Quần áo và giày dép có thể mang COVID-19 từ ngoài vào nhà hay không?
Đến nay, chưa có trường hợp nào được ghi nhận về việc lây truyền dịch COVID-19 thông qua quần áo. Các chuyên gia y tế cho biết hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng đều có thể diệt virus khi giặt. Tuy nhiên, dù chưa có bằng chứng nhưng giày dép vẫn tiềm ẩn nguy cơ.
Đến nay chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm SARS-CoV-2 qua quần áo, giày dép.
Dù thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tẩy rửa các bề mặt thường xuyên song nhiều người vẫn lo lắng việc quần áo, giày dép có thể mang virus SARS-CoV-2 từ môi trường bên ngoài về nhà.
Quần áo có rủi ro thấp
“Nếu bạn ra ngoài đi vào chỗ đông người, có khả năng bạn sẽ tiếp xúc với nguồn lây COVID-19. Tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi, giày hay quần áo là một nguồn lây truyền không đáng kể” – Bác sĩ Vincent Hsu – bác sĩ nội khoa được chứng nhận bởi hội đồng quản trị các bệnh truyền nhiễm và y tế dự phòng tại AdventHealth ở Orlando, nói với Healthline.
Theo bác sĩ Hsu, không có trường hợp nào được ghi nhận về việc lây truyền SARS-CoV-2 thông qua quần áo và giày dép đến thời điểm này.
COVID-19 lây lan qua các giọt hô hấp. Ho và hắt hơi là nguồn lây truyền trực tiếp phổ biến. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 có khả năng sống sót trên các bề mặt khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau.
“Độ ẩm cũng đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường sống của virus. Trong khi kim loại và nhựa có thể là nơi trú ẩn cho virus trong tối đa 2 đến 3 ngày thì quần áo không được coi là chất liệu có lợi cho sự tồn tại của nó.” – Tiến sĩ Kathleen Jordan – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Phó chủ tịch của Common Sprite Health, nói với Healthline .
Khi nào nên đề phòng với quần áo?
Nếu bạn chăm sóc hoặc thường xuyên ở gần một người mắc bệnh COVID-19, thì việc giặt giũ thường xuyên là một phần thiết yếu của vệ sinh phòng ngừa. Điều này đặc biệt quan trọng với các cá nhân có nguy cơ cao như nhân viên y tế.
Nói chung, tập trung vào các vệ sinh khác như giữ tay sạch và không chạm vào mặt bạn quan trọng hơn giặt quần áo.
Khi giặt đồ tại nhà, việc diệt virus không cần phải tốn quá nhiều công sức bởi hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng có thể diệt virus.
Còn giày thì sao?
Video đang HOT
Giày có xu hướng bẩn hơn rất nhiều so với quần áo. Vì vậy, chúng có nhiều khả năng mang vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm khác vào nhà hơn.
Các chuyên gia đồng ý rằng chúng là một nguồn lây truyền SARS-CoV-2. Tuy nhiên thực tế mà nói, giày dép nằm trên phần cơ thể xa mặt chúng ta nhất, và chúng ta biết rằng nguy cơ lớn nhất là lây nhiễm từ người sang người, không phải từ giày sang người.
” Để đảm bảo rằng các chất gây ô nhiễm không xâm nhập vào nhà của bạn, hãy làm sạch giày của bạn và để chúng ở cửa, ở gara hoặc lối vào, rửa tay đúng cách sau khi chạm vào giày để đề phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2″ – Bác sĩ Robert Glatter – bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill, New York khuyến cáo.
Mặc dù những lo ngại về các cách thức lây truyền dịch COVID-19 đang gia tăng trong những tuần gần đây nhưng thực tế lây truyền trực tiếp từ người sang người vẫn được cho là hình thức phơi nhiễm chính. Do đó, người dân nên tiếp tục duy trì thực hiện việc phòng ngừa và vệ sinh đúng cách theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO.
AN AN
3 ngày không bán được đồng nào, chợ sỉ An Đông đìu hiu mùa dịch Covid-19
Mãi lực giảm hơn 90%, người bán nhiều hơn người mua và nhiều quầy sạp ngồi từ sáng đến tối không ai hỏi han. Đặc biệt, có nhiều sạp cho biết đã hơn 3 ngày qua chưa bán... mở hàng đồng nào.
Mở quầy, không có người mua, người bán "cắm mặt" vào máy xem phim chỉ để... "giết" thời gian. - Ảnh: Nguyên Nga
Đó là tình trạng đã và đang xảy ra khá phổ biến tại chợ An Đông (Trung tâm thương mại dịch vụ An Đông - phường 9, Quận 5, TP.HCM) từ sau Tết Nguyên đán đến nay. An Đông là một trong ngôi chợ truyền thống lâu đời nhất tại TP.HCM, cũng là chợ sỉ lớn nhất tại TP.HCM và cả khu vực phía nam với các mặt hàng: đồ khô, mỹ nghệ, áo quần, giày dép, nữ trang, ẩm thực... Thế nhưng, theo phản ánh của các tiểu thương, do ảnh hưởng dịch viêm phổi cấp Covid-19, gần nửa tháng nay ra chợ mở quầy và toàn tiểu thương ngồi... ngó nhau là chủ yếu.
Trao đổi với Thanh Niên Online chiều nay (18.2), ông Đinh Hồ Duy Ngọc - Trưởng ban Quản lý chợ An Đông cũng thừa nhận, mãi lực của chợ giảm rất mạnh. Tuy nhiên, tiểu thương không thể không ra chợ, nên tình trạng mở quầy rồi mà ngồi cả ngày không có người mua. Đặc biệt, tại các quầy mỹ nghệ, đồ khô... thường thu hút khách du lịch đến từ Trung Quốc lại càng khó khăn, hầu như không có khách du lịch nào.
Theo Ban quản lý chợ An Đông, thường giờ cao điểm của chợ bắt đầu từ 11 giờ trưa kéo dài đến 3 giờ chiều. Chúng tôi có mặt tại chợ lúc 11 giờ 30 trưa và lưu lại tại đây hơn 2 tiếng đồng hồ sau đó. Thế nhưng, càng đi, càng thấy chợ điu hiu thê thảm
Đã quá giờ ăn trưa, nhân biên bán hàng tại chợ vẫn say sưa xem phim trên máy, không bận tâm chuyện ăn uống. Hỏi, đa số đều cho rằng, bán hàng không được nên... thấy no luôn rồi.
Quầy nữ trang vào giờ cao điểm cũng không bóng khách hàng. Nhiều tiểu thương cho biết không thể không mở quầy bán để trở lại nhịp sống, nhưng dịch Covid-19 đã ngăn khách đến chợ từ sau Tết đến nay
Ngay đúng giờ trưa nhưng các dãy hàng ăn trong chợ An Đông đều trong cảnh đìu hiu thế này. Một số quầy bán thức ăn cho biết, chỉ bán được 2 tô từ sáng đến trưa.
Quầy đồ khô và mỹ nghệ ngày thường bán cho khách du lịch đến từ Trung Quốc, Nga... nhưng gần nửa tháng nay không có bóng dáng một du khách nào. Có buổi chợ, không bán được đồng nào
Nhân viên bán hàng sau coi hết phim, lại quay sang... gầy sòng để "giết" thời gian
Nhiều tiểu thương đóng sạp, rất nhiều quầy sạp từ sau Tết chưa được mở bán lại
Chủ sạp B15, bà Hòa Châu cho biết, cả 3 ngày liền sạp của bà không bán mở hàng được cái áo nào; 5 ngày liền doanh số bán chưa tới 500.000 đồng. "Trong khi đó, lượng nhân viên, tiền phí chợ, thuê sạp...đều đóng đầy đủ. Chúng tôi dự kiến sẽ đề xuất lên Quận 5, xin được giảm thuế trong những tháng dịch cúm Covid này, tiểu thương đang quá khó khăn.
Thậm chí, có quầy "hẹn" khách ngày 2.2 sẽ mở cửa bán lại, nhưng đến nay, ngày 18.2, vẫn chưa mở quầy sạp
Đóng cửa không bán hoặc trưng bản cho thuê lại, nhưng theo phản ánh, thời điểm này không có ai đi thuê quầy sạp, cho dù tiền thuê giảm phân nửa
Rất hiếm hoi gặp một kiện hàng được đóng gói đưa ra xe giao cho khách. Một vài tiểu thương tại chợ cho biết, đây là những đơn hàng được đặt từ tỉnh, gom nhiều người mới được một gói để chuyển đi cho khách
Ngay 4 cổng chợ, Ban quản lý trang bị sẵn mỗi cổng 2 chai nước rửa tay khử trùng cho tiểu thương và khách mua hàng. Trong các phòng vệ sinh của chợ cũng trang bị đầy đủ từ xà phòng rửa tay đến nước khử trùng.
Ông Đinh Hồ Duy Ngọc - Trưởng Ban quản lý chợ An Đông cho biết, ngoài việc trang bị đầy đủ lượng nước tẩy trang cho tiểu thương và người đi chợ sử dụng, ngay sau ngày mở chợ lại (Mồng 10 Tết Âm lịch), Ban quản lý chợ đã tổ chức phát hơn 2.000 chiếc khẩu trang cho tiểu thương và cả khách đến chợ.
Bên cạnh đó, vận động nhiều doanh nghiệp, thương nhân ủng hộ khẩu trang cho tiểu thương dùng mua dịch. Tăng tần suất làm vệ sinh các tay vịn cầu thang, nắm cửa, cửa kính, sàn chợ, đề khách đến chợ và tiểu thương yên tâm mua bán trong mùa dịch Covid-19
Theo Thanh niên
Phụ kiện thời trang nam bán chạy dịp 14/2 Đồng hồ, giày dép, áo quần... trên Store Ngôi Sao được nhiều chị em đặt mua làm quà tặng chồng hoặc bạn trai dịp Valentine. Túi đeo chéo Glado Express GEX003 lọt top bán chạy trên Store Ngôi Sao những ngày qua. Thiết kế làm từ chất vải 600D, có ngăn chính rộng rãi để giấy tờ, hộ chiếu, kem chống nắng, máy...