Quán bánh rán mặn 28 năm chỉ đun bằng bếp dầu hiếm thấy của cặp vợ chồng già Vĩnh Hồ
Chỉ chiếc bếp dầu nho nhỏ đặt trước cửa nhà, vợ chồng cô Hoa ở khu tập thể B3 Vĩnh Hồ phục vụ không biết bao nhiêu vị khách suốt 28 năm qua.
Với tiết trời của mùa đông, dạo quanh Hà Nội ghé vào những quán bánh rán mặn là một ý tưởng hoàn toàn tuyệt vời cho các bạn trẻ. Những chiếc bánh tròn tròn thuôn dài, vừa ăn, vừa thổi với nhân thịt xay, miến, mộc nhĩ, hạt tiêu thơm lừng cũng đủ khiến bao tâm hồn ăn uống phải háo hức. Với những ai ở khu vực Đống Đa, nếu muốn chiều lòng chiếc bụng đang sôi ùng ục có thể tìm đến quán của cô Hoa khu tập thể B3 Vĩnh Hồ để thưởng thức nhé!
Yếu tố “thiên thời” ấy khiến bánh rán mặn trở thành món ăn vặt mà chỉ nghĩ đến thôi, người ta đã thấy thòm thèm khó cưỡng.
Quán bánh rán mặn Vĩnh Hồ 28 năm
Bánh rán mặn cô Hoa là một trong những địa điểm ăn uống thường xuyên được nhắc tới ở khu tập thể Vĩnh Hồ, Ngã Tư Sở, Đống Đa. Để đi đến được đây mọi người có thể đi theo đường Thái Thịnh hoặc đường Tây Sơn rồi rẽ vào Vĩnh Hồ.
Quán nằm ở khu tập thể B3. Với những ai đến lần đầu tiên khá hoang mang không biết đường đi lối lại như thế nào ở khu tập thể này nên có thể đi men theo con đường nhỏ đi vào khu tập thể và nhìn tấm biển bánh rán mặn, bánh gối, phở cuốn, chè treo ngay ở sân là thấy.
Trước đây, vợ chồng cô Hoa thường bán ở đầu sân khu tập thể, gần với chợ Vĩnh Hồ nên dễ dàng tìm hơn. Hơn 1 năm nay vợ chồng cô chuyển bán ở nhà nên nhiều người tìm đến lần đầu hay quay trở lại ăn sau bao năm sẽ khó để tìm hơn.
Vì quán nằm trong khu tập thể nên đường đi vào khá nhỏ chỉ chừng 1m. Chính vì vậy nếu đến quán vào giờ cao điểm chiều tối đông khách, bạn sẽ rất khó khăn để tìm một chỗ để xe.
Tuy nhiên, đến đây bạn khỏi phải lo vì quán vô cùng sạch sẽ. Mỗi khi khách về vợ chồng cô chú lại cẩn thận dọn dẹp nên lúc nào bàn ghế cũng gọn gàng, sàn nhà không hề có một mẩu giấy hay miếng đồ ăn nào rơi vãi. Không những vậy, đồ ăn ở đây khá ổn, ngon và rất phù hợp với mọi người, đặc biệt những ngày trời đông như thế này. Không chỉ vậy, ngay trước quán đặt một chiếc bếp dầu để rán bánh, khách đến đâu cô chú rán đến đó nên mọi người luôn được an tâm về chất lượng. Ai đến đây ăn cũng sẽ được thưởng thức chiếc bánh nóng hổi, thơm ngon.
Thực đơn ở đây chỉ có 4 món, đó là bánh rán mặn, bánh gối, phở cuốn và chè. Trong đó mọi người đến đây gọi nhiều nhất là bánh rán mặn và bánh gối.
Bánh rán mặn vô cùng hấp dẫn.
Bánh rán mặn có hình hơi thuôn dài với lớp vỏ mỏng. Khi cắn một miếng, mọi người không chỉ cảm nhận được độ giòn mà còn cảm nhận được độ dẻo của vỏ. Bên trong là nhân thịt, miến, mộc nhĩ vô cùng thơm ngon. Phải nói, vỏ bánh dù để hơi nguội nhưng vẫn rất giòn, có vị đậm đà riêng biệt, rất đặc trưng chấm quyện cùng nước chấm chua ngọt cay cay thì hết sảy.
Còn bánh gối ở đây được chiên có màu vàng ruộm trông rất đẹp mắt, sạch sẽ. Từng chiếc bánh được nặn khéo léo. Lớp vỏ được chiên mỏng tang nhưng vẫn giữ được độ giòn rụm.
Đặc biệt, bên trong nhân là thịt băm trộn mộc nhĩ, miến và thêm chút trứng rán được tẩm ướp vừa vặn. Miến ở trong nhân bánh chín tới, không bị nát quá, giữ được hương vị của mộc nhĩ còn trứng tráng để lại ấn tượng với mọi người với mùi thơm ngay từ khi cắn miếng bánh đầu tiên.
Bánh gối ở đây rất đặc biệt với trứng tráng bên trong nhân.
Vợ chồng cô Hoa cứ khách ăn đến đâu mới rán đến đấy.
Được biết, bánh rán mặn giá 5 nghìn/chiếc; phở cuốn giá 6 nghìn/chiếc; bánh gối giá 10 nghìn/chiếc và chè đỗ đen/xanh giá 15 nghìn/cốc.
Video đang HOT
Cặp vợ chồng U60 bán bánh rán mặn chỉ trung thành với bếp dầu
Ngày nào cũng vậy, vợ chồng cô Hoa (54 tuổi), chú Sơn (57 tuổi) lại thức dậy vào lúc 7h để chuẩn bị xay gạo nếp lọc bột làm bánh và đi chợ mua nguyên liệu để chuẩn bị đến 1h chiều dọn hàng ra phục vụ bánh rán mặn, bánh gối, phở cuốn và chè cho khách.
Buổi chiều đến, cô chú cứ mỗi người một chân một tay, người rán bánh rán mặn ở bếp trong nhà còn người rán bánh gối ở chiếc bếp dầu đặt ngoài cửa. Công việc hàng quán bận rộn nhưng hai vợ chồng cô chú cứ túc tắc làm, khách đến đâu làm đến đó để luôn mang đến những món ăn ngon, nóng hổi cho mọi người.
Chú Sơn phụ cô Hoa rán bánh ở ngoài.
Cô Hoa cho biết, quán bánh rán mặn của nhà cô đã có được 28 năm nay ở Vĩnh Hồ. Cô vẫn hay thường nói đùa rằng quán bánh rán này bằng tuổi với con trai của cô bởi năm sinh con trai cũng chính là lúc cô bắt đầu với công việc bán hàng ăn.
Thời gian đầu, cô bán đủ thứ món nào phở bún riêu cua, cháo trai, bún dọc mùng, chè đỗ đen, nước mía, bánh rán mặn ngọt, bánh gối ở sân khu tập thể. Sau này tuổi cao sức yếu cô chỉ bán bánh rán mặn, bánh gối, phở cuốn và chè thôi.
Trước đây, bán rán mặn cô chỉ bán 1 nghìn 200 đồng, 1 nghìn rưỡi đến 3 nghìn và bây giờ đến 5 nghìn.
“28 năm bán hàng may mắn tôi không gặp khó khăn gì. Quán gắn bó với rất nhiều thế hệ học sinh, có những lớp có con 14 – 15 tuổi rồi vẫn còn quay trở lại đây ăn”, cô Hoa cười cho biết.
Món bánh rán của cô gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
Chia sẻ về quán của mình, cô Hoa cho biết, gần đây hàng quán mở nhiều, người ta cứ tiện mặt đường lớn vào ăn nên quán cô khách cũng không được đông như trước đây. Tuy nhiên hiện nay, mọi người yêu thích vẫn luôn tìm đến mỗi ngày khiến vợ chồng cô đầu tắt mặt tối từ trưa đến chiều tối. Cô luôn tự tin về quán bánh rán của nhà mình luôn sạch, ngon, giá bình dân phù hợp với tất cả mọi người.
“Điều khiến quán của tôi đặc biệt, 28 năm vẫn được mọi người nhớ đến ghé ăn đó chính là tôi luôn làm món ăn sạch, ngon, giá bình dân. Đặc biệt tôi bán rất uy tín, khách ăn đến đâu làm đến đó, ai đến mới làm nên món ăn luôn tươi ngon, nóng hổi”, cô Hoa chia sẻ.
Trước đây mỗi ngày, cô Hoa làm đủ 3kg bột nặn bánh bán còn hiện nay cô cứ làm theo lượng khách đến ăn từng ngày, có những ngày khách đến hết bánh cô cũng đành phải xin lỗi hẹn đến ngày mai mà không làm cố.
Để làm bánh ngon, bột bánh của cô được làm từ gạo nếp còn nhân bánh của cô được làm từ thịt, mộc nhĩ, miến chọn lựa cẩn thận. Đặc biệt bánh gối cô chọn trứng gà ta tráng để cho vào bánh.
“Trước đây tôi bán ở sân khu tập thể, một năm nay chuyển về trong nhà bán nên diện tích nhỏ hơn. Tôi vẫn dùng bếp dầu để rán bánh cho khách vì nó gọn, phù hợp với diện tích nhỏ, bê đi bê lại thuận tiện. Bây giờ bếp dầu ít người sử dụng nên tôi phải lấy dầu ở tận Văn Điển về”, cô Hoa cho biết.
Cô Hoa tâm sự, nhờ quán bánh rán mà cô nuôi được con trai khôn lớn, học 2 bằng đại học đến nay đã lập gia đình. Hiện tại, cuộc sống chỉ lo cho 2 vợ chồng, hơn nữa sức khỏe 2-3 năm nay một yếu đi nên cô cứ túc tắc bán hàng. Đến bây giờ điều cô lo lắng nhất là không có người nối nghề, tiếp quản quán của mình. Thế nhưng, cô vẫn cố gắng để mọi người có một địa chỉ tìm đến mỗi khi thèm ăn bánh rán mặn, bánh gối, phở cuốn và chè đỗ đen truyền thống.
Theo Khampha
Cách làm bánh rán Hà Nội với hai loại nhân mặn - ngọt
Sẽ không quá lời khi nói rằng bánh rán là một trong những món ăn vặt góp phần làm nên nét độc đáo trong ẩm thực của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Giờ đây, không riêng gì những người con Hà Nội mà với người dân Việt Nam nói chung, bánh rán đã trở thành món ăn vô cùng thân quen. Theo thời gian, bánh rán được biến tấu với nhiều loại nhân và cách chế biến khác nhau nhưng truyền thống nhất vẫn là hai loại bánh rán: nhân ngọt làm từ đậu xanh và nhân mặn làm từ thịt lợn, miến, mộc nhĩ. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn cách làm 2 loại bánh rán phổ biến trên các đường phố Hà Nội.
1. Cách làm bánh rán nhân ngọt
Nguyên liệu
Phần vỏ bánh:
100g bột nếp khô15g bột gạo tẻ25g đường1 củ khoai lang mật luộc chín, nghiền nát (có thể thay thế bằng khoai tây)50-100ml nước ấm50g vừng trắng
Phần nhân bánh:
70g đậu xanh bỏ vỏ, ngâm trước với nước 2 tiếng25g đường30ml dầu ăn Cách làm
Bước 1: Phần vỏ bánh:
Làm bánh rán nhân ngọt (Nguồn: Internet)
Trộn 100g bột nếp, 15g gạo tẻ, khoai lang mật đã nghiền nát và 25g đường vào một chiếc bát lớn. Sau đó thêm từ 50-100ml nước ấm vào bột, trộn đều tay đến khi thấy bột mịn, không dính tay là được. Lượng nước tùy theo các loại bột khác nhau, nếu là bột nếp xay trực tiếp từ hạt gạo nếp thì độ hút nước sẽ ít hơn, lượng nước cho vào phải giảm đi.
Sau đó, để bột nghỉ 45-60 phút tùy vào điều kiện nhiệt độ, thời tiết.
Bước 2: Phần nhân bánh:
Cho đậu xanh đã ngâm 2 tiếng vào nồi, đổ nước xâm xấp ngang mặt đậu, nấu trên lửa vừa cho đến khi chín nhừ.
Nấu nhừ đậu xanh (Nguồn: Internet)
Tiếp đến cho đậu vào máy xay, có thể cho thêm một chút nước cho dễ xay, thêm 25g đường, xay nhuyễn và đổ ra chảo chống dính, cho 30ml dầu ăn vào, sên đậu trên lửa nhỏ đến khi thành một khối mịn. Chia nhân thành nhiều viên tròn từ 10-12g khi đậu còn nóng.
Bước 3: Nặn bánh:
Chia bột vỏ bánh thành 20 phần, mỗi phần nặng khoảng 12 - 14 gram.
Chia bột vỏ bánh và nhân bánh thành các viên tròn đều nhau (Nguồn: Internet)
Vo tròn một phần bột, ép dẹp rồi đặt nhân vào giữa, gói lại. Bạn chú ý ép vỏ bột sát với nhân để khi rán bột vỏ bánh có thể phồng lên. Bọc hết 20 phần bánh.Nhúng nhẹ đầu ngón tay qua nước rồi vê viên bánh cho vỏ ngoài bánh hơi ướt một chút rồi lăn bánh qua vừng. Nước giúp vừng dính vào vỏ bánh dễ dàng hơn. Nắn lại bánh nhẹ nhàng để vừng dính chặt vào vỏ bánh và khi rán sẽ không bị rụng ra ngoài.
Bước 4: Rán bánh:
Làm nóng dầu ăn trên lửa vừa, để dầu nóng tới khoảng 150 độ C rồi thả bánh vào. Đợi từ 1 - 3 phút cho vỏ bánh se lại, dùng đũa đảo nhẹ để bánh không dính nhau và không dính đáy nồi.
Rán bánh trên lửa vừa, tới khi vỏ bánh phồng to và nổi lên mặt dầu, có màu vàng đều ở các mặt thì vớt ra, để lên giá đựng bánh cho ráo dầu.
Bánh rán ngọt thành phẩm (Nguồn: Internet)
2. Cách làm bánh rán mặn
Nguyên liệu làm bánh rán mặn:
Phần vỏ:
250g bột nếp khô35 gram bột gạo tẻ5 gram muối50 gram khoai tây hoặc khoai lang mật luộc chín, nghiền mịn200 - 240 ml nước ấm (khoảng 40 - 50 độ C)Khoảng 300 - 400 ml dầu ăn để chiên bánh
Phần nhân bánh
175 gram thịt lợn xay50 gram cà rốt18 - 20 gram miến khô3 cái mộc nhĩ (khoảng 8 - 10 gram)20 gram hành tây5 ml dầu ăn1/2 thìa cafe hạt nêm hoặc bột canh
Nước chấm
25 gram đường15 - 18 ml nước cốt chanh15 - 20 ml nước mắmTỏi, tiêu, ớt
Cách làm bánh rán nhân mặn:
Bước 1: Phần vỏ bánh:
Trộn 250g bột nếp, 35g bột tẻ, khoai lang chín nhừ đã nghiền nát, 5g muối vào một cái bát lớn. Từ từ cho 200ml nước ấm vào và nhồi bột cho đều tay, đến khi thành khối mịn không dính tay là được. Nên cho từng lượng nhỏ nước vào bột để kiểm soát độ ẩm vừa phải cho bột bánh, tránh tình trạng bột bánh quá ướt hoặc quá khô
Để bột nghỉ 45-60 phút tùy vào điều kiện nhiệt độ, thời tiết.
Bước 2: Cách làm nhân bánh rán mặn
Ngâm miến và mộc nhĩ cho đến khi nở mềm, vớt ra và vắt cho thật ráo nước.Mộc nhĩ cắt bỏ chân và thái thành sợi nhỏ.Dùng kéo cắt miến thành khúc dài 2 - 3 cm.Rửa sạch rồi gọt vỏ cà rốt, bào thành sợi.Hành tây thái hạt lựu.
Vo tròn nhân thành các phần đều nhau (Nguồn: Internet)
Trộn thịt, hành tây, cà rốt, miến, mộc nhĩ vào bát, thêm dầu ăn và bột nêm hoặc bột canh. Chia nhân thành 12 phần nhỏ, vo tròn, mỗi phần nặng khoảng 25 gram.
Bước 3: Nặn bánh:
Chia bột thành 12 phần, khối lượng mỗi phần khoảng 50 gram. Lấy một phần bột, ấn cho bột hơi dẹp rồi dùng tay nắn cho rìa bột mỏng hơn phần giữa bột. Đặt nhân vào giữa. Lưu ý khi gói phải chặt tay để bột áp sát với nhân thì khi rán vỏ bánh mới phồng lên. Gói lại và dính mép bột cho thật kĩ, nếu không khi rán vỏ bánh có thể bị vỡ.
Gói chặt tay để không có quá nhiều khí bên trong bánh (Nguồn: Internet)
Khi đã gói xong hết bánh thì dùng màng bọc thực phẩm bọc kín cho vỏ bánh không bị khô. Để bánh nghỉ ít nhất 1 tiếng.
Bước 4: Làm nước chấm:
Cho 25 gram đường, 15ml nước cốt chanh (có thể sử dụng giấm gạo) và nước vào tô, nêm nếm theo khẩu vị chua ngọt cân bằng. Sau đó mới từ từ cho nước mắm vào bát nước chanh, khuấy đều. Tuỳ theo khẩu vị của bạn mà có thể cho thêm tỏi, ớt băm, tiêu và dưa ăn kèm.
Bước 5: Rán bánh:
Làm nóng dầu trên lửa vừa phải (tới khoảng 150 độ C). Khi dầu ăn đã nóng, thả bánh vào nồi. Đợi khoảng 1 - 3 phút cho vỏ bánh se lại thì dùng đũa lật nhẹ để bánh không dính nhau và không dính đáy nồi. Rán bánh trên lửa vừa tới khi vỏ bánh phồng to, vàng đều các mặt và bánh nổi lên mặt dầu thì vớt ra để cho ráo dầu.
Bánh rán mặn thành phẩm (Nguồn: Internet)
Mẹo làm món bánh rán ngon hơn:
Nên để bột có độ ẩm vừa phải vì nếu bột quá khô thì vỏ bánh sẽ dễ nứt, khó gói nhân, bánh nở kém và khi ăn bánh sẽ bị cứng.Căn đủ thời gian cho nhân khô và bột nghỉ, vì nếu nhân chưa khô, thời gian nghỉ của bột chưa đủ hay dầu quá nóng, khi nặn bánh chưa ép sát vỏ bánh vào phần nhân thì sẽ dẫn đến tình trạng còn không khí trong bánh, bánh sẽ xẹp hoặc nứt.Rán bánh ở nhiệt độ vừa phải, nếu rán ở nhiệt độ quá thấp thì vỏ bánh sẽ dai, còn mùi bột sống, khiến cho bánh không được ngon. Ngược lại nếu rán ở nhiệt độ quá cao thì vỏ bánh sẽ cháy trước khi nhân bánh kịp chín. Do vậy, cần phải căn chỉnh lửa ở mức độ vừa phải
Còn gì tuyệt vời hơn khi những lúc rảnh rỗi được thưởng thức những chiếc bánh rán vàng rụm, thơm ngon cùng bạn bè! Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn không thưởng thức một chiếc bánh rán nhân ngọt nóng hổi rồi sau đó nhâm nhi một tách trà, ngồi đọc sách hay nghe một vài bản nhạc không lời. Chỉ những điều nhỏ bé ấy thôi nhưng cũng đủ làm cho cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa và thú vị hơn nhiều. Chúc các bạn thành công với công thức làm bánh rán ở trên nhé!
Theo VOH
Các món ngon ngày Tết "chống ngán" cho bánh chưng, thịt mỡ Nghĩ đến Tết, nhiều người nghĩ đến những ngày dài chỉ loanh quanh với bánh chưng, thịt mỡ. Nhưng thực ra, ẩm thực mùa xuân vô cùng phong phú với các món món ăn ngày Tết "chống ngán" rất dễ làm. Dưa hành Dưa hành là một trong những món ăn cổ truyền mỗi dịp Tết đến xuân về. Không cầu kỳ, không...