“Quái vật bay thất lạc” 150 triệu tuổi xuất hiện ở Đức
Trong một mỏ đá vôi, sinh vật mang tên Propterodacylus frankerlae đã lộ diện và đem lại mảnh ghép còn thiếu của “kỷ nguyên quái vật”.
Theo Sci-News, Propterodacylus frankerlae đã tạo nên một chi và một loài mới của dòng dõi dực long, những quái vật bay thống trị bầu trời trong thời đại khủng long.
Nó là một sinh vật “trung gian”, hứa hẹn giải thích cho sự chuyển đổi của các dực long sơ khai Rhamphorhynchoid và những con dực long khổng lồ, cực kỳ nguy hiểm của kỷ Phấn Trắng.
Quái vật bay Propterodacylus frankerlae – Ảnh: PALAEONTOGOGIA ELECTRONICA
Theo mô tả trên tạp chí khoa học Palaeontologia Electronica, cũng như các dực long sơ khai, loài bò sát biết bay này có hộp sọ dài vừa phải, chỉ khoảng 9 cm và sải cánh 55 cm, tức chỉ cỡ một con chim lớn thời hiện đại.
Đó là một hình ảnh khác biệt so với những con dực long kỷ Phấn Trắng sau đó với sải cánh dài hàng mét, thậm chí có những con sở hữu chiều cao khi đứng lên tới 4-5 m.
Video đang HOT
Loài quái vật mới cũng có đuôi rất ngắn và ngón chân thứ năm nhỏ nhưng có chức năng với 2 đốt linh hoạt.
Hóa thạch được khai quật từ mỏ đá vôi Rygol gần Painten, Bavaria – Đức, bao gồm bộ xương hoàn chỉnh và có khớp nối đầy đủ với phần mô mềm còn lại ở vùng thân và các sợi tơ ở cánh.
TS Frederik Spindler từ Bảo tàng Khủng long Altmühltal (Đức) cho biết dòng dõi dực long là những động vật có xương sống lâu đời nhất có khả năng bay, đã trải qua quá trình tiến hóa vô cùng thành công trong suốt đại Trung Sinh.
Trong hầu hết lịch sử nghiên cứu lâu dài về nhóm quái vật này, bất kỳ mẫu vật nào cũng có thể được phân loại thành một trong hai loại chính là Rhamphorhynchoidea đuôi dài tổ tiên và loài Pterodactyloidea đuôi ngắn có nguồn gốc từ loài đuôi dài.
Một hình thái trung gian, mang tính chuyển tiếp thuyết phục giữa các loại chính, vẫn chưa được biết đến cho đến khi phát hiện ra nhóm Wukongopteridae ở Trung Quốc và Anh.
Tuy vậy, vẫn còn những kết nối bị thiếu.
Propterodacylus frankerlae đã lấp đầy khoảng trống đó, với cấu trúc giải phẫu là sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa các đặc điểm của Rhamphorhynchoidea, Wukongopteridea và Pterodactyloidea.
Ngoài ra, nó còn mang các đặc điểm thể hiện sự tiến hóa dần là sự kéo dài xương “bàn tay” và ngón chân thứ năm bị teo nhỏ, tất cả đều góp phần để tiến tới những con dực long với chiếc cánh và đôi chân khỏe, linh hoạt hơn sau nay.
Lộ diện sinh vật lạ 99 triệu tuổi ở Myanmar, bị nhốt trong hổ phách
Một miếng hổ phách Miến Điện đã đem lại cho ngành cổ sinh vật học một loài hoàn toàn mới, được đặt tên là Electroscincus zedi.
Các nhà khoa học đã tìm thấy cơ thể nguyên vẹn của một sinh vật lạ lùng trong một mảnh hổ phách Miến Điện (hổ phách Burmite) nằm giữa các mỏm đá kỷ Phấn Trắng ở huyện Myitkyina, tỉnh Kachin, miền Bắc Myanmar.
Nó giống phiên bản quái vật của những con thằn lằn hiện đại, được các nhà khoa học mô tả với màu sắc nổi bật trong hình ảnh đồ họa.
Electroscincus zedi kỷ Phấn Trắng - Ảnh đồ họa: Stephanie Abramowicz
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Juan Daza từ Đại học bang Sam Houston đã phân tích mẫu vật và xác định nó đúng là một con thằn lằn, thuộc về họ thằn lằn bóng Scincidae.
Họ này được đại diện bởi hơn 1.745 loài thằn lằn còn sống đã được mô tả.
Theo Sci-News, với niên đại lên tới 99 triệu tuổi, Electroscincus zedi là con thằn lằn cổ xưa nhất từng được biết đến, một con thằn lằn đúng nghĩa như chúng ta thấy ngày nay, chứ không phải "thằn lằn" kiểu những bò sát khổng lồ thời khủng long.
Nó khác với tất cả các loài thằn lằn có vảy khác được biết đến từ đại Trung Sinh (gồm 3 kỷ Tam Điệp, Jura, Phấn Trắng) ở chỗ có lớp xương vảy kép xếp so le xung quanh cơ thể, một đặc điểm giúp xác định nó thuộc họ Scincidae.
Sinh vật được bảo tồn trong hổ phách có chiều dài từ 3cm từ mõm đến huyệt, tức chưa tính đuôi.
Mặc dù chưa hoàn chỉnh, nhưng nó vẫn giữ lại cả các thành phần xương sau sọ và cấu trúc da, giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu thêm về cách họ thằn lằn này đã tiến hóa.
Họ Scincidae đã thể hiện sự tiến hóa đa dạng qua các thời kỳ, cũng là họ có phạm vi lớn nhất về chiều dài cơ thể, bao gồm một số dạng nhỏ nhất có chiều dài cơ thể chỉ vài cm cho đến loài Tiliqua frangens đã tuyệt chủng, có thể dài tới nửa mét hoặc hơn.
Phát hiện vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports này một lần nữa làm nổi danh hổ phách Miến Điện.
Loại đá quý này không chỉ tuyệt đẹp mà đã nhiều lần đem về cho thế giới những sinh vật đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước, đặc biệt là các sinh vật bé nhỏ khó lòng được bảo tồn trong các dạng hóa thạch thông thường.
"Rồng cát" 72 triệu năm tuổi lộ diện giữa sa mạc Mông Cổ "Rồng cát" Harenadraco prima là một loài quái thú chưa từng được nhân loại biết đến, sống vào kỷ Phấn Trắng ở vùng nay là sa mạc Gobi. Một nghiên cứu đa quốc gia vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Vertebrate Paleontology đã mô tả một loài quái thú hoàn toàn mới của kỷ Phấn Trắng, mang tên Harenadraco...