Quán cafe làm từ… đồng nát
Ấn tượng đầu tiên của tôi về quán cafe “kỳ cục” này là cái tay nắm cửa ngồ ngộ được làm từ một chiếc van cao áp, còn có hẳn đồng hồ đo độ ẩm và áp suất đàng hoàng.
Không gian trong quán được bố trí khá ấm cúng, sang trọng và rất “Tây”, đúng như cái tên Canopee.
Tò mò hỏi về tên quán, ông chủ Trung Hiển cười nói: “Canopee tiếng Pháp là cái tán cây. Từ hồi học ở Pháp tôi đã ấp ủ ý định mở một quán café thân thiện với mội trường và mọi vật dụng trong quán sẽ được làm từ đồ phế liệu. Khi về nước tôi đã dành nhiều tâm huyết cho cái “tán cây” giữa lòng phố cổ này”.
Tay nắm cửa được làm từ van cao áp
Khi mới bắt đầu xây dựng ý tưởng, Hiển đã thuê hẳn kiến trúc sư và chuyên gia trang trí nội thất để biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Nhưng sau 3 lần thất bại vì các kiến trúc sư không truyền tải hết được mong muốn của mình, Hiển đã mày mò tự thiết kế.
Mọi đồ đạc ở quán Hiển không mua mới mà đi lùng từ những hàng phế liệu, đồng nát rồi bỏ thời gian và công sức “độ lại” theo phong cách riêng, biến chúng thành đồ trang trí hay đồ dùng của quán.
Như một chiếc bàn trông khá đẹp và ấn tượng lại có xuất xứ từ bánh răng máy gặt đập liên hoàn, hay một chiếc khác được làm từ những thanh sắt phế liệu kết hợp với mấy trụ cách điện bằng sứ cũ của đường dây cao áp tạo nên một phong cách lạ mắt.
Chiếc bàn độc đáo có nguồn gốc là bánh răng của máy gặt đập ốp thêm một tấm kính
Chân bàn là những trụ cách điện bỏ đi…
… tạo ra cảm giác chắc chắn và không kém phần lạ lẫm
Ngay cả hệ thống đèn chiếu sáng cũng được thiết kế từ những cái lọ cũ, bàn ghế được đóng từ những mẩu gỗ thừa. Ghế sô pha thì được làm từ những tấm gỗ palet kết hợp với bánh xe đẩy cút kít tạo thành ghế trượt độc đáo.
Video đang HOT
Đèn chùm được thiết kế từ những bóng đèn nê ông hỏng…
… hay từ những bao tải đựng khoai tây
Bàn ghế được thiết kế khá đơn giản từ những tấm gỗ palet phế liệu…
… đơn giản nhưng khá độc đáo
Giá để hàng kết hợp với bánh xe cút kít…
… tạo thành ghế trượt độc đáo
Những tấm gỗ hỏng…
… cũng mang phong cách riêng của nó
Mới nhìn qua thì thấy không gian của quán khá sang trọng vì sử dụng rất nhiều gỗ, từ ốp trần, ốp tường đến tủ rượu, quầy bar, bàn ghế… nhưng thật ra tất cả đều được tận dụng từ những thùng gỗ vận chuyển hàng hóa mua lại của mấy người trông kho. Rồi cả những bãi đồng nát cũng được cầy nát để nhặt nhạnh từng cái van cao áp, cái vỏ bao đựng khoai tây hay mấy cái bánh xe cũ… Tất cả những thứ tưởng chừng chỉ để vứt đi đều trở thành có giá trị, độc đáo khi kết hợp với nhau.
* Địa chỉ: 60 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đường dây điện cũng mang nét gì đó hoài cổ
Chậu hoa trang trí thực ra là một cái bình tưới nước cũ
Đâu cũng thấy gỗ nhưng đều là đồ phế liệu
Một không gian ấm cúng từ những đồ phế liệu
Theo Kiến Thức
Chiêu kiếm bộn tiền của "đồng nát VIP" thời bão giá
Biết tâm lí người tiêu dùng thời buổi khó khăn, thị trường vật liệu xây dựng, đồ dùng cũ phát triển rầm rộ.
Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều gia đình không có điều kiện mua sắm những đồ dùng, vật liệu xây dựng đắt tiền. Họ đua nhau "săn tìm" đồ vật liệu xây dựng cũ để giảm sức gánh về tài chính, vô hình trung tạo cơ hội cho nhiều chủ đồng nát thỏa sức xuất chiêu nghề kiếm lời.
Một cơ sở thu mua vật liệu xây dựng cũ ở phường Đồng Mai, Hà Đông
Đồng nát thời hiện đại
Qua một cuộc "cải cách" xây lại dãy nhà trọ ở Phùng Khoang (Từ Liêm, Hà Nội), tôi được biết thị trường thu mua đồng nát đang "sốt xình xịch". Tại các trục đường quốc lộ 5, quốc lộ 6, hay các điểm thu mua sắt vụn lớn ở Hà Nội như phố Triều Khúc (Thanh Xuân), điểm quanh cầu Mai Dịch (Hoàng Mai) nhộn nhịp cảnh thu mua nội thất cũ. Ngoài các mặt hàng truyền thống là sắt vụn, nhôm đồng... là sự góp mặt đa dạng của các mặt hàng mới như: Vật liệu xây dựng, bàn ghế, thiết bị vệ sinh, cửa gỗ, đồ gỗ gia đình...
Qua khảo sát thì một bộ cánh cửa kính 2m có giá dao động từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/bộ, giá cửa gỗ từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/bộ, cửa cổng sắt cao 2m có giá từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng... Đồ nội thất cũng có giá rẻ đến "bất ngờ". Một bộ ghế salon kymdan vẫn còn "nguyên đai nguyên kiện" có giá 5 đến 6 triệu đồng, tủ gỗ cao 2m có giá 2 triệu đến 3 triệu đồng, tủ lạnh samsung 2 cửa từ 5 đến 6 triệu đồng... So với sản phẩm mới trên thị trường thì những đồ cũ này có giá bằng 30% đến 40%.
Thâm nhập vào giới kinh doanh đồng nát được biết, giá mua vào và bán ra chênh nhau rất lớn. Dù đồ có còn mới như thế nào thì cũng bị quy thành "đồng nát" và chỉ mua dưới 10% trị giá lúc đầu. Một bộ cửa gỗ 2m còn "nguyên sơn" được mua với giá 700 nghìn đến 1 triệu đồng/bộ, cổng sắt cao 2m thường được mua với giá 500 nghìn đồng, tủ lạnh LG 2 còn "chạy êm ru" thì giá cao nhất là 2 triệu đồng,... Đặc biệt là vật liệu xây dựng được thu mua tính theo kg với giá "siêu rẻ".
Các loại sắt, thép khi phá nhà được mua với giá 8000 đồng đến 10 ngàn đồng/kg nhưng khi bán lại cho những người có nhu cầu thì giá của các vật liệu này được đội lên gấp đôi. Tùy vào mức độ "cũ", han, rỉ mà chủ buôn sắt vụn có thể chặt chém khách hàng từ 20 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng/kg sắt thép. Vì thế, những người làm nghề đồng nát thu được nguồn lợi khá "khủng".
Bộ cổng cũ này được mua vào với giá vài trăm ngàn đồng, bán ra khoảng một triệu đồng
Tham rẻ dễ mua phải của ôi
Để tiết kiệm tối đa chi phí, nhiều người mua các mặt hàng cũ để sử dụng. Thế nhưng khi sử dụng chúng, họ rơi vào cảnh "dở khóc dở cười". Vợ chồng chị Nguyễn Thu Quỳnh (Trương Định, Hà Nội) cũng sắm nội thất cũ cho gia đình. Chị chia sẻ, hơn chục năm tích cóp cộng với vay mượn, vợ chồng chị Quỳnh mới xây được căn nhà theo thiết kế của mình.
Ngoài một số đồ dùng cho sinh hoạt gia đình: chiếc tủ lạnh cũ nát, bộ bàn ghế nhựa cũ kỹ... thì căn nhà không còn đồ đạc. Thế nên, nhìn ngôi nhà "trống rỗng" không có điểm nổi bật, chị bị bạn bè thân nói "cạnh khóe": "Nhà rộng, đẹp mà chẳng có gì. Thế này khác gì thùng rỗng". Nghe vậy, chị quyết tâm vay tiền họ hàng để "thị uy" với bạn.
Khi có tiền, đang định "rinh" đồ mới về nhà, chị được người hàng xóm mách nước sắm đồ cũ về dùng, vừa tiết kiệm được chi phí (vì giá rẻ hơn đồ mới gần một nửa) lại có thể sắm sửa nhiều vật dụng khác. Nghe hàng xóm nói có lý, chị cùng chồng đi vài nơi để tìm hiểu.
Chị tâm sự: "Tôi tìm mua ít đồ nội thất cũ, chủ yếu là đồ gỗ: Tủ và bàn ghế. Dù là cũ nhưng vẫn tốt chán. Thời buổi kinh tế khó khăn, tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Mua đồ cũ nhưng về nhà mình sơn lại thành mới, "cũ người mới ta", bản thân mình thích là được".
Đang tính toán xem nên mua sắm, thay thế vật dụng gì trong gia đình, chị Lê Thị Bích (Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được người đồng nát đang trọ ở nhà bên mách nước: "Tôi đang dọn chuyển nhà trong phố Hàng Khoai, họ muốn bán một số đồ cũ, chủ yếu là đồ điện tử mới dùng được hơn năm. Nếu chị ưng, tôi sẽ mua lại giúp chị với giá "mềm". Nghe nói toàn đồ mới dùng chưa được bao lâu, chị gật đầu đồng ý. Bởi từ ngày chuyển chỗ làm mới, thu nhập của chị thấp hơn trước gần một nửa khiến chị phải tính toán chi tiêu sao cho tiết kiệm tới mức tối đa. Cuối cùng, chị mua lại được chiếc điều hòa và chiếc tủ lạnh với giá 3 triệu đồng/hai sản phẩm, rẻ hơn nhiều so với mua đồ mới.
Vui mừng vì mua được giá "hời", mỗi khi bạn bè đến nhà chơi, chị đều mang ra khoe. Thế nhưng, niềm vui "ngắn chẳng tày gang", cuối tháng nhận hóa đơn thanh toán tiền điện, chị sốc với số tiền điện phải trả. Chị tâm sự: "Cứ nghĩ mua được đồ cũ là tiết kiệm được tiền, ai ngờ phải mất thêm một khoản lớn tiền điện. Trước đây, một tháng dùng điện hết 300 ngàn đồng/tháng thì nay mất gần 1 triệu đồng".
Chị Bích còn khẳng định thêm: Dùng thêm tháng nữa, chiếc điều hòa 2 triệu đồng phải nhờ tới thợ sửa chữa đến 3 lần vì sự cố. Theo lời thợ sửa, chiếc điều hòa này bị lỗi kỹ thuật, nếu bán đi chỉ đáng vài trăm nghìn đồng, giá 2 triệu đồng là quá đắt. "Đúng là tham rẻ thì mua được của ôi", chị Bích ngán ngẩm.
Không chỉ chị Bích, rất nhiều người khi mua đồ điện tử, điện lạnh cũ, nếu không có sự hiểu biết, thì dễ mua phải đồ rởm. Bên cạnh đó, một số đồ dùng trong xây dựng cũ: Cánh cửa, tủ, bàn ghế, tấm lợp... khi dùng cũng gặp phải sự cố: Hỏng hóc, mối mọt... Thế nên, để tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả, nhiều người có thói quen tìm mua và sử dụng đồ cũ khuyên nên đo đạc, tìm hiểu thật kỹ sản phẩm mình mua để tránh "tiền mất tật mang".
Theo NDT
Mối tình tội lỗi Được vợ chồng ông chủ quý mến, Vũ Văn Hải ăn ở ngay tại gia đình khi phụ giúp việc thu mua phế liệu. Vậy nhưng Hải đã nảy sinh tình cảm và "quan hệ" như vợ chồng với con gái ông bà chủ, khi cô bé mới hơn 12 tuổi. Giờ nghị án, Vũ Văn Hải cố ngoái người lại để nhận...