Qualcomm đối mặt rủi ro sống còn
Không chỉ gặp thách thức lớn từ cú bắt tay giữa Intel và AMD ở mảng chip dành cho laptop, Qualcomm còn đứng trước nguy cơ mất thế ở mảng chip dành cho smartphone khi bị Arm hủy thỏa thuận công nghệ.
Hôm (23.10), Bloomberg đưa tin Công ty Arm (Anh) đang tiến hành hủy thỏa thuận cho phép Qualcomm sử dụng bản quyền kiến trúc thiết kế chip.
Rủi ro sống còn
Thời gian qua, hai bên đang tranh chấp pháp lý căng thẳng. Nguyên nhân là vào năm 2021, Qualcomm thâu tóm Công ty Nuvia với giá 1,4 tỉ USD. Đây là công ty khởi nghiệp do các cựu thành viên của Apple sáng lập. Từ thương vụ này, Qualcomm đã phát triển một số dòng chip có nhân Oryon với nhiều đột phá để sử dụng cho cả điện thoại di động thông minh (smartphone) lẫn máy tính xách tay (laptop).
Tuy nhiên, Arm cho rằng Qualcomm không được sử dụng các thành tựu công nghệ từ Nuvia khi chưa có sự đồng ý của Arm. Theo Arm, các thỏa thuận mà công ty này dành cho Nuvia có những ưu đãi do đây là công ty khởi nghiệp, khi Qualcomm thâu tóm Nuvia thì không còn tính chất “khởi nghiệp” nên phải thay đổi các chi tiết thỏa thuận.
Trong khi đó, những sản phẩm chip then chốt của Qualcomm thời gian qua đều dựa vào kiến trúc của Arm. Chính vì thế, nếu Qualcomm thực sự không thể dùng kiến trúc của Arm thì toàn bộ các nền tản chip Snapdragon của Qualcomm có thể ngừng sản xuất. Trong khi đó, chip Snapdragon của Qualcomm đang là thành phần không thể thiếu trong phần lớn dòng smartphone chạy trên nền tảng Android và nhiều dòng laptop tích hợp nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có sự phối hợp của Microsoft.
Qualcomm đang đối mặt nhiều thách chức. ẢNH: REUTERS
Nếu Qualcomm phải ngưng cung cấp các dòng chip mang cấu trúc Arm, mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch tung sản phẩm mới của nhiều thương hiệu smartphone như Samsung, Oppo, Xiaomi… Và tất nhiên, cả các hãng sản xuất laptop như Dell, HP, Asus, Lenovo, Microsoft… cũng bị ảnh hưởng đối với các dòng laptop AI Copilot vốn tích hợp chip Snapdragon X Plus và X Elite.
Video đang HOT
Tất cả những điều đó khiến cho rủi ro liên quan Arm hiện nay có thể trở thành “đòn chí mạng” đối với Qualcomm.
Họa vô đơn chí
Trong khi đó, Qualcomm đang phải đối mặt thách thức khác về mảng chip xử lý dành cho laptop. Vài năm qua, Qualcomm đã đẩy mạnh việc phát triển chip xử lý dành cho laptop dựa trên kiến trúc Arm, chứ không phải dựa trên kiến trúc x86 như Intel và AMD.
Cuối năm 2023, Qualcomm đã gây chú ý mạnh mẽ với nền tảng Snapdragon X Plus và X Elite dựa trên cấu trúc Arm dành cho các dòng laptop AI. Qualcomm còn hợp tác với Microsoft để nâng cao hỗ trợ AI cho các dòng laptop này, tiên phong mở ra thế hệ laptop Copilot . Thế nhưng, nỗ lực này của Qualcomm đang chịu sự đối trọng lớn từ Intel và AMD, nhất là khi hai tên tuổi hàng đầu về phát triển chip trên cấu trúc x86 hợp tác với nhau.
Tuần trước, lãnh đạo của AMD là bà Lisa Su và ông Pat Gelsinger (Tổng giám đốc Intel) xuất hiện cùng nhau tại một sự kiện công nghệ ở Mỹ. Tại đây, hai đối thủ này đã thỏa thuận thành lập một liên minh phối hợp phát triển chip dựa trên kiến trúc x86, nhằm mở ra tương lai mới cho kiến trúc này. Đây được xem là một động thái nhằm phối hợp đối phó chiến lược của Qualcomm.
Liên minh vừa nêu bao gồm nhiều tên tuổi trong làng công nghệ như: Microsoft, Google và Meta, Lenovo. Phát biểu tại sự kiện, Tổng giám đốc AMD Lisa Su và người đồng cấp Intel Pat Gelsinger tái khẳng định kiến trúc x86 “vẫn sống và phát triển”.
Trong khi đó, các laptop AI tích hợp chip Snapdragon X Plus hay X Elite thực tế vẫn còn nhiều giới hạn khi chạy nhiều ứng dụng phổ biến. Đơn cử như với ứng dụng Google Drive thì chỉ có thể dùng phiên bản web.
Vì gặp nhiều giới hạn, sau khi những chiếc laptop tích hợp Snapdragon X Plus và X Elite chính thức được bán ra từ giữa tháng 6, giới đầu tư đã phản ứng thiếu tích cực đối với Qualcomm. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, đến hôm qua, giá cổ phiếu của Qualcomm ở mức 169,5 USD, giảm khoảng 25% so với mức đỉnh cao hơn 227 USD đạt được khi những chiếc laptop chạy Snapdragon X Plus và X Elite được bán ra vào giữa tháng 6.
Qualcomm ra mắt chip mới, hợp tác cùng Google
Qualcomm ngày 22.10 công bố hợp tác chiến lược dài hạn với Google để mang đến giải pháp buồng lái kỹ thuật số tích hợp AI tạo sinh nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ô tô.
Trên nền tảng một mối quan hệ lâu dài, hai công ty sẽ khai thác các công nghệ bổ trợ từ Snapdragon Digital Chassis, hệ điều hành Android Automotive OS và Google Cloud để tạo ra một hệ tham chiếu các tiêu chuẩn mới hỗ trợ phát triển buồng lái sử dụng công nghệ AI tạo sinh.
Trước đó, tại phiên khai mạc Hội nghị Snapdragon ngày 21.10, Qualcomm Technologies, Inc. đã ra mắt Nền tảng Di động Snapdragon 8 Elite cho các thiết bị di động được cho có khả năng xử lý mạnh mẽ và tốc độ nhanh nhất thế giới từ trước đến nay.
Luật cạnh tranh EU đứng trước thách thức mới
Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJEU) vừa đưa ra một phán quyết quan trọng có thể ảnh hưởng đến chính sách chống độc quyền của EU.
Quyết định này cho rằng Ủy ban châu Âu (EC) không có thẩm quyền can thiệp vào thương vụ Illumina, tập đoàn hàng đầu thế giới về máy móc giải trình tự gene, mua lại công ty công nghệ sinh học Grail của Mỹ.
Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN
Ngày 3/9, CJEU đã ra phán quyết nhấn mạnh EC không nên can thiệp vào thương vụ Illumina mua lại Grail vào mùa thu năm 2022.
Theo các thẩm phán, thương vụ trị giá 7 tỷ USD này không vi phạm bất kỳ quy định nào tại các quốc gia thành viên EU và cũng không đạt "quy mô châu Âu", vì Grail không có doanh thu tại EU hoặc bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.
Illumina đã bày tỏ sự hài lòng với phán quyết của Tòa án CJUE, đồng thời cho rằng EC đã "vượt quá quyền hạn" trong vụ việc này. Illumina cũng không chấp nhận khoản phạt 432 triệu euro mà EC áp đặt trước đó, cho rằng giao dịch đã hoàn tất trước khi được Ủy ban xem xét.
Trước đó, vào tháng 3/2021, EC đã ban hành các quy định mới nhằm mở rộng quyền hạn giám sát đối với các thương vụ mua lại các công ty khởi nghiệp sáng tạo. Mục đích là để ngăn chặn các thương vụ có thể gây hại đến cạnh tranh trong các lĩnh vực mới nổi.
Sau khi Illumina hoàn tất việc mua lại Grail, các chuyên gia cạnh tranh của EC, theo yêu cầu từ Pháp, Bỉ, Hy Lạp và Hà Lan, đã quyết định áp dụng các quy định mới để điều tra vụ việc. Đến tháng 9/2022, EC bày tỏ lo ngại rằng thương vụ này có thể "gây cản trở cho sự đổi mới và làm giảm số lượng các xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư trên thị trường". Tháng 10 cùng năm, EC đã chính thức ra lệnh cho Illumina phải hủy bỏ giao dịch mua lại Grail.
Tháng 4/2023, các cơ quan chức năng của Mỹ cũng phản đối thương vụ này, cho rằng nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường xét nghiệm ung thư tại Mỹ. Trước áp lực này, Illumina đã quyết định rút lui, đưa Grail lên sàn chứng khoán và chỉ giữ lại 14,5% cổ phần.
Sau khi xem xét trường hợp của Illumina và Grail, vào tháng 8/2023, EC thông báo sẽ tiếp tục xem xét thêm hai giao dịch khác. Giao dịch đầu tiên là việc EEX, đối thủ cạnh tranh chính của Nasdaq tại Đức, mua lại hoạt động về hợp đồng tương lai điện ở khu vực Bắc Âu của Nasdaq. Giao dịch thứ hai là Qualcomm, tập đoàn bán dẫn lớn của Mỹ, mua lại Autotalks, một công ty sản xuất bán dẫn của Israel chuyên về công nghệ xe kết nối.
Trong trường hợp đầu tiên, các bên liên quan đã tự nguyện từ bỏ việc tiến xa hơn. Trong trường hợp thứ hai, Qualcomm đã rút lui sau khi các cơ quan quản lý của Israel và Mỹ cho rằng thương vụ có thể gây rủi ro.
Phán quyết của Tòa án CJEU đã buộc EC phải xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với các vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Ủy viên phụ trách cạnh tranh Margrethe Vestager đã khẳng định EC sẽ tiếp tục sử dụng các quy định mới về chống độc quyền, nhưng cũng thừa nhận cần phải có những điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả giám sát trong các trường hợp phức tạp.
Trên mạng xã hội X, nghị sĩ châu Âu Stéphanie Yon-Courtin nhấn mạnh cần xem xét lại các quy tắc về mua bán và sáp nhập để ngăn chặn các thương vụ thâu tóm độc quyền và duy trì tính cạnh tranh, sự đổi mới trên thị trường duy nhất của EU.
Phán quyết của CJEU đặt ra câu hỏi về giới hạn quyền lực của EC trong việc giám sát các thương vụ mua bán và sáp nhập, đồng thời thúc đẩy EU cần phải điều chỉnh các quy định để bảo vệ sự cạnh tranh và đổi mới trong thị trường chung.
Kế hoạch phá vỡ 'thế độc tôn' của NVIDIA về AI Các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ thế giới đang tìm cách vô hiệu hóa những lợi thế phần mềm cho phép NVIDIA thống trị nền tảng phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) toàn cầu. Intel, Google, Arm, Qualcomm, Samsung và những hãng công nghệ khác đã thành lập liên minh có tên UXL Foundation với nỗ lực phát triển...