Quần áo Made in China được sản xuất ở… Triều Tiên
Số quần áo này được dán nhãn Made in China và bán cho nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Công nhân Triều Tiên làm việc tại một nhà máy sản xuất giày dép
Các công ty dệt may Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều nhà máy của Triều Tiên để tận dụng lao động nước ngoài giá rẻ, theo các thương nhân và doanh nghiệp ở thành phố biên giới Đan Đông, Trung Quốc.
Hàng chục công ty may mặc Trung Quốc đang hoạt động ở Đan Đông và người mua đến từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Nga.
Tuy nhiên, quần áo của những công ty này được sản xuất ở Triều Tiên và dán nhãn “Made in China”, xuất khẩu trên toàn thế giới, Reuters trích lời các doanh nhân.
Việc lao động Triều Tiên được sử dụng để sản xuất quần áo rẻ, bán trên khắp thế giới cho thấy tuy mọi cánh cửa đều bị đóng bởi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ), một cánh cửa khác vẫn có thể mở ra, báo Mỹ nhận định.
Biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, không bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dệt may.
Một thương nhân người Trung Quốc-Triều Tiên ở Đan Đông cho biết: “Chúng tôi nhận đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới”. Giống như nhiều người Reuters phỏng vấn về vấn đề này, thương nhân trên nói với điều kiện giấu tên.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà cung cấp Trung Quốc nói chuyện với chúng tôi nếu họ muốn cởi mở về nguồn gốc hàng hóa với khách hàng – đôi khi người mua không nhận ra quần áo được sản xuất ở Triều Tiên. Điều này rất nhạy cảm”, thương nhân giấu tên nói thêm.
Lao động Triều Tiên có thể sản xuất nhiều hơn công nhân Trung Quốc 30% quần áo mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Theo dữ liệu năm 2016, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên, sau than và các khoáng sản khác, với tổng giá trị 752 triệu USD.
Ngành dệt may phát triển mạnh mẽ cho thấy Triều Tiên đã thích ứng với lệnh trừng phạt quốc tế. Đồng thời, nó cũng cho thấy mức độ phụ thuộc của Triều Tiên với Trung Quốc như đối tác kinh tế.
Theo một doanh nhân người Trung Quốc sống ở Bình Nhưỡng, các nhà sản xuất có thể tiết kiệm đến 75% nếu sản xuất quần áo ở Triều Tiên.
Một số nhà máy của Triều Tiên nằm ở thành phố Siniuju ở biên giới. Các nhà máy khác nằm ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Sản phẩm hoàn thành thường được vận chuyển trực tiếp từ Triều Tiên đến cảng Trung Quốc trước khi đưa đi khắp thế giới, các thương nhân và doanh nghiệp Trung Quốc cho biết.
Tất cả các nhà máy ở Triều Tiên đều thuộc sở hữu nhà nước, theo Reuters. Và những nhà máy dệt may dường như rất sôi nổi.
Một nữ doanh nhân người Trung Quốc-Triều Tiên nói: “Chúng tôi cố gắng để sản xuất quần áo riêng của Triều Tiên nhưng các nhà máy giờ đã kín lịch.
“Lao động Triều Tiên có thể sản xuất nhiều hơn công nhân Trung Quốc 30% quần áo mỗi ngày.
“Ở Triều Tiên, công nhân nhà máy không thể đi vệ sinh bất cứ khi nào họ muốn vì họ có thể làm chậm dây chuyền lắp ráp.
“Họ không giống những công nhân ở nhà máy Trung Quốc chỉ làm việc vì tiền. Người Triều Tiên có thái độ khác – họ tin rằng mình đang làm việc cho đất nước và lãnh đạo”, cô nói.
Theo Danviet
Báo TQ lên tiếng về cuộc "đấu khẩu" của Mỹ, Triều Tiên
Báo Trung Quốc cảnh báo thảm họa "không thể hứng chịu" sẽ xảy ra nếu mọi việc vượt kiểm soát
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Báo chí Trung Quốc vừa cảnh báo một sự kiện tình cờ có thể khơi mào thảm họa ở đông bắc Á sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cho Triều Tiên nếm trải "hỏa lực và sự thịnh nộ".
Trong bài bình luận bằng tiếng Anh, hãng tin chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, nhận định cuộc đối đầu giữa Washington và Bình Nhưỡng sẽ không đi đến đâu và đối thoại là cách duy nhất để xoa dịu cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.
Tờ báo nói thêm rằng Hàn Quốc cần phải đặc biệt cảnh giác với việc "cuộc khẩu chiến" có thể vượt tầm kiểm soát.
"Với Seoul, một tình huống không kiểm soát được hay bất kỳ sự kiện tình cờ nào cũng có thể gây ra xung đột và trở thành thảm hoạ mà nước này không thể hứng chịu", Tân Hoa Xã cảnh báo.
Báo Trung Quốc cảnh báo thảm họa "không thể hứng chịu" sẽ xảy ra nếu mọi việc vượt kiểm soát (Ảnh minh họa)
Các cơ quan truyền thông khác của Trung Quốc cũng đề cập tới cuộc "đấu khẩu" giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, trong đó có một tờ báo so sánh tình hình hiện tại với xe lửa chạy trong đường hầm tối tăm.
Hu Xijin, biên tập viên của tờ Thời báo Hoàn cầu, viết rằng Mỹ sẽ thiệt hại nhiều hơn trong cuộc đụng độ quân sự với Triều Tiên vì Mỹ có nhiều thứ thể mất hơn.
"Mỹ mạnh hơn Triều Tiên nhưng trong trận chiến thực sự, tôi không nghĩ họ sẽ đánh bại Triều Tiên. Có một câu nói của Trung Quốc cho rằng: "Người không có gì để mất không sợ người có thứ gì đó để mất", Xijin nói trong một video bình luận trên mạng.
Tờ Thời báo Hoàn cầu phiên bản tiếng Trung cũng đăng bài viết có ý tương tự nhưng văn vẻ hơn. "Người đàn ông chân trần không sợ người đi giày," tờ báo viết.
Bên cạnh đó, Thời báo Hoàn cầu nhận định việc tiếp tục trừng phạt Triều Tiên bằng cấm vận và đe dọa hành động quân sự giống như "vắt chiếc khăn gần như hoàn toàn khô để loại bỏ hai giọt nước cuối cùng".
Theo Danviet
Ông Putin và ông Tập bắt tay giải quyết vấn đề Triều Tiên Vladimir Putin và Tập Cận Bình vừa có tuyên bố chung về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Mới đây, Triều Tiên cho biết nước này phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên. Vụ phóng bị nhiều nước chỉ trích do lo ngại nó có thể gia tăng nguy cơ xung...