“Quái vật” Delta có nguy cơ đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80-90%
Giới chuyên gia lo ngại, Delta – biến chủng mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá là dễ lây nhiễm – có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80%, thậm chí có khả năng là gần 90%.
Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Bloomberg ngày 3/8 dẫn thông tin từ cuộc họp báo của tổ chức Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Mỹ cảnh báo rằng, sự lây lan của biến chủng Delta có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên trên mức 80% và có khả năng tiếp cận mốc 90%.
Con số trên “cao hơn nhiều” nếu so với ngưỡng miễn dịch mà giới khoa học ước tính trước đó, ở mức 60-70%, theo chuyên gia Richard Franco từ đại học Alabama (Mỹ).
Thuật ngữ “miễn dịch cộng đồng” dựa trên quan điểm rằng, khi một phần dân số nhất định có được miễn dịch với virus thông qua tiêm chủng hoặc thông qua việc nhiễm mầm bệnh trước đó, điều đó có thể làm giảm lây nhiễm và bảo vệ được cộng đồng dân số đó.
Video đang HOT
“Delta rõ ràng đang trở nên nguy hiểm, nguy hiểm hơn rất nhiều so với chủng virus ban đầu”, ông Franco cảnh báo.
Trước đó, WHO đã cảnh báo rằng Delta hiện là biến chủng “dễ lây nhiễm nhất thế giới”.
Miễn dịch cộng đồng dùng để chỉ việc phần đông dân số miễn dịch đối với một bệnh truyền nhiễm nào đó thông qua việc mắc bệnh và phục hồi để tạo kháng thể hoặc thông qua tiêm vắc xin.
Theo New York Times , kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát hồi năm ngoái, nhiều nhà dịch tễ học hàng đầu thế giới, trong đó có tiến sỹ người Mỹ Anthony Fauci, ước tính rằng miễn dịch cộng đồng xảy ra khi 60-70% dân số ở một quốc gia, khu vực có miễn dịch với mầm bệnh. WHO trước đó cũng từng nhiều lần viện dẫn con số này khi đề cập tới viễn cảnh tương lai của dịch bệnh.
Hồi cuối năm ngoái, ông Fauci đã ước tính lại con số này, và cho rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng với Covid-19 có thể ở mốc từ 75% tới trên 80%.
Tuần trước, một tài liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ ra biến chủng Delta sinh ra tải tượng virus tương tự tại nhóm người đã tiêm chủng so với nhóm chưa tiêm chủng. Điều này có nghĩa là, việc tiêm chủng giúp giảm khả năng mắc Covid-19, nhưng nếu bị mắc, người đã tiêm chủng rồi vẫn có khả năng lây lan mầm bệnh tương đương như người chưa tiêm chủng.
Ngoài ra, CDC Mỹ cũng cảnh báo, biến chủng Delta dễ lây lan hơn các virus gây dịch SARS, MERS, Ebola và các bệnh cúm theo mùa khác. Thậm chí, Delta dễ lây lan như bệnh thủy đậu. Cụ thể, một người nhiễm biến chủng Delta có thể lây bệnh cho trung bình 8-9 người. Với các chủng ban đầu, mỗi người bệnh chỉ lây lan virus cho khoảng 2 người, tương tự bệnh cảm cúm thông thường.
Mặc dù vậy, CDC Mỹ cũng công bố những dữ liệu cho thấy hiệu quả đáng khích lệ của việc tiêm vắc xin khi hơn 99,99% những người tiêm đầy đủ các mũi vắc xin sẽ không phải nhập viện hoặc tử vong khi mắc Covid-19 “đột phá”, chỉ những ca nhiễm ở người đã được tiêm vắc xin đủ liều.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu, thế giới căng mình đối phó biến chủng
Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến số ca nhiễm và số ca nhập viện vì Covid-19 gia tăng đang làm phức tạp thêm cuộc chiến ứng phó đại dịch toàn cầu.
Thế giới đã ghi nhận hơn 200 triệu ca Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Theo số liệu của trang web Worldometers , tính đến ngày 3/8, số ca Covid-19 toàn cầu đã lên đến khoảng 200,2 triệu người, tương đương 2,5% dân số thế giới. Số người mắc Covid-19 toàn cầu mất một năm để vượt mốc 100 triệu ca hôm 25/1, nhưng đã tăng gấp đôi lên hơn 200 triệu ca chỉ trong vòng nửa năm.
Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với hơn 36 triệu ca, tiếp đến là Ấn Độ với 31 triệu ca, Brazil gần 20 triệu ca.
Tính đến ngày 3/8, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 4,2 triệu ca tử vong vì Covid-19. Trong đó, Mỹ ghi nhận hơn 630.000 ca tử vong, tiếp đến là Brazil với hơn 558.000 ca.
Sự xuất hiện của biến chủng Delta đang làm phức tạp thêm cuộc chiến ứng phó đại dịch toàn cầu. Delta xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ và được cho là dễ lây lan hơn nhiều so với các chủng khác của virus SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu chỉ ra, Delta có thể gây bệnh nặng hơn, tăng tỷ lệ nhập viện ở người nhiễm bệnh.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus mới đây cho biết, thế giới đã bước vào giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ 3 đồng thời cảnh báo virus đang tiếp tục biến đổi và có thể tạo ra các biến chủng dễ lây lan hơn, nguy hiểm hơn. Theo WHO, biến chủng Delta hiện đã lây lan ra ít nhất 132 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự xuất hiện của biến chủng này cùng với việc nới lỏng các biện pháp hạn chế là nguyên nhân kéo theo đợt bùng phát dịch nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.
Để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch, WHO đã lập ra sáng kiến chia sẻ vắc xin nhằm chia sẻ vắc xin cho các quốc gia, đặc biệt những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Theo đó, các nước giàu sẽ tài trợ hoặc chia sẻ vắc xin cho những nước khác thông qua sáng kiến COVAX. Đến nay, COVAX đã chia sẻ khoảng 180 triệu liều vắc xin cho các quốc gia, vùng lãnh thổ, một con số còn tương đối thấp so với mục tiêu 2 tỷ liều trong năm nay.
Ông Tedros cho biết, sự chênh lệch nguồn cung vắc xin ngừa Covid-19 giữa các nước giàu có với các nước có thu nhập thấp và trung bình vẫn ở mức đáng báo động. Khoảng 75% tổng số liều vắc xin, tương đương hơn 3,5 tỷ liều, đã được tiêm ở 10 quốc gia, trong khi chỉ 1% người dân ở các nước nghèo hơn được tiêm ít nhất một mũi vắc xin.
Ông cho rằng, thế giới chỉ có thể đẩy lùi đại dịch khi chia sẻ vắc xin. "Vắc xin là công cụ mạnh mẽ và thiết yếu, nhưng thế giới đã không sử dụng chúng hiệu quả. Đại dịch sẽ kết thúc khi thế giới chọn cách kết thúc nó. Điều này nằm trong tầm tay chúng ta. Chúng ta có tất cả các công cụ cần thiết, chúng ta có thể ngăn ngừa dịch bệnh này", ông nói. WHO đang kêu gọi nỗ lực toàn cầu để tất cả các quốc gia trên thế giới có thể tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số vào giữa năm sau.
Chủng Delta lan khắp cả nước, Trung Quốc chạy đua dập dịch thần tốc Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để khống chế đợt bùng phát dịch mới, sau khi cụm dịch bắt nguồn từ sân bay ở Nam Kinh đã lan ra ít nhất 14 tỉnh thành. Các phòng thí nghiệm "dã chiến" được dựng lên để xét nghiệm Covid-19 tại Nam Kinh, Trung Quốc (Ảnh: AFP). Trung Quốc ngày 3/8 đã ghi nhận...