Quận Bắc Từ Liêm: Quyết tâm đưa nghị quyết vào cuộc sống
Ngay sau Đại hội đại biểu lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025), Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.
Cùng với đó, các đảng bộ cơ sở trên địa bàn đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống với tinh thần cao nhất, sớm đưa quận trở thành đô thị phát triển của Thủ đô như mục tiêu Đại hội đã đề ra.
Một góc Khu đô thị Ciputra trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Đồng loạt triển khai
Thước đo thành công của một kỳ đại hội Đảng chính là Nghị quyết sau khi ban hành tạo được sự đồng thuận, huy động toàn thể nhân dân tích cực tham gia, trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Ở quận Bắc Từ Liêm, điều đó được thể hiện bằng việc ngay sau khi hoàn thành Đại hội Đảng bộ cấp phường, cấp quận, các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ quận đã bắt tay ngay vào việc cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết bằng cách bám sát vào các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội ở cấp mình.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường, Đảng bộ quận lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025), phường Đức Thắng xác định các giải pháp đột phá trong thời gian tới đều hướng đến việc tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Bí thư Đảng ủy phường Đức Thắng Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: “Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng quận Bắc Từ Liêm là đô thị phát triển của Thủ đô Hà Nội, Đảng ủy phường sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại địa phương. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thị trường, khớp nối hạ tầng giao thông, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ…”.
Là phường có tiềm năng phát triển để trở thành phường đô thị trong tương lai nên Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ phường Xuân Tảo xác định sẽ tập trung đột phá vào 2 nhiệm vụ. Đó là: Chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ công dân và huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung làm tốt công tác quản lý đô thị.
Video đang HOT
Bí thư Đảng ủy phường Xuân Tảo Nguyễn Xuân Long nhấn mạnh: “Để đạt được mục tiêu trên, khối lượng công việc cần giải quyết rất lớn. Do vậy, chúng tôi bắt tay vào cụ thể hóa Nghị quyết thành kế hoạch, nhiệm vụ cho từng năm và từng lĩnh vực. Cấp ủy Đảng và chính quyền được củng cố. Ban Chấp hành Đảng bộ ban hành quy chế làm việc và kiện toàn một số ban chỉ đạo. Với định hướng trở thành phường đô thị trong tương lai nên công tác quy hoạch được Đảng ủy phường đặc biệt quan tâm nhằm hình thành nên diện mạo mới cho phường theo đúng tinh thần mà Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ quận đã đề ra”.
Cùng với các phường Đức Thắng, Xuân Tảo, nhiều đơn vị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm tiếp tục thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 như: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều phường còn chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động đầu tư, tạo mọi điều kiện cần thiết cho kinh tế quận tăng trưởng nhanh và bền vững.
Tạo sự lan tỏa sâu rộng
Để sớm hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2020-2025 đã khẩn trương bổ sung hoàn chỉnh, ban hành Nghị quyết đại hội, thông qua Chương trình hành động và xây dựng chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ; chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa. Từng đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Quận ủy được phân công phụ trách các lĩnh vực, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
Đặc biệt, Chương trình hành động sau đại hội cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị rất cụ thể. Theo đó, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm sẽ tăng cường công tác xây dựng Đảng; nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở. Xây dựng và phát triển quận Bắc Từ Liêm là đô thị “xanh, sạch, văn minh, hiện đại” của Thủ đô Hà Nội; kinh tế – xã hội phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với phát huy truyền thống địa phương. Cùng với đó là bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn quận ngày càng được nâng cao; quốc phòng được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được bảo đảm trong mọi tình huống.
Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Bắc Từ Liêm Dương Ngọc Thanh cho biết, để nghị quyết nhanh chóng trở thành hiện thực, tạo chuyển biến mới ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua để hoàn thành những mục tiêu đề ra của nhiệm kỳ mới. Quận đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ quận.
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết tới các chi bộ, đảng bộ cơ sở, các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân để cùng nắm rõ, hiểu sâu. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên. Đồng thời, gắn với trách nhiệm của từng cấp ủy, đơn vị có khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Qua đó, thể hiện rõ quyết tâm cao nhất của từng địa phương, đơn vị trên địa bàn.
Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Trần Thế Cương cho biết, một trong những nhiệm vụ được Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tập trung triển khai ngay sau đại hội là lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, phòng, chống dịch Covid-19. Ngay từ đầu nhiệm kỳ sẽ tập trung phát huy tiềm năng và thế mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng đô thị sinh thái bền vững gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt là thực hiện có hiệu quả khâu đột phá thứ nhất của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra. Đó là huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông khung và khớp nối đồng bộ giữa hạ tầng đô thị với hạ tầng các khu dân cư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền đô thị nhằm tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức và công dân.
Bằng những giải pháp sát, đúng, phù hợp với thực tế địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Bắc Từ Liêm sẽ từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ quận đã đề ra.
Hà Nội - Thành phố sáng tạo một mục tiêu phát triển thủ đô nhiệm kỳ tới
Một trong những định hướng lớn phát triển Thủ đô được nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ 17 đó là phát triển thành phố sáng tạo cùng với danh hiệu "thành phố vì hòa bình".
Một trong những định hướng lớn phát triển Thủ đô được nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ 17 Đảng bộ thành phố Hà Nội, đó là phát triển thành phố sáng tạo cùng với danh hiệu "thành phố vì hòa bình". Đây được coi là đòn bẩy trong phát triển bền vững trên nền tảng Thủ đô nghìn năm tuổi, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư mà còn có vai trò trong giải quyết những vấn đề nóng đang đặt ra trong quá trình đô thị hóa hiện nay.
Hà Nội sẽ phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Lê Việt
Hà Nội từng trong diện cảnh báo là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với các con số quan trắc cho thấy chỉ số không khí nhiều nơi ở ngưỡng nguy hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Lãnh đạo thành phố cũng từng "đau đầu" với những con sông chứa đầy rác và nước thải như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ, sông Đáy... Ô nhiễm nước các dòng sông không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống người dân vùng nội thành mà còn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ven đô.
Với ông Lê Văn Hoạch, ở thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, ô nhiễm nước và không khí đang là những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển của đô thị Hà Nội. Trong đó, ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó huyện Ứng Hòa được thành phố xác định là vùng xanh, trong mảng nông nghiệp, người dân rất kỳ vọng ngoài năng suất ra thì có chất lượng, thương hiệu là lúa, cá, vịt nhưng nguồn nước hiện nay rất ô nhiễm, không đáp ứng được cho nhu cầu và nguyện vọng cho sản xuất nông nghiệp.
Mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô, giải quyết các bất cập nhất là về ô nhiễm đã được lãnh đạo thành phố trăn trở từ nhiều năm nay và được cụ thể hóa trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đai hội Đảng lần thứ 17 lần này của thành phố Hà Nội.
Năm 2019 thành phố Hà Nội đã quyết tâm xây dựng hồ sơ và chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực thiết kế. Điều này cho thấy quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của Hà Nội trong việc phát triển Thủ đô với bản sắc riêng để đưa trái tim về văn hóa và sáng tạo của cả nước trở thành trung tâm sáng tạo của Khu vực và thế giới. Phát triển thành phố sáng tạo sẽ dựa chủ yếu trên nền tảng của những giá trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế xã hội nhằm giảm dần ô nhiễm do phát triển nóng về kinh tế.
Với bề dày văn hiến của thành phố nghìn năm, các nhà khoa học tin tưởng hoàn toàn có cơ sở để Hà Nội phát triển các tiềm năng thương mại và văn hóa Thủ đô để trở thành "Kinh đô sáng tạo của Đông Nam Á", như nhận định của TS Nguyễn Quang, Trưởng đại diện cơ quan phát triển khu dân cư và đô thị bền vững của Liên hợp quốc: "Các lớp lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội tạo lên sự khác biệt của Hà Nội. Các lớp của thời kỳ tiền phong kiến, phong kiến, thời kỳ thực dân, thời kỳ XHCN bao cấp và thời kỳ đổi mới. Đấy là tài sản đặc biệt làm nên sự khác biệt của Hà Nội. Trong thế giới ngày nay sự phát triển, sự khác biệt chính là một động lực tạo ra sự phát triển, sự cạnh tranh của các thành phố trên thế giới."
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (Ảnh: Kinh tế và Đô thị)
Hàng trăm điểm sáng tạo vốn có của thành phố, cùng với nghệ thuật thủ công phong phú của khoảng 1.500 làng nghề truyền thống lịch sử lâu đời ở Hà Nội đang mở ra cơ hội để phát triển thành phố sáng tạo thu hút du khách. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là các làng nghề đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần được thành phố giải quyết, nhất là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và cơ sở hạ tầng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, cùng với việc xác định các nguồn nội lực, Hà Nội định vị tầm nhìn, xác định mục tiêu chiến lược để phát triển thủ Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Danh hiệu Thành phố sáng tạo về thiết kế của Hà Nội cũng như những định hướng mới cho chiến lược phát triển Thủ đô nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng và các đối tác quốc tế.
Theo đó, thực hiện cam kết với UNESCO sau khi Hà Nội chính thức trở thành Thành phố sáng tạo về thiết kế, Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng các chương trình và kế hoạch hành động dài hạn về tầm nhìn và kết nối các chính sách của Thành phố, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm nâng tầm cho lĩnh vực thiết kế sáng tạo, cũng như nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng để từng bước hiện thực hóa các sáng kiến và xây dựng hình ảnh Hà Nội - Thủ đô sáng tạo.
Trở thành thành phố sáng tạo UNESCO, thành phố Hà Nội đã tham gia vào mạng lưới trên 240 thành phố của 84 quốc gia coi sáng tạo là nhân tố chiến lược cho phát triển bền vững, mở ra cơ hội hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo với các thành phố sáng tạo toàn cầu như Béc lin, Thượng Hải, Singapo...
Với định vị thành phố sáng tạo, Hà Nội sẽ tham gia vào dòng chảy toàn cầu đưa sáng tạo trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, góp vào thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra trong Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng thành phố lần này.
Đó là đến năm 2025 đưa thủ đô Hà Nội phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực ASEAN; đến năm 2030 Hà Nội trở thành thành phố "xanh-thông minh-hiện đại", phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực, quốc tế. Tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2045 đặt mục tiêu, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế. Đó là khát vọng và niềm tin mà người dân cả nước gửi gắm vào Hà Nội, Thủ đô ngàn năm tuổi, văn hiến, anh hùng./.
Hà Nội: Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Chiều 6-10, Thành ủy Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025. Toàn cảnh buổi họp báo Đồng chí Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi họp báo. Tại buổi họp báo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo...