Quái vật chân to có thật hay chỉ là tin đồn?
Người ta tin rằng quái vật khổng lồ nửa người nửa vượn Bigfoot huyền thoại là có thật và khoa học sẽ sớm chứng minh được điều đó.
Sự tồn tại của quái vật Bigfoot là câu hỏi luôn gây nhiều tranh cãi. (Ảnh: Internet)
Quái vật huyền thoại Bigfoot, còn được gọi là Sasquatch, là một sinh vật khổng lồ nửa người nửa vượn, sống chủ yếu ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Tuy đến nay có rất ít bằng chứng vật chất cho thấy dấu hiệu về sự tồn tại của loài dã nhân này nhưng nhiều người tin rằng nó có thật và khoa học sẽ sớm chứng minh được điều đó.
Đã từ rất lâu, người dân bản địa vẫn thường kể cho nhau nghe nhiều truyền thuyết liên quan đến người rừng nhưng Bigfoot thì mới chỉ đặc biệt nổi lên trong khoảng 50 năm qua, nhất là thời điểm nửa cuối thế kỷ 20, sau khi loạt bài viết mô tả việc phát hiện ra dấu chân lớn bí ẩn tại Bluff Creek, California được đăng tải vào tháng 12/1959.
Nếu bạn không tin vào Bigfoot, hãy mỉm cười rằng rất nhiều người cũng cùng suy nghĩ giống bạn. Theo một cuộc khảo sát vào năm 2007 mang tên Baylor Religion Survey, chỉ có 16% người Mỹ tin Bigfoot “chắc chắn” hoặc “rất có thể” tồn tại, 44% trả lời “có lẽ là không” và khoảng 40% khẳng định chúng “hoàn toàn không tồn tại” (đáng chú ý là trong khi đó, số người tin vào ma quỷ, chiêm tinh học lại nhiều gấp đôi).
Đến nay các bằng chứng phổ biến về Bigfoot phần lớn chỉ là thông tin miệng do nhân chứng cung cấp. Thật không may, giới cảnh sát và nhà tâm lý học đều cho rằng những lời khai đó hầu như không đáng tin cậy và rằng không phải ai cũng mô tả chính xác điều họ nhìn thấy, đặc biệt là ở một khoảng cách đáng kể với điều kiện ánh sáng yếu và đối tượng thường lúc ẩn lúc hiện sau tán lá cây như trong phần lớn báo cáo.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhầm lẫn và các phi công, cảnh sát, linh mục… không ngoại lệ. Thực tế hầu hết những chuyên gia nghiên cứu Bigfoot cũng phải lên tiếng thừa nhận rằng đại đa số trường hợp (ước tính 95%) đều do sai lầm hoặc là trò lừa bịp. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh số ít còn lại không dễ gì giải thích được.
Trong cuốn sách “Big Footprints”, nhà nghiên cứu kỳ cựu Grover Krantz bàn về những cáo buộc được cho là bằng chứng của lông, phân và máu Bigfoot: “Trong hầu hết các trường hợp được phân tích một cách khoa học, tất cả hóa ra đều không có thật”.
Ví dụ, “lông Bigfoot” chẳng qua chỉ là lông loài nai sừng tấm, gấu hay bò, còn “máu Bigfoot” được tiết lộ là một loại chất lỏng đã chuyển đổi. Đôi khi quá trình phân tích ADN các mẫu mang lại kết quả “không rõ ràng” hoặc “không thể xác định” nhưng nó cũng không có nghĩa đó là “Bigfoot”. Rất nhiều lý do khiến việc phân tích DNA gặp khó khăn, ví dụ như nó đã quá cũ kỹ và hư hại bởi môi trường xung quanh hoặc đơn giản là có thể mẫu này không nằm trong số các mẫu ở phòng thí nghiệm và nhất là chẳng ai biết ADN của Bigfoot trông như thế nào để mà so sánh.
Video đang HOT
Trên thực tế, di truyền học đã cung cấp một lý do nghi ngờ sự tồn tại ấy: thông thường số lượng các loài phải lên tới hàng chục thậm chí hàng ngàn cá thể thì mới phần nào đảm bảo tính đa dạng di truyền đủ để duy trì sự sống cho loài đó. Và như vậy, lẽ ra phải có ít nhất một trường hợp từng bị giết hại bởi thợ săn hoặc người lái xe trên đường cao tốc, đấy là chưa kể tới những cái chết do tai nạn, bệnh tật hoặc tuổi già. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bộ phận cơ thể nào của Bigfoot dù chỉ mảnh xương nhỏ.
Thêm vào đó là việc hàng chục người thừa nhận họ đã cố tình giả mạo hình ảnh và gần như mọi loại bằng chứng khác liên quan đến Bigfoot. Một ví dụ điển hình vào năm 1982, Mullens Rant cuối cùng phải thừa nhận rằng chính ông và bạn bè đã khắc tạc bức tượng Bigfoot và sử dụng chúng để tạo ra các dấu chân giả khiến dư luận dậy sóng trong nhiều thập kỷ.
Tuy vậy, tình trạng thiếu hụt các bằng chứng không hề làm giảm niềm tin của những người ủng hộ giả thuyết Bigfoot tồn tại. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình tìm kiếm vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Theo xahoi
Lịch sử chết chóc của thuốc súng qua gần 10 thế kỷ
Năm 850 sau Công nguyên, các đạo sĩ trung đại của Trung Hoa phát minh được một chất ngoài mong đợi, chất sẽ làm thay đổi cả thế giới sau này: Đó là thuốc súng.
Những cuộc chiến trên lưng ngựa với gươm kiếm chỉ còn là quá khứ.
Nguồn gốc của "chiến tranh lửa"
Các đạo sĩ Trung Hoa thường sử dụng diêm tiêu, tên gọi chung cho các chất nitrat kali có khả năng oxy hóa mạnh dùng trong y tế để chữa nhiễm trùng da. Cho đến khi họ tình cờ trộn chất này với lưu huỳnh và than củi. Kết quả là họ thu được một hỗn hợp bằng bột bí ẩn.
Các nhà quan sát nhận xét trong một văn bản đề có từ giữa thế kỷ thứ 9: "Kết quả thu được là khói và lửa, tay và mặt các nhà khoa học đã bị bỏng, thậm chí toàn bộ ngôi nhà nơi họ làm việc cũng bị đốt cháy".
Cuốn "Vị nam tử" thời Tây Hán có ghi: Các đạo sĩ đã phát hiện ra lưu huỳnh không những là chất tạo ra vàng, bạc, đồng, sắt mà còn có thể kiềm độc tính của thủy ngân một cách thần kỳ sau rất nhiều lần thử nghiệm. Ngoài ra, lưu huỳnh, phốt pho và than củi khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một chất cháy rất mạnh và bắt lửa nhanh tới mức có thể gây bỏng tay người châm lửa.
Thậm chí, hỗn hợp này khi gặp lửa có thể bùng lên thiêu trụi nhà cửa trong nháy mắt. Thuốc súng gồm ba thành phần cơ bản là lưu huỳnh, phốt pho và than củi. Cả ba chất này đều là những chất dễ cháy nên khi trộn cả ba lại sẽ tạo thành chất gây cháy rất mạnh.
Sau một thời gian dài, cuối cùng, người ta cũng tìm ra công thức pha chế thuốc súng theo tỉ lệ hoàn hảo: 75% phốt pho, 10% lưu huỳnh và 15% than củi. Đó chính là cách thuốc súng ra đời. Từ đây, họ phát hiện ra sức mạnh thật sự của hỗn hợp này và sử dụng nó để chế tạo bom, mìn và một vài vũ khí khác cũng như trong việc chế tạo pháo hoa.
Có thể nói, thuốc súng là một trong bốn phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ. Trong chiến tranh, thuốc súng được sử dụng với các phương thức khác nhau ảnh hưởng đến kết quả các trận chiến suốt thời Trung cổ.
Thuốc súng được sử dụng làm vũ khí chính trong chiến tranh vào Triều đại nhà Tống trong cuộc chiến chống lại quân Mông Cổ, kẻ thù xâm lược Trung Hoa một thời gian dài. Người Mông Cổ cũng là người đầu tiên bị tấn công bởi mũi tên lửa, mũi tên có gắn với một ống thuốc súng bị đốt cháy, có khả năng sát thương cao hơn mũi tên thông thường. Các loại vũ khí có sử dụng thuốc súng lần lượt được phát minh và hoàn thiện, sử dụng nhiều hơn trong chiến tranh ở các thế kỷ tiếp theo. Các mũi tên lửa dần được thay thế bằng các khẩu pháo và lựu đạn, giúp quân đội đánh lui kẻ thù nhanh và hiệu quả hơn.
Các nhà sử học tin rằng, chính ảnh hưởng tâm lý của quân đội về công nghệ bí ẩn mới đã giúp người Trung Hoa chiến thắng được quân Mông Cổ. Những cuộc chiến trên lưng ngựa với gươm kiếm đã lùi xa vào quá khứ do sự phát triển của súng đạn. Từ khi thuốc súng xuất hiện, rồi lần lượt các loại vũ khí bằng thuốc súng ra đời, hình ảnh hai đội quân cưỡi ngựa, rút gươm, đấu kiếm hao tổn sức lực và mất nhiều thời gian đã hoàn toàn biến mất.
Những cuộc chiến kết thúc nhanh gọn hơn nhờ súng đạn. Không thể phủ nhận thuốc súng giúp giảm hẳn các chi phí cho những cuộc chiến tranh của loài người nhưng nó lại là nguồn gốc dẫn đến các cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt hơn bao giờ hết. Cho đến trước khi bom nguyên tử ra đời, súng ống và đạn dược chính là trung tâm của những cuộc chiến tranh hiện đại.
Hình ảnh rực rỡ của pháo hoa khi bắn lên trời
Nguồn lợi lớn thu từ thuốc súng
Từ khi phát hiện ra thuốc súng, nó vẫn là một độc quyền của người Trung Hoa cho đến tận thế kỷ 13. Thông qua Con đường Tơ lụa huyền thoại, thuốc súng mới được vận chuyển đến các nước châu Âu và thế giới các nước Hồi giáo, nơi trở thành nhân tố quyết định trong nhiều cuộc giao dịch thời kỳ Trung đại. Tồn tại hàng trăm năm trong lịch sử, các loại súng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến xã hội loài người.
So với các mặt hàng thông thường khác, vũ khí là một mặt hàng hết sức đặc biệt. Không chỉ bởi hữu ích trong chiến tranh mà còn bởi nguồn lợi do vũ khí mang lại. Bằng việc kinh doanh vũ khí, người ta có thể giàu lên nhanh chóng và không sợ bị "tồn" hàng. Tuy nhiên, việc kinh doanh siêu lợi nhuận này đã khiến các cuộc chiến trở nên tàn khốc và mất hết nhân tính.
Năm 1350, các khẩu pháo thuốc súng thô sơ khá phổ biến trong quân đội Anh và Pháp, loại vũ khí được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh kéo dài hàng trăm năm. Người Thổ Ottoman cũng đã sử dụng đại bác để chiến thắng trong cuộc vây hãm thành công của Constantinople năm 1453. Cũng nhờ thứ vũ khí mới chế tạo từ thuốc súng mà những bức tường quanh pháo đài châu Âu trở nên bất khả xâm phạm trong nhiều thế kỷ với khả năng tự vệ cao.
Giai đoạn quan trọng tiếp theo của thuốc súng là khi nó được đưa vào trong các viên đạn của một khẩu súng lục, xuất hiện vào giữa thế kỷ 15. Về cơ bản, súng lục vốn là một khẩu pháo cầm tay có kích thước thu nhỏ. Súng lục là thứ vũ khí cầm tay đầu tiên, tạo ra sự linh hoạt trong chiến đấu và dễ dàng ẩn núp với khẩu súng nhỏ trong tay. Đặc biệt, súng lục vẫn được sử dụng đến tận ngày nay bởi tính nhỏ gọn mà vẫn có khả năng sát thương "đáng gờm".
Trong thời kỳ đầu phát triển, súng ống đã nhanh chóng thay thế các loại vũ khí cổ khác bởi chúng có tính sát thương lớn và lại rất dễ sử dụng. Trong khi một cung thủ hoặc một kiếm thủ phải mất nhiều năm để luyện tập và thành thạo với các kỹ thuật sử dụng cung hoặc kiếm thì họ chỉ cần mất vài tháng, thậm chí vài tuần để thành thạo kỹ năng sử dụng súng.
Mặc dù những vũ khí hạng nặng như bom nguyên tử có sức hủy diệt lớn nhưng lại không phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, súng lại được sử dụng rộng rãi trong xã hội, từ quân đội đến việc một số người sở hữu súng bất hợp pháp với lý do phòng thân hoặc các băng nhóm xã hội đen dùng súng để thanh trừng lẫn nhau.
Thuốc súng còn là nguyên liệu chính trong việc sản xuất pháo hoa. Đến thế kỷ 18, các nhà hóa học trên thế giới đã có một bước tiến dài khi tìm ra tỉ lệ chính xác nhằm kiểm soát sắc độ của ánh sáng khi đốt cháy nguyên liệu. Nhờ đó, pháo hoa mới có những màu sắc rực rỡ như đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển và tím. Pháo hoa hiện nay đã được cải tiến nhiều so với trước kia. Những cải tiến đó không chỉ nằm ở những hỗn hợp chất cháy tinh tế tạo ra những hiệu ứng hình ảnh, âm thanh đẹp hơn, rực rỡ hơn, mà còn cả ở cấu tạo, nguyên lý phát nổ, với sự tham gia của một số loại máy móc cho phép điều khiển, kích hoạt pháo chính xác, an toàn hơn.
Trên hết, thuốc súng vẫn là cơ sở cho nhiều loại vũ khí hiện đại bao gồm các loại súng mặc dù nó không còn được nhắc đến trong quân đội ngày nay.
Pháo hoa - Anh em song sinh của súng
Những quả "pháo hoa" đầu tiên hoàn toàn khác với các loại pháo hoa ngày nay. Chúng được chế tạo từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên vào thời Trung Hoa cổ, thường được sử dụng trong các nghi thức trừ tà tại các lễ hội tôn giáo. Tuy nhiên, từ mục đích hòa bình, pháo hoa dần được sử dụng trong chiến tranh, biến thành thứ vũ khí thô sơ đầu tiên của nhân loại. Thời đó, pháo hoa không có màu sắc tuyệt đẹp như ngày nay. Người ta nhồi thuốc súng trong các đoạn ống tre và sử dụng ngòi nổ thủ công để kích nổ. Bên cạnh đó, họ còn thêm chất dễ cháy vào ống để đốt doanh trại đối phương khi tấn công. Theo thời gian, pháo hoa dần được cải tiến, bổ sung lượng thuốc súng nhiều hơn, giúp pháo có sức công phá lớn hơn. Không chỉ làm vũ khí, quân đội còn dùng pháo hoa làm pháo hiệu. Họ đã thêm các chất phụ gia sắt, đồng, kẽm... vào thuốc súng, tạo màu sắc khác nhau như vàng, trắng, xanh...
Theo xahoi
Những phát minh vĩ đại đánh đổi bằng máu và nước mắt Tung cánh bay như chim? Nhẹ nhàng tiếp đất từ tháp Eiffel? Không ít nhà phát minh đã phải đánh đổi cả mạng sống của mình để chinh phục, cải tạo thế giới. Ước mơ cất cánh bay như chim thuở sơ khai. Bác thợ may có cánh Nếu tin vào tờ Le Figaro vàng úa ra sạp cách đây một thế kỷ,...