Quái vật kinh hoàng tấn công, cả châu Phi sống lo sợ
Sư tử, cá sấu có thể là những loài ăn thịt đáng sợ nhưng khiến cả châu Phi sống trong sợ hãi thì lại là một loài quái vật khác.
Sư tử, cá sấu có thể là những loài ăn thịt đáng sợ nhưng khiến cả châu Phi sống trong sợ hãi thì lại là một loài quái vật khác. Loài quái vật này nhỏ bé nhưng đi tới đâu đều để lại hậu quả nặng nề, đó chính là châu chấu.
Không phải sư tử hay cá sấu, châu chấu mới là nỗi ám ảnh kinh hoàng ở châu Phi.
Hàng triệu con châu chấu đang hoành hành ở châu Phi gây ra một trong những năm tồi tệ nhất trong vòng 70 năm qua ở lục địa đen và biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân được điểm mặt.
Các chuyên gia cho biết tại nhiều quốc gia châu Phi, lượng mưa lớn cùng độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho châu chấu sinh sản và phát triển. Cây cối mọc nhanh cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chúng.
Để giúp ngăn chặn loài quái vật này, chính phủ nhiều quốc gia đã tiến hành các biện pháp khác nhau trong đó có phun thuốc trừ sâu từ trên không nhưng không quá hiệu quả.
Chúng để lại hậu quả kinh hoàng tại mỗi nơi chúng đến.
Các nhà khoa học dự đoán nếu không kiểm soát được, số lượng châu chấu sẽ gấp 500 lần hiện tại vào tháng 6. Những đàn châu chấu lớn nhất phủ kín khu vực rộng tới 40km, dài 60km tại Kenya.
Nạn châu chấu là điều tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua tại Ethiopia và Somalia, gây thiệt hại lớn cho mùa màng. Nó không kém các hậu quả từ hạn hán, lũ lụt hay nội chiến tại các quốc gia này.
Video đang HOT
Nam Sudan và Uganda giờ cũng bắt đầu bị loài quái vật này tấn công. Những quốc gia thiếu lương thực thường xuyên này sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn như châu chấu phá huỷ mùa màng tại đây.
Nhiều quốc gia xếp nạn châu chấu ngang với các thảm hoạ như lũ lụt, hạn hán hay bạo động
Những đàn châu chấu sa mạc theo lơ lửng trên đầu như những đám mây đen bao phủ những vùng rộng lớn. Với kích thước lớn, loài châu chấu này đã phá huỷ diện tích cả trăm km2.
Một đàn châu chấu sa mạc bình thường có thể lên đến 150 triệu con trên một km2. Chúng di chuyển theo chiều gió, có thể bao phủ một vùng lên đến 150km2. Lượng lương thực chúng phá huỷ tương đương với số đủ nuôi sống 2.500 người trong một ngày.
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Giải mã những 'huyền thoại' xung quanh kẻ ăn xác thối - linh cẩu
Từ xưa đến nay loài linh cẩu, những kẻ ăn xác thối luôn là một trong những loài động vật đáng ghét nhất tuy nhiên chúng cũng bị oan uổng nhiều nhất.
Linh cẩu bị mang tiếng đáng khinh suốt hàng ngàn năm qua do tập tính ăn xác thối và rình mò, tranh cướp thức ăn các loài động vật khác của chúng. Không chỉ có thể, linh cẩu còn bị gán cho nhiều huyền thoại, truyền thuyết vô cùng đáng sợ chỉ bởi tiếng xấu của mình.
Những câu chuyện huyền thoại xung quanh loài linh cẩu có rất nhiều ví dụ nhưng vào thời trung cổ, loài linh cẩu chuyên đi đào mộ và ăn xác của những người đã khuất.
Đối với nhiều người, linh cẩu là một trong những loài động vật phù thủy cuối cùng, có sức mạnh ma của ma quỷ, của các thế lực bóng tối. Thậm chí, một số nền văn hóa châu Phi tin rằng phù thủy có thể biến thành những con linh cẩu.
Một truyền thuyết dân khác lại cho rằng tất cả những con linh cẩu đều thuộc về những thế lực phù thủy đang ẩn nấp xung quanh, không một con linh cẩu nào sống tự do. Chúng thường mò đi săn đêm và được gọi là "phù thủy bóng đêm".
Vô cùng xui xẻo cho bất cứ người nào săn giết linh cẩu bởi khi các phù thủy phát hiện ra, các thợ săn sẽ bị truy lùng ráo riết.
Tuy vậy, trong thực tế linh cẩu cũng giống như các động vật ăn thịt khác, chúng cần phải duy trì lượng đạm của mình đầy đủ để có thể sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã. Mặc dù bị khinh ghét bởi tập tính ăn xác thối và tranh cướp thức ăn nhưng kỳ thực, linh cẩu đi săn theo cách của chúng rất hiệu quả.
Được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần nhưng theo nghiên cứu, cơ thể linh cẩu không hoàn hảo cho việc đi săn.
Chúng rất khó có thể tự khống chế hay giết hại con mồi, buộc phải dựa vào các loài khác để bổ sung thức ăn. Chính vì thế, linh cẩu thường đi theo đàn, chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo đốm... và chờ đợi cơ hội để cướp lấy thức ăn của chúng. Linh cẩu cũng biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.
Tại châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là khi linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Tuy vậy, các cuộc đụng độ giữa chúng hiếm khi dẫn đến mất mạng, bởi linh cẩu luôn tránh đối đầu trực tiếp với sư tử mà dựa vào số đông hoặc nhân lúc sư tử sơ hở mà tấn công hoặc cướp mồi.
Với tính tham lam, liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi vượt trội về số lượng hoặc sư tử bị lạc đàn, già yếu, bị thương. Bên cạnh đó, linh cẩu đơn độc cũng rất thích gây sự và cuỗm mồi săn của báo đốm.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Hàng trăm triệu con châu chấu 'tấn công' châu Phi, hủy diệt mùa màng Những đàn châu chấu lớn nhất trong 25 năm đang hoành hành ở Đông Phi, là mối đe dọa lớn tới an ninh lương thực, đặc biệt ở những cộng đồng đã bị hạn hán, chiến tranh và đói kém. Ở một số nơi, các đàn châu chấu kéo đến như mây đen. Một số người cố dùng gậy vụt hoặc la lên...