Quần bò gây trầm cảm cho phụ nữ
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Hertfordshire đã tìm ra được sự liên quan giữa việc mặc quần bò (jeans) và chứng trầm cảm ở phụ nữ.
Theo một nghiên cứu do giáo sư Karen Pine, Trường ĐH Hertfordshire chủ trì, các nhà nghiên cứu đã rút ra một kết luận thú vị về thói quen mặc chiếc quần bò thông dụng của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ.
Có mối liên hệ nhất định giữa mặc quần jeans và chứng trầm cảm ở phụ nữ.
Chiếc quần bò được xem là trang phục phổ biến nhất, có thể mặc trong rất nhiều trường hợp nhưng không phải bất cứ ai mặc quần bò cũng đẹp và thuận lợi.
“Cấu tạo của những chiếc quần bò không hẳn là hợp vệ sinh hiểu theo nghĩa tạo ra sự thoải mái khi làm việc. Nó chưa chắc đã làm nổi bật được những nét đẹp riêng ở từng người.
Video đang HOT
Quần bò phát ra một tín hiệu: nó thể hiện người mặc nó không quan tâm lắm đến việc chăm chút ngoại hình của bản thân mình” – giáo sư Karen khẳng định.”Mà không hề để ý đến hình thức bên ngoài của mình nữa và chỉ muốn mình không bị mọi người để ý đến là đặc trưng của chứng trầm cảm. Do vậy có mối liên quan rõ ràng giữa trầm cảm và mặc quần bò”, ông kết luận.
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, giữa việc lựa chọn quần áo và tâm trạng của một người có một mối quan hệ nhất định. Vì thế đối với các bệnh nhân trầm cảm các bác sĩ điều trị thường khuyên họ mặc những bộ đồ màu sáng, thậm chí có thể loè loẹt, những bộ quần áo gắn liền với những kỷ niệm vui và tránh mặc quần bò.
Theo Bảo Châu (Vietmnamnet)
Hung thủ cần vạch mặt: Trầm cảm che đậy
Trầm cảm che đậy là bệnh rất hay gặp. Khi mắc bệnh này, nhiều người sớm biểu hiện bi quan, bỏ bê công việc, ngại giao tiếp, từ đó sinh ra tự ám thị, chứng trầm cảm ngày càng nặng. Có người vì không hiểu hết biểu hiện của bệnh, đã sinh ra ý tưởng tự sát.
Nữ mắc nhiều hơn nam
Trầm cảm che đậy có nhiều tên gọi: trầm cảm ẩn, trầm cảm cơ thể, trầm cảm tâm căn, trầm cảm tương đương, trầm cảm không trầm cảm, trầm cảm mong manh, trầm cảm thực vật... Đây là một trạng thái bệnh lý trong đó những rối loạn cảm xúc được che lấp, chỉ biểu hiện ra ngoài bằng những lời than vãn của bệnh nhân về các bệnh lý cơ thể kéo dài.
Tìm cách bộc lộ cảm xúc là phương thuốc chống trầm cảm tốt nhất. Trong Ảnh: tập luyện yoga cười. Ảnh: Mai Kỳ
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam. Có đến 90% số bệnh nhân trầm cảm che đậy đến khám ở các trung tâm đa khoa trước khi khám ở chuyên khoa tâm thần, trong đó nhiều trường hợp không được phát hiện kịp thời khiến người bệnh thường xuyên khám bệnh ở nhiều nơi, đến bác sĩ chuyên khoa này điều trị chưa bớt lại tìm bác sĩ chuyên khoa khác mà vẫn không phát hiện được tổn thương. Từ đó, họ rất dễ tự ám thị, rồi sinh lo âu, bệnh ngày càng nặng.
Triệu chứng thường gặp
Trong trầm cảm che đậy, các triệu chứng rối loạn cảm xúc không hoặc ít biểu hiện ra ngoài, mà các triệu chứng nổi lên là một phức bộ những triệu chứng suy nhược, loạn cảm giác bản thể, rối loạn thực vật nội tạng... Các triệu chứng thường được ghi nhận nhiều nhất là ở hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. Trong đó, thường gặp là các triệu chứng sau: cảm giác đau nhức mơ hồ nhức đầu, căng đầu đau lưng, đau kiểu đau thần kinh rối loạn đường tiêu hoá (đau và khó chịu ở các vùng bụng khác nhau, táo bón...) rối loạn về tim mạch (đau hay cảm giác khó chịu ở vùng trước tim) rối loạn về hô hấp (khó thở, đôi khi thở gấp). Ngoài ra, nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều) lo âu, hoảng sợ ám ảnh cưỡng bức chán ăn hoặc ăn nhiều lạm dụng rượu, ma tuý...
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh nên đến các bệnh viện tâm thần hoặc cơ sở điều trị có chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán kịp thời.
Phát hiện sớm, điều trị khả quan
Trầm cảm nói chung có một cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, làm cho người bệnh có nhiều thay đổi về tâm thần, cơ thể, thần kinh và nội tiết. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật sinh hoá học, người ta đã đo được sự biến đổi của các chất môi giới thần kinh, nội tiết. Do vậy, việc điều trị đạt được nhiều kết quả khả quan nếu bệnh được phát hiện sớm.
Để điều trị, trước hết cần thăm khám toàn diện về lâm sàng, cận lâm sàng. Cố gắng tìm nguyên nhân. Điều trị kết hợp hài hoà giữa hoá trị liệu, liệu pháp tâm lý và nâng đỡ cộng đồng. Các liệu pháp tâm lý có thể áp dụng là: liệu pháp nhận thức, liệu pháp nâng đỡ môi trường sống. Về hoá trị liệu, nên chọn nhóm chống trầm cảm yên dịu. Có thể phối hợp thuốc bình thản giải lo âu. Nâng đỡ cơ thể bằng vitamin. Chú ý chế độ dinh dưỡng cải thiện sức khoẻ thể chất cho người bệnh. Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài để đề phòng tái phát.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy để bệnh không có yếu tố thuận lợi phát triển, chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tăng cường thư giãn, nhằm tránh đi những sang chấn tâm thần nguy hại.
Theo BS.CK2 Nguyễn Hoàng Điệp (Sài gòn tiếp thị)
Xem Facebook giúp cải thiện sức khỏe Theo các nhà khoa học, xem lại những hình ảnh cũ và các bài viết trên tường Facebook có thể giúp cho tâm trạng tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn. Các mạng xã hội được quảng bá như là một cách để chúng ta kết nối với bạn bè xung quanh và chia sẻ cuộc sống hằng ngày. Nhưng có vẻ như...