Qualcomm ‘thèm muốn’ bộ phận đồ hoạ của AMD, tương lai thành đối thủ với Intel?
Trong suốt nhiều năm qua, các nhà sản xuất (NSX) chip SoC thường không nổi bật lắm trong các sự kiện công nghệ. Song giờ đây, khi phong trào điện toán di động lên ngôi, người ta lại quan tâm hơn đến các sản phẩm mà các NSX này đem lại. Qualcomm là cái tên tiêu biểu trong số ấy.
“Mê vợ người”…
Một trong các thiết kế SoC thành công nhất thị trường hiện nay là Snapdragon S4. Ngoài năng lực CPU (ARM) mạnh mẽ dựa trên kiến trúc Krait (có nhiều phần tương tự với Cortex-A15), các chip S4 còn kèm theo nhân GPU Adreno vốn dựa trên dòng sản phẩm Imageon trước đây của ATI. AMD sau khi “kết hôn” với ATI đã “đợ con vợ” vào tay Qualcomm, từ đấy làm nên thành công không nhỏ cho Qualcomm.
“Phượng hoàng” Adreno là hồi sinh của “đống tro tàn” Imageon.
Nhưng ngần đấy vẫn chưa đủ, Qualcomm vẫn hay “nhòm trộm qua hàng xóm”. Trong vài đợt sa thải nhân viênlớn gần đây của AMD, Qualcomm là kẻ hưởng lợi nhiều nhất vì một lượng lớn các kỹ sư của AMD lọt vào tay hãng SoC này. Eric Demmers, giám đốc công nghệ (CTO) bộ phận đồ hoạ tiền nhiệm của AMD nay đang làm việc tại văn phòng Qualcomm. Cũng cần nói thêm rằng không chỉ AMD, mà những hãng có tên tuổi khác cũng bị Qualcomm dòm ngó. Anand Chandrasekher, người đã bỏ ra nửa cuộc đời làm nhân viên Intel nay đã khăn gói sang nhà Qualcomm.
Theo các tin đồn mới đây, Qualcomm vẫn tiếp tục “nhòm qua” nhà AMD với hy vọng tìm được chút “màu”. Lý do ở đây là các nền tảng ARM trước nay chủ yếu dùng các ống lệnh OpenGL/GL ES, nhưng khi chuyển qua Windows RT thì chúng lại không chạy tốt lắm với các ống lệnh DirectX (DX). AMD, tính đến lúc này, có thể nói là hãng hiểu rõ nhất từng câu lệnh trong DX (DX 11 thực ra là kết quả hợp tác giữa AMD và Microsoft).
Video đang HOT
Windows RT là nguyên nhân chính Qualcomm muốn có thêm năng lực đồ hoạ từ AMD.
Chưa rõ liệu Qualcomm sẽ tìm cách mua lại bộ phận đồ hoạ của AMD (xưa là ATI), hay chỉ tìm một số giấy phép bản quyền công nghệ (trường hợp này khả thi hơn), nhưng chuyện “ngó nghiêng nhà hàng xóm” là một thực tế mà hãng này đang làm.
Đối thủ mới với Intel
Việc phó chủ tịch mảng di động Intel chạy sang Qualcomm không phải nguyên do để hai hãng này trở thành cừu địch. Căn cơ ở đây là câu chuyện thị trường: điện toán di động nổi lên và ai cũng muốn có phần. Intel từ vị trí chuyên làm ra những con chip hiệu năng cao nhưng độ ngốn điện thì mấy cục pin smartphone cũng… quay đầu chạy (!), đã phải họp lại ban giám đốc nhằm tạo ra một thiết kế tiết kiệm điện (LP) mà nay chúng ta đều biết là Atom, trở thành một đối thủ lớn cho bất kỳ hãng SoC nào.
Trên thực tế, đối thủ trước đây của Intel là NVIDIA, khi hãng đồ hoạ xanh lá quyết định chuyển sang phe ARM. Song trái với dự đoán của nhiều người, hình ảnh tốt đẹp của NVIDIA trên mặt trận PC lại không “chuyển giao” sang mặt trận di động. Bù lại, người ta thấy một hãng Qualcomm với thiết kế Snapdragon mạnh mẽ hơn nhiều đối thủ khác (trong cùng thời điểm). Trong bối cảnh khi mà đa số các hãng bán dẫn đều có doanh thu sụt giảm thìQualcomm lại tăng trưởng chóng mặt, vươn lên top 5 các hãng bán dẫn lớn nhất thế giới. Có nhiều hãng sản xuất smartphone / tablet (điển hình như Samsung và HTC) không có đủ chip Snapdragon để dùng mới phải “cắn răng” xoay qua giải pháp Tegra 3 của NVIDIA.
Và đấy là ngày hôm qua với Android. Còn ngày mai, khi Windows RT ra mắt, Qualcomm sẽ thực sự gây nhiều vất vả cho Intel nói riêng và thế lực x86 nói chung. Dù hiệu năng so với Medfield có thể không chênh lệch nhiều, S4 của Qualcomm vẫn là một chướng ngại khó vượt dành cho Intel. Ngoài ra, trong trường hợp Qualcomm có thể “vay” được sức mạnh đồ hoạ từ các GPU Radeon của AMD, không chỉ Intel mà các hãng SoC khác cũng phải “đau đầu” với hãng này.
Theo Genk
Một đại gia vừa bị "nốc ao" khỏi cuộc chơi chip di động
Hãng sản xuất Texas Instruments (TI) đã thông báo công ty sẽ rời bỏ ngành sản xuất chip cho các thiết bị tiêu dùng di động như smartphone, tablet. TI sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp và các sản phẩm doanh nghiệp như các hệ thống máy tính trong ô tô.... Trong buổi họp với các nhà đầu tư, phó chủ tịch mảng chip nhúng (Embedded Processing) Greg Delagi miêu tả mảng chip di động hiện tại là "không hấp dẫn" Chính vì thế, TI sẽ chuyển hướng đầu tư vào mảng khác.
Đến các đối tác gạo cội như Motorola cũng quay lưng lại với TI, chuyển qua chơi với Qualcomm.
Trên thực tế, nền tảng chip di động TI OMAP đang bị thất trận với 2 đối thủ chính là Qualcomm và Nvidia. Mặc dù chip xử ý OMAP được sử dụng trong một số sản phẩm "rất hot" trên thị trường như Amazon Kindle HD, Motorola Razr. Nhưng trong thời gian gần đây, đa phần các khách hàng cũ của TI đều chuyển qua sử dụng chip Snapdragon S4 của Qualcomm. Các hãng sản xuất phần cứng lớn như HTC, Nokia và đối tác lâu đời của TI là Motorola đều đã quay lưng lại với hãng này, trong khi lại xếp hàng để ký hợp đồng với Qualcomm.
Hiện tại những di án phát triển sản phẩm sử dụng TI OMAP sẽ tạm ngừng hoạt động. TI cho biết, những sản phẩm hiện tại đang sử dụng chip xử lý của hãng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ mà không phải gặp phải khó khăn gì cả.
Các sản phẩm chip di động của TI đang bị "trái tim rồng" của Qualcomm giết hại.
Bên cạnh đó, các hãng sản xuất chip lớn như Samsung và Apple hiện đang tăng cường năng xuất sản xuất chip của mình, bằng việc ký hợp đồng với nhiều hãng gia công khác nhau, điển hình như TSMC của Đài Loan.
Qualcomm hiện đang là tay chơi thành công nhất trên thị trường chip xử lý di động trong thời điểm hiện nay. Các dòng sản phẩm Snapdragon S4 đang được các hãng sản xuất phần cứng tung hô vì hiệu năng của chúng vượt trội hơn so với các đối thủ như TI, Nvidia. Bên cạnh đó, có nhiều tin đồn chỉ ra rằng, Qualcomm đang muốn "nuốt" mảng đồ họa ATI của AMD.
Theo Genk
Optimus VU II sẽ giúp LG cạnh tranh với Samsung Galaxy Note II LG Optimus VU II sẽ được trang bị chip S4 và 2GB RAM. Nhằm cạnh tranh với Samsung Galaxy Note II trong phân khúc smartphone màn hình lớn, LG quyết định sẽ tung ra phiên bản thứ 2 của điện thoại Optimus VU mang tên LG Optimus VU II. Bảng thông số kỹ thuật của LG Optimus VU II. Các thông số kỹ...