Quán bún bò Huế đắt khách ở thủ đô
Món ăn ở quán không có màu nâu đỏ thường thấy của bún bò Huế do đã được điều chỉnh thích hợp với khẩu vị người Hà Nội.
Hiếm có món ăn cố đô nào quen thuộc với người dân Hà Nội như bún bò Huế. Đây là món ngon tuy khởi hành từ vùng miền khác nhưng lại “du nhập” vào thủ đô từ khá sớm và có mặt khắp mọi hang cùng ngõ hẻm. Không thể nào đếm được có bao nhiêu quán bún bò Huế, tuy nhiên điểm đến quen thuộc của nhiều người trong những năm qua là quán bún bò Huế O Xuân trên đường Quang Trung.
Các thành phần trong bát bún bò Huế rất đầy đặn và xứng đáng với giá tiền. Ảnh: Phiêu Linh
Nhiều thực khách phải ngạc nhiên vì độ “vĩ đại” của bát bún khi nhân viên vừa bưng ra. Bạn sẽ phải tự hỏi làm thế nào để người ta ăn hết được suất đặc biệt với quá nhiều thành phần trong đó. Do vậy, dù giá không rẻ nhưng thực khách không bị cảm giác thòm thèm sau khi ăn xong.
Bún sợi to và trắng mềm, không bị bở. Thịt bò thái miếng dài, mềm tan trong miệng. Bò viên chất lượng, không bị trộn nhiều mỡ, ngọt lừ mà không gây cảm giác lờ lợ do bỏ nhiều mì chính. Tiết không quá mềm nhưng cũng không bị khô. Đặc biệt, đừng gọi suất bớt đi miếng chân giò chỉ vì ngại dùng tay, trong khi chân giò ở quán khá mềm. Bạn không phải tốn bất kỳ công sức đặc biệt nào để thưởng thức phần “khó nhằn” nhất này. Vắt thêm ít chanh tươi, cho ít ớt chưng tạo màu, rồi nhúng phần rau sống tươi ngon vào bát, món bún trông thật lôi cuốn bởi sự phối hợp rất ăn ý của nhiều thành phần khác nhau.
Điều làm nên thương hiệu bún bò Huế O Xuân có lẽ nằm ở nước dùng. Thay vì giữ nguyên độ đậm đà thường thấy ở các món ăn miền Trung, quán đã có sự điều chỉnh phù hợp hơn với khẩu vị người Hà Nội. Nước dùng trong và thanh hơn, ít gia vị hơn nhưng vẫn không mất đi vị ngọt thơm của xương ninh kỳ công, lại thoảng thêm mùi sả. Sự sáng tạo trong kinh doanh này giúp quán tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn và đứng vững trên thị trường dù các hàng bún bò Huế khác vẫn liên tục được mở.
Tuy chỉ là quán bình dân nhưng cách trình bày món ăn khá được coi trọng. Ảnh: Phiêu Linh
Video đang HOT
Chủ quán là người Đà Nẵng yêu món ăn miền Trung, vì thế quán không chỉ phục vụ món bún bò Huế mà còn có cả nem lụi và các món bánh Huế đặc sắc khác. Nem lụi cuốn với bún tươi, rau sống, dưa leo, cà rốt, dứa thái mỏng, chấm với nước lèo sền sệt rắc hạt vừng thơm khá vừa miệng. Bánh lọc tôm có thay đổi so với phiên bản gốc, đó là dùng kèm với rau theo cách ăn của người Hà Nội. Bánh bèo, bánh ram ít dùng để ăn chơi, được khách sành ăn đánh giá là không quá xuất sắc. Tuy nhiên, bạn có thể gọi một đĩa bánh thập cẩm để tiện nếm thử các vị bánh khác nhau.
9 giờ tối ở cơ sở 2, dù có không gian khá rộng ở ngoài trời lẫn trong nhà nhưng quán vẫn đông đúc. Ảnh: Phiêu Linh
Quán mở cửa trong các khung giờ từ 7h đến 14h, từ 16h đến tối muộn. Hai cơ sở ở gần nhau, khá tiện cho thực khách muốn tìm chỗ vào giờ cao điểm, tuy nhiên Nếu đến quán vào giữa trưa, bạn có thể phải chờ đợi khá lâu.
Bún bò Huế ở quán có giá dao động từ 40.000 đến 65.000 đồng, bánh canh xương chả 45.000 đồng, các loại bánh từ 35.000 đến 60.000 đồng.
Theo Asiabooking
Quán bún bò Huế chỉ bán vào đêm có gì mà nườm nượp khách?
Quán bún bò Huế của chị Ty, nằm sâu trong con hẻm 33 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế chỉ bán vào ban đêm và khi nào cũng nườm nượp khách.
Tô bún bò ba chỉ đặc sắc của quán chị Ty trong hẻm 33 Nguyễn Công Trứ.
Ảnh: Bùi Ngọc Long
Đường Nguyễn Công Trứ, TP. Huế, nổi tiếng với nhiều quán bún bò ngon được người dân và du khách tìm đến. Nhưng khác với tất cả các quán bún trên con đường này, quán bún bò Huế của chị Ty chỉ nổi lửa vào ban đêm và lúc nào cũng đông khách.
Thực khách thưởng thức tô bún bò Huế của chị Ty trong con hẻm 33 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế
Ảnh: BNL
Quán bún nằm sâu trong con hẻm số 33 đường Nguyễn Công Trứ này đã tồn tại hơn 20 năm qua. Từ đầu hẻm, chen chúc giữa khu phố du lịch sôi động với nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... quán không hề có bảng hiệu hay bất cứ chỉ dẫn nào. Thế nhưng, càng đi sâu vào trong hẻm dòng người đến quán càng tấp nập. Những hàng xe máy nối đuôi nhau kéo dài.
Thực khách đến với quán đa phần là khách quen, những người bận công việc đi làm về khuya hoặc những người xót dạ sau khi đã tàn cuộc rượu...
Xe máy của thực khách ăn bún bò chị Ty nối dài trong con hẻm
Ảnh: BNL
Dù không có bảng hiệu hay bảng chỉ đường, nhưng khi đi vào chừng nửa con hẻm, thực khách đã bắt đầu nghe mùi hương đặc trưng của bún bò phảng phất trong không gian. Thứ nước của thịt tươi hầm pha quyện trong mùi ruốc đặc trưng xứ Huế đã dắt chân thực khách đến với quán nằm gần cuối con hẻm.
Quán bún là khoảng sân nhỏ của gia đình chị Ty chỉ đủ kê 2 dãy bàn, đủ cho 20 người ăn một lượt. Vậy nên, để có được tô bún ấm lòng lúc đêm khuya, nhiều thực khách đành phải đứng chờ cho những người đang ăn đứng dậy mới có chỗ để ngồi. Nhiều thực khách muốn có bún ăn phải phụ lau bàn, bưng rau, bưng bún cho mình.
Quán bún chị Ty trước đây được bán ở chân Đập Đá, sau vì công trình được nâng cấp phải giải tỏa nên chị đã dời vào bán ngay trong nhà của mình, trong hẻm 33 Nguyễn Công Trứ.
Chị Ty luôn bận rộn để có những tô bún ngon cho khách
Ảnh: BNL
Đĩa rau sống tươi ngon cũng là thế mạnh của quán
Dù quán nằm ở đâu, thực khách quen với bún đêm vẫn không thể quên được mùi vị bún bò chị Ty. Anh Trần Văn Dần, trước đây làm du lịch ở Huế, sau đã chuyển vào miền Nam lập nghiệp. Thế nhưng, khi nào có dịp ngang qua Huế, anh đều ghé đến quán bún chị Ty.
Theo Thanhnien
Người Sài Gòn mê bún bò Huế: Gần 40 năm vị bún kiểu Hoa ở quận 3 Giữa nơi phố thị tấp nập, người ta lại có thể thưởng thức một tô bún bò Huế được nấu theo kiểu Hoa, món ăn vừa quen vừa lạ này khiến ta chỉ có thể thốt lên: 'Sài Gòn quả là thiên đường ẩm thực'... Bún bò Huế chú Há (Hạnh) nằm ở số 300 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3 (TP.HCM)....