lập vì không gửi câu hỏi trước cho ông mặc dù phe đối lập nói rằng họ đã gửi. Trong cuộc họp báo về Olympic, ông Sakurada liên tục nói “tôi không biết thông tin chi tiết”, thay vì trả lời các câu hỏi.
THÁI LAI
Theo PLO
Báo Anh: Cựu điệp viên hai mang Skripal không tin bị Nga đầu độc
Cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal dường như ban đầu không tin vào cáo buộc từ Anh và các đồng minh rằng Nga đứng sau vụ đầu độc ông và con gái Yulia bằng chất độc thần kinh Novichok, Guardian đưa tin.
Cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal (Ảnh: Guardian)
Báo Guardian dựa vào cuốn sách mang tên The Skripal Files (Hồ sơ Skripal) của nhà báo Mark Urban cho biết, ban đầu, ông Skripal dường như không tin vào lời cáo buộc từ giới chức Anh rằng Nga đứng sau vụ đầu độc ông và con gái Yulia hồi tháng 3 bằng chất độc thần kinh Novichok.
Theo Guardian, ông Urban đã thực hiện cuộc phỏng vấn với cựu điệp viên Nga và cuốn sách của ông sẽ được ra mắt vào tháng tới.
Guardian cho biết, sau 5 tuần hôn mê, ông Skripal đã tỉnh dậy nhưng rơi vào trạng thái tâm lý khá bất ổn định. Sau khi hồi phục nhận thức, ông lúc đầu không tin vào lời cáo buộc từ phía Anh rằng Nga đứng sau vụ việc.
Trong cuốn sách sắp xuất bản, ông Urban còn kể về cuộc sống của ông Skripal trước vụ đầu độc. Theo đó, tại căn nhà mà lực lượng tình báo Anh MI6 mua cho ông ở Salisbury, cựu điệp viên Nga có thói quen theo dõi kênh tin tức Channel One của Nga và dường như đồng tình với một số quan điểm của Nga, như việc ủng hộ quyết định Crimea sáp nhập Nga vào năm 2014.
"Ông Skripal cũng không tin rằng quân đội Nga đã tiến vào đông Ukraine. Ông nói rằng nếu thực sự lực lượng Moscow làm vậy, họ đã nhanh chóng tiến tới thủ đô Kiev", Guardian cho biết.
Tuy nhiên, theo tờ báo Anh, ông Skripal có xu hướng không công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ điện Kremlin để 2 con Yulia và Alexander có thể từ Moscow, Nga qua Anh thăm cha một cách dễ dàng.
Theo hãng tin Tass, hiện chưa rõ bằng cách nào mà Guardian lại đưa ra kết luận như vậy vì tờ báo này cho biết họ không rõ nơi ở hiện tại của ông Skripal và cuốn sách của ông Urban hoàn toàn dựa vào những cuộc trò chuyện vào năm 2017, thời điểm trước khi ông Skripal bị trúng chất độc thần kinh.
Sergei Skripal, 66 tuổi, từng phục vụ trong Cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU), bị bắt vào năm 2004 và kết án 13 năm tù vì tội hoạt động gián điệp cho Anh. Ông Skripal sau đó được phóng thích và được phép tị nạn ở Anh sau cuộc trao đổi gián điệp lớn nhất trong lịch sử giữa Nga và Mỹ vào năm 2010.
Ông Skripal và con gái bị phát hiện trong trạng thái bất tỉnh trên ghế băng ở bên ngoài trung tâm mua sắm tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3. Sau nhiều tháng điều tra, hồi đầu tháng 9, cảnh sát Anh thông báo họ đã có đầy đủ bằng chứng để buộc tội hai công dân Nga Alexander Petrov và Ruslan Boshirov đầu độc cha con cựu điệp viên Skripal.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin RT, 2 người đàn ông này đã bác bỏ cáo buộc của phía Anh, cho biết họ chỉ là những người bình thường, không phải là điệp viên của Moscow như Anh cáo buộc.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Tass
Hai công dân Nga bị cáo buộc đầu độc cựu điệp viên ở Anh lần đầu lên tiếng Sau lời kêu gọi của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai công dân Nga bị Anh cáo buộc liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal ở Salisbury hồi tháng 3 đã đồng ý trả lời phỏng vấn trên sóng truyền hình quốc gia về cáo buộc này. Alexander Petrov và Ruslan Boshirov (Ảnh: RT) Reuters dẫn thông...