Quán bún giữa trung tâm Đà Nẵng, view đường tàu, giá 5.000 đồng/tô
Quán bún vỉa hè nằm bên cạnh đường ray tàu lửa được bán theo yêu cầu của khách hàng với nhiều mức giá khác, trong đó thấp nhất là 5.000 đồng/tô.
Quán bún dì Ty (nằm trên vỉa hè, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) luôn đông khách vì bún ở đây vừa ngon vừa rẻ. Quán có cả bún khô (bún mắm nêm) và bún nước (bún tái, nạm, gân).
Chủ quán bún bình dân này là bà Võ Thị Thương (SN 1949). Bà Thương cho biết, bà mở quán bán bún ở đây đã 25 năm nay. Trước đây, gia đình bà sống ở đường Hàm Nghi (quận Thanh Khê), bà bán bún ở đấy, sau khi giải tỏa lên đây bà cũng chuyển quán bún theo. Quán mở bán từ 6h sáng đến trưa. Khách hàng của quán chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động.
Quán bún vỉa hè dì Ty luôn đông khách mỗi sáng. Ảnh: Khánh Hồng
Bún ở đây vừa ngon vừa rẻ và được bán theo yêu cầu của khách, trong đó thấp nhất là 5.000 đồng/tô. Trong ảnh là tô bún mắm nêm có giá 5.000 đồng. Ảnh: Khánh Hồng
Theo chủ quán, giá mỗi tô bún ở đây không cố định mà bán theo yêu cầu của khách hàng, thường là 15.000 đồng/tô, 10.000 đồng/tô và thấp nhất là 5.000 đồng/tô.
“Khách ăn bao nhiêu thì bán bấy nhiêu, trong đó mọi người thường ăn tô 10.000 đồng. Còn nếu ăn tô 5.000 đồng thì khách thường gọi 2 -3 tô, họ có thể ăn cả bún mắm nêm và bún nước. Họ thích ăn tô ít trộn cho ngon chứ không thích trộn nhiều”, bà Thương nói.
Chủ quán bún là bà Võ Thị Thương. Bà Thương cho biết, đã bán bún ở đây 25 năm nay. Ảnh: Khánh Hồng
Video đang HOT
Ngoài món bún mắm nêm, quán còn bán bún tái, gân, nạm. Ảnh: Khánh Hồng
Bà Thương cho hay, tô bún ở quán bà có giá rẻ như vậy thì người làm toàn là con cái trong nhà phụ bán chứ bà không thuê người ngoài. Bà cũng quan niệm, bán rẻ đông khách còn hơn bán đắt ít người ăn.
“Ở đây các nguyên liệu đều mua về tự làm như rau muống mua về tự chẻ, ớt mua về tự giã…”, bà Thương cho hay.
Và tô bún tái, nạm có giá 15.000 đồng. Ảnh: Khánh Hồng
Trước đây, quán bán mỗi ngày khoảng 50 – 60kg bún. Tuy nhiên, mấy ngày trước, có người đến ăn thấy rẻ nên lên mạng giới thiệu, khách đến quán lại càng đông hơn. Hiện mỗi ngày, quán bán hết 1 tạ bún. Bà Thương “trách”: “Không biết đứa nào lên mạng giới thiệu làm gì để khách đến đông quá làm không kịp”.
Bà Thương cũng chia sẻ, công việc của quán bún cũng khá vất vả vì phải chuẩn bị nguyên liệu cả buổi và dậy sớm. Tuy nhiên, đã làm nhiều năm rồi nên bà đã quen với nhịp độ của công việc
Các món ngon không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng
Đà Nẵng không chỉ là địa chỉ thanh bình, thân thiện và nhiều cảnh đẹp để du khách rong chơi khi có dịp du lịch đến đất này, mà ở đây còn nhiều món ăn độc đáo, khác lạ, khó có thể bỏ qua.
Có thể điểm qua một vài địa chỉ, vốn được Đà Nẵng giới thiệu cho quan khách trong dịp tổ chức sự kiện APEC 2017.
Mì quảng bà Mua (19 Trần Bình Trọng, Q. Hải Châu)
Mỳ Quảng - Món "vua" của người dân nông thôn Quảng Nam -Đà Nẵng giờ đã trở thành đặc sản mang tính vùng miền. Món ngon đầu tiên phải nhắc đến. Và quán Bà Mua là một trong những địa chỉ mới, hấp dẫn.
Quán có nhiều loại mì quảng: lươn, gà, bò, cá lóc...Rau sống rất ngon, mỗi người được cho kèm dĩa rau nhiều loại: cải con, giá, bắp chuối, cải mầm....tươi xanh. Theo người quản lý, nguyên liệu chế biến món mì ở đây độc đáo nhờ dùng dầu phụng thiên nhiên và 100% gà ta được mang từ quê lên.
Đến nay, mì quảng bà Mua đã có 4 cơ sở ở Đà Nẵng, giá mỗi tô từ 30.000 đồng - 50.000 đồng.
Bánh cuốn thịt heo cũng là một trong những món ăn khoái khẩu không chỉ riêng người dân địa phương. Từng thớ thịt mỏng, cuống với cả bánh ướt, rau sống thơm nồng, chấm với mắm nêm (còn gọi là mắm cái) rất đượm. Ăm một miếng sẽ nhớ rất lâu. Hiện món này tương đối phổ biến tại Đà Nẵng.
Giữa Đà Nẵng sôi động, quán cà phê "Không gian xưa" như một dấu lặng, là nơi các đại biểu APEC ngoài việc thư giãn còn có thể biết thêm về kiến trúc cổ VN.
Xây dựng trên khu đất 5.000 mét vuông, quán có nhiều tiểu cảnh đẹp, thoáng mát, có sân đình, cây đa, giếng nước, có cây thiên tuế khoảng 600 tuổi thuộc loại già nhất VN.
Đặc biệt trong quán có nhiều căn nhà cổ làm từ gỗ quý được phục dựng gần như nguyên bản. Những cây quạt cổ, đèn cổ có tuổi đời gần trăm năm, đặc biệt có bộ bàn cổ tuổi đời hơn 200 năm vẫn được lưu giữ tại đây.
Quán ông Tạ (113A Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu)
Quán khai trương từ năm 2009, mở cửa từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm.
Món bún chả cá tại đây được đánh giá chất lượng khá tốt. Quán khá nổi tiếng, được nhiều khách du lịch biết đến. Nước bún thanh, ngọt. Rau nhà tự trồng, chả cá tự làm.
Ngoài bún chả cá, quán còn có món bún cá thu, cá ngừ, chả ram cũng ngon không kém. mỗi tô từ 25.000-40.000 đồng. Đặc biệt, món bún ông Tạ tuy giá khá cao (75.000 đồng) nhưng bạn sẽ "xanh mặt" vì tô ngồn ngộn đủ loại cá.
Chủ quán tiết lộ: "Chả cá chúng tôi tự làm, thành phần gồm 80% cá đỏ, 10% cá thu và 10% cá lạc".
Nhà hàng phì lũ (225 Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu)
Thành lập từ năm 1973, nhà hàng Phì Lũ nổi tiếng với món cơm gà. Do chủ là người Hoa nên đã kết hợp công thức nấu nướng Hoa-Việt làm nên món cơm gà đặc biệt hơn so với nơi khác. Cơm gà 68.000 đồng/dĩa.
Trứng chén nướng thơm nức mũi ngày đông Hà Nội, đón trăm khách/ngày Mang món ăn vặt nổi tiếng Đà Nẵng ra Hà Nội, quán trứng chén nướng của chị Hoàng Thùy Linh trở thành địa điểm thu hút thực khách trẻ. Thời điểm cuối thu, đầu đông, khi Hà Nội bước vào những ngày thời tiết mát mẻ, se se lạnh, các món ăn vặt nóng hổi được thực khách ưa chuộng. Tại con ngõ...