Quán ăn gần 30 năm đổi món mỗi ngày
Khách đến quán cô Thuận trước dãy chung cư trên đường Tháp Mười, quận 6 không biết trước hôm nay họ sẽ được ăn gì.
“Hôm qua thấy nước lèo màu đỏ sao hôm nay chuyển sang màu vàng rồi bà Thuận? Món này là phở hay bún bò vậy?”, anh Sơn Hạnh (quận 6) đứng cạnh nồi nước phở bò ngạc nhiên hỏi chủ quán. Cô Thuận trả lời: “Hôm nay quán bán phở”.
Không chỉ anh Hạnh mà nhiều cư dân sinh sống trên đường Tháp Mười cũng đã quen với câu hỏi “hôm nay bán gì?” khi đến ăn ở quán cô Thuận, bởi mỗi ngày tiệm ăn của cô đều có món khác hôm qua. Hôm thì bún mọc, bún bò, hủ tiếu mọc, hôm thì phở bò, bún riêu, miến, bò kho… 7 ngày trong tuần đổi món liên tục.
Mỗi sáng quán mở bán lúc 6h, cô Thuận làm món còn chồng phụ việc giao đồ, dọn dẹp. Ảnh: Huỳnh Nhi
Cô Lê Thị Bích Thuận (50 tuổi) cùng chồng mở quán ở góc chung cư số 32, đường Tháp Mười, quận 6 gần 30 năm qua. Quán ăn không cố định lịch nấu cho khách theo ngày, mà “tùy hứng” của bà chủ, chủ quán nấu món gì cũng không báo trước với khách để tạo bất ngờ.
Khách đến quán ngoài ăn món đồng giá 30.000 đồng mỗi phần, còn bị thu hút bởi sự đa dạng của thực đơn mỗi ngày. “Mình nghĩ nếu ngày nào cũng ăn một món, khách sẽ dễ ngán nên mới đổi món liên tục, các món mình nấu khách đều thích nên duy trì đến nay”, cô Thuận giải thích.
Quán bày biện đơn giản, chủ yếu phục vụ khách quen trong khu vực. Ảnh: Huỳnh Nhi
Anh Sơn Hạnh ăn sáng ở quán được một năm chia sẻ: “Ngoài những ngày ăn chay, các ngày còn lại tôi đều đến đây ăn sáng, thích nhất là bún bò Huế với hủ tiếu mọc. Giá cả cũng bình dân”.
Còn chị Thùy (quận 6) là khách lâu năm ở tiệm nên mỗi lần đến ăn chị đều tự dọn tô, chan nước dùng, dọn dẹp khi ăn xong. Chị nói: “Khách ở đây toàn người quen nên đến ăn thấy bà chủ bận, ai cũng muốn giúp một tay”.
Qua một người bạn giới thiệu, tôi đến quán đúng ngày cô Thuận nấu phở bò. Tô đầy đủ có thịt nạm, thịt tái và bò viên giá 30.000 đồng. Rau thơm ăn kèm được cho vào cùng trong tô chứ không để riêng như hàng quán khác. Phở có mùi thơm nhẹ, thớ thịt hơi dai và nước dùng vừa miệng.
Tô phở bò 30.000 đồng. Ảnh: Huỳnh Nhi
Quán không cố định giờ bán, từ 6h cô Thuận bắt đầu mở hàng đến khoảng hơn 9h là hết. Không gian nhỏ, kê 2 chiếc bàn với chừng 6 cái ghế con cho khách ngồi, phần lớn khách thường mua mang đi.
Bữa tối ăn cơm mãi cũng ngán, đổi vị với 4 món nước nóng hổi dễ nấu, đảm bảo cả nhà ai cũng nức nở khen ngon
Chắc chắn cả nhà sẽ thích thú khi thưởng thức, nhất là trong những ngày lạnh thế này!
Bún cá
Nguyên liệu:
- Cá rô phi: 1 con to (tầm 1kg)
- Dọc mùng: 300gr
- Cà chua, hành, thì là, ớt, chanh
- Bún
- Muối, dầu ăn, giấm bỗng, bột nghệ
Cách làm:
- Cá rô phi rửa sạch, bỏ màng đen, lọc lấy thịt thái lát mỏng và ướp với 1 chút muối, hạt tiêu.
- Dùng chảo đổ nhiều dầu chiên cá cho vàng đều.
- Nướng hành khô và gừng cho thơm rồi rửa lại cho hết vảy đen. Cho đầu và xương cá cùng hành và gừng đã nướng vào ninh cùng cho ngọt nước.
Video đang HOT
- Dọc mùng tước bỏ vỏ, thái vát, xóc với chút muối trong khoảng 15 phút cho đều sau đó rửa sạch bóp hết nước.
- Cho dầu vào chảo phi thơm hành khô rồi cho cà chua bổ miếng cau vào xào cùng gia vị cho mềm.
- Cho cà chua đã xào và chút bột nghệ vào nồi nước dùng.
- Nêm gia vị, nước mắm, chút đường cho nồi nước dùng, sau đó thêm giấm bỗng vào, vị vừa đủ để tạo độ chua dịu. Thêm dọc mùng vào đun sôi cho chín rồi vớt ra bát.
Hành hoa và thì là rửa sạch thái nhỏ, phần gốc chẻ nhỏ. Khi ăn cho bún ra bát, thêm dọc mùng, cá. Rồi múc nước dùng chan vào tô bún và ăn nóng.
Bún móng giò
Nguyên liệu:
2 cái móng giò cỡ vừa
200g thịt chân giò
3 quả cà chua
4 quả sấu
6 cái nấm hương
Giá đỗ
300g bún
2 củ hành
Hành, rau răm, rau mùi, rau sống ăn kèm, ớt kiểm
Gia vị: bột nêm, bột canh, nước mắm, mì chính.
Cách nấu:
Skip 5 s
Móng giò heo đem cạo sạch lông rồi rửa lại cho thật sạch với chút nước muối loãng. Sau đó, móng giò chặt miếng vừa ăn. Luộc qua nước sôi rồi rửa lại với muối cho sạch.
Cà chua rửa sạch bổ múi cau.
Hành lá, rau răm rửa sạch thái nhỏ.
Nấm hương rửa sạch ngâm nở.
Rau thơm các loại, giá đỗ rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
Cho móng giò vào nồi áp suất, thêm 1 bát tô nước, 1 chút bột canh rồi hầm chín. Lưu ý, món bún giò heo ngon ở chỗ móng giò còn giữ được độ dai dai, giòn giòn vì thế không nên để móng giò chín quá. Chỉ chín mềm và còn giữ được độ dai, giòn là được.
Phần thịt chân giò: Sau khi lọc phần thịt để riêng, cuộn tròn phần thịt lại dùng dây buộc chặt. Sau đó cho vào một nồi đem luộc chín, không nên luộc lâu vì thịt chân giò sẽ mềm nhũn không ngon. Vớt thịt chân giò ra để ráo đợi nguội sau đó thái mỏng. Thịt chân giò chấm mắm cay cay hoặc muối ớt thêm chút cốt chanh chấm kèm thì rất ngon.
Xào cà chua, sấu, nấm hương.
Phi thơm hành với chút dầu ăn, cho cà chua vào xào sơ rồi thêm sấu, nấm hương vào xào rồi tắt bếp để riêng.
Nồi móng giò sau khi hầm chín cho ra nồi nhỏ. Thịt chân giò heo sau khi luộc chín để khô thái mỏng, cho cà chua vừa xào vào đun nhỏ lửa, nêm nếm cho vừa miệng. Khi nồi canh sôi, hớt bớt bọt bỏ đi.
Bún chần nước nóng, cho vào bát tô, xếp móng giò, thịt heo thái mỏng, giá đỗ chần lên trên. Thêm ít hành trẻ, hành, răm thái nhỏ rồi từ từ chan nước dùng lên trên và dùng nóng.
Bún mọc
Nguyên liệu:
400g sườn non
300g xương ống
700g bún tươi (sợi nhỏ)
200g chả lụa
200g giò sống
4 cây mộc nhĩ
1 nắm hành lá
1 ít rau mùi
2 củ hành tím (bóc vỏ, thái lát mỏng)
1 củ tỏi (bóc vỏ, đập dập)
Một số loại rau sống ăn kèm: Tía tô, húng quế, diếp cá...
Một số loại gia vị cần thiết: Muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, dầu ăn, mắm tôm, chanh, ớt...
Cách nấu:
Đầu tiên, bạn rửa xương ống với nước muối pha loãng rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Bạn cho xương ống vào chần với nước sôi trong vòng khoảng 3 phút để loại bỏ mùi tanh.
Sau đó, bạn cho xương ống vào trong nồi nước khác, cho thêm 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm, bắc lên bếp ninh với lửa vừa.
Với sườn non, bạn rửa qua nước muối pha loãng để khử mùi tanh. Bạn chặt sườn thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi nêm bằng một ít tiêu xay, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh nước mắm, trộn đều để trong vòng khoảng 15 phút. Đây là bí quyết đơn giản trong cách nấu bún mọc để thu được thành phẩm ngon đậm đà.
Tiếp đó, bạn rửa sơ mộc nhĩ, cho vào ngâm trong nước cho đến khi nở mềm thì băm nhỏ. Với chả lụa, bạn cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Kế đến, bạn trụng bún tươi với nước sôi, để trên rổ cho ráo nước. Sau đó, bạn nhặt bỏ lá úa vàng, gốc rễ của các loại rau ăn kèm, rửa với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.Tiếp theo, bạn nêm vào giò sống một ít gia vị, hành lá thái nhỏ, tiêu xay, mộc nhĩ và trộn đều. Thao tác này trong cách nấu bún mọc giúp những viên mọc thơm ngon, hấp dẫn hơn. Sau đó, bạn chia hỗn hợp này thành từng phần nhỏ và viên tròn.
Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, cho thêm 1 muỗng dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho hành tím thái lát, tỏi đập dập vào phi thơm. Lúc này, bạn cho thêm sườn non vào xào cho đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.
Sau đó, bạn cho toàn bộ phần sườn vừa xào vào trong nồi nước dùng đang ninh. Nấu thêm một khoảng thời gian nữa, bạn cho viên mọc vào nồi nấu cùng. Bạn nêm nếm cho vừa ăn, tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút, mọc chín, tắt bếp.
Tiếp đến, bạn bạn cho bún vào bát, chan nước dùng có sườn non, viên mọc, rắc thêm thêm lên trên một ít hành lá, rau mùi thái nhỏ và xếp lên trên thêm một vài lát chả.
Cuối cùng, bạn có thể thưởng thức bún sườn mọc kèm với rau sống, chanh, ớt và mắm tôm để tăng thêm hương vị của món ăn.
Phở bò
Nguyên liệu:
- 1kg bánh phở tươi
- 1kg xương bò
- 1 củ hành tây
- 10 củ hành khô
- 1 củ gừng to
- 2 thanh quế
- 2 cánh hồi
- 2 thảo quả
- 5g tôm khô hoặc sá sùng
- 0,5kg nạm bò
- 0,2kg thăn bò (phi lê bò)
- 6 thìa cà phê muối
- 3 thìa cà phê đường
- 1 thìa canh nước mắm
- Chanh, ớt, hành, mùi ta (rau ngò), húng Láng (tùy chọn), mùi tàu (ngò gai)
Cách làm:
- Xương bò nên chọn xương sống và xương đuôi để nước ngọt thanh chứ không có độ ngậy béo như xương tủy.
- Rửa xương và nạm bò bằng nước nóng cho hết bụi bẩn, sau đó cho vào nước lạnh đun sôi, vớt ra, xả sạch. Sau đó cho xương và nạm bò vào 4 lít nước lạnh rồi hầm nhỏ lửa trong khoảng 4-6 giờ. Chú ý khi hầm chưa cho gia vị để xương tiết được nhiều chất ngọt hơn (nếu nhà có dùng nồi ủ thì sẽ rất tiện lợi và tiết kiệm).
- Khoảng 40 phút sau nạm bò chín, vớt ra ngâm qua nước lạnh cho thịt khỏi bị khô mặt. Đợi thịt nguội thì thái ngang thớ thành những miếng mỏng vừa ăn.
- Hồi, quế thảo quả đem rang hoặc nướng trực tiếp đến khi nổi mùi thơm. Gừng, hành khô, hành tây các nướng xém, bóc vỏ, rửa bớt muội đen. Sá sùng hoặc tôm khô cho vào chảo rang vàng rồi bỏ tất cả các thứ trên vào nồi xương hầm cùng một lúc. Nếu cho sớm quá nước dùng sẽ bị nồng, mà cho muộn quá sẽ không tiết được hết chất, vì vậy tốt nhất nên cho vào khi hầm xương được thời gian (nhớ hớt bọt nếu có).
- Xương hầm xong nêm nếm muối, đường, nước mắm (có thể gia giảm các gia vị theo khẩu vị).
- Chanh, ớt, hành, mùi ta, mùi tàu, húng láng rửa sạch.
- Thịt thăn bò thái mỏng, ướp chút gừng thái chỉ, chút nước mắm, tiêu để nhúng tái. Hành, mùi ta, mùi tàu, húng thái nhỏ, đầu hành chẻ mỏng..
- Trần bánh phở rồi bỏ vào tô, xếp thịt chín lên trên. Rắc rau thơm, đầu hành. Trần sơ thịt thăn rồi múc nước dùng đang sôi chan vào bát sao cho ngập phở và thịt.
- Chú ý ăn đến đâu múc nước dùng ra đến đó, không đặt cả nồi to lên vì khi hầm lâu và trần thịt vào đó sẽ bị đục nước, những tô sau sẽ không ngon. Ăn kèm với chanh, ớt, mắm, tiêu, dấm tỏi, tùy khẩu vị.
4 quán bún được lòng người Sài Gòn Quán riêu 40 năm chợ Bến Thành, quán bún Huế ở quận 8 bán 1.000 tô mỗi ngày là những địa chỉ ăn uống hút khách ở Sài thành. Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè quận 4 G ánh bún tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4 hút khách dù không có biển hiệu, chỉ để chữ "Bán bún suông"....