Quái chiêu của tên trộm chuyên “ăn” cáp điện công trình
Sau khi tăm tia được những cuộn cáp điện ở những công trình đang thi công, Tuấn sử dụng tên nick zalo ảo thuê cẩu những cuộn cáp điện đem đi bán chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng bằng chiêu thức hết sức tinh vi.
Đối tượng Tuấn và một trong những tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 20/10, cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Đặng Minh Tuấn (sinh năm 1994, trú tại thôn Côn Cương, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản”.
Theo tài liệu điều tra, Đặng Minh Tuấn từng làm công nhân trong ngành điện lực nên biết được việc, khi thi công các công trình điện thì các cuộn cáp điện có giá trị cao thường được đặt tại công trình, không người trông giữ vì cồng kềnh, khó vận chuyển nên không dễ gì bị trộm cắp.
Trong thời gian làm công nhân ngành điện, Tuấn quen đối tượng tên Thụ (chưa xác định được nhân thân, lai lịch) ngoài xã hội. Giữa năm 2022, do nợ nần, Thụ gọi điện cho Tuấn rủ đi trộm cắp cáp điện bán lấy tiền trả nợ. Cùng thời điểm này, Tuấn cũng làm ăn thua lỗi nên đồng ý.
Cả hai thống nhất, Thụ sẽ là người đi tìm các cuộn cáp điện có thể trộm cắp và thông báo cho Tuấn, còn Tuấn sẽ là người trực tiếp thực hiện việc trộm cắp bằng cách thuê các thợ lái xe cẩu đến vận chuyển. Khi trộm cắp xong bán được tiền thì hai đối tượng chia nhau tiền với tỉ lệ: Tuấn hưởng 60%, Thụ hưởng 40%.
Chiều 2/9, khi Tuấn đang ở nhà trọ (tại thôn Tân Mỹ, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì Thụ gọi điện thoại đến chỉ cho Tuấn vị trí của 1 cuộn cáp điện để cạnh trường Mầm non Họa Mi (trong ngõ 14 Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình) là tài sản của Công ty Xây lắp công trình 28 để trộm cắp.
Trưa 3/9, Tuấn một mình đi từ nhà trọ đến cổng trường Mầm non Họa Mi để xác nhận lại thông tin của Thụ, đồng thời chụp ảnh xung quanh vị trí để cuộn cáp, lưu trong điện thoại rồi đi về phòng trọ. Đến khoảng 12h trưa 4/9, Tuấn gọi điện thuê Nguyễn Thế Kỷ (quê Ninh Bình) đến cổng trường Mầm non Họa Mi cẩu cuộn cáp trên đến Trạm biến áp Phúc La 1, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội với giá 1,3 triệu đồng.
Để Kỷ nắm được thông tin, Tuấn đã gửi hình ảnh vị trí cuộn cáp đã chụp qua zalo cho Kỷ và yêu cầu, sau khi Kỷ chuyển cuộn cáp trên đến Trạm biến áp Phúc La 1 cũng phải chụp ảnh gửi lại qua zalo cho Tuấn. Sau khi thực hiện đúng thoả thuận, Tuấn đã chuyển trả 1,3 triệu đồng tiền công cho Kỷ thông qua tài khoản của một ngân hàng.
Sau đó, Tuấn trực tiếp đến Trạm biến áp Phúc La 1 kiểm tra rồi đến KĐT Văn Phú, quận Hà Đông thuê xe cẩu khác đến mang cuộn cáp trên về KĐT Văn Phú bán cho người phụ nữ tên Hương (chủ cửa hàng kinh doanh vật tư điện tại KĐT Văn Phú, quận Hà Đông) với giá 50 triệu đồng.
Video đang HOT
Chiếc xe Tuấn chuyên thuê cẩu, vận chuyển cáp điện trong các phi vụ cùng cuộn cáp điện trộm cắp được cơ quan Công an thu hồi trong quá trình điều tra.
Nhận được tiền, Tuấn chia cho Thụ 22 triệu đồng theo phần trăm đã thoả thuận. Về phía Công ty Xây lắp công trình 28, sau khi phát hiện cuộn cáp điện bị trộm cắp, đại diện này đã đến Công an phường Thành Công trình báo vụ việc.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo của bị hại, Ban chỉ huy Công an phường Thành Công đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra truy bắt thủ phạm. Chưa đầy một tuần sau, các trinh sát tổ hình sự Công an phường Thành Công đã bắt giữ được Đặng Minh Tuấn đang ngồi chờ bạn gái trước cửa một nhà nghỉ trên địa bàn Hà Nội.
Tại cơ quan Công an, Đặng Minh Tuấn khai nhận, trước đó thông qua một người lái xe ôm, Tuấn biết chị Hương là chủ cửa hàng kinh doanh vật tư điện tại khu vực Văn Phú, Hà Đông, sử dụng số điện thoại 0847.807.XXX. Sau đó, Tuấn mua số điện thoại rác và đăng ký tài khoản zalo giả lấy lên “Nam Nguyen” để liên hệ với chị Hương.
Khi liên lạc, Tuấn nói với chị Hương là Tuấn làm thợ điện, thi công các công trình có thừa các cuộn cáp điện muốn bán. Bằng phương thức thủ đoạn như trên, Tuấn đã một mình gây ra 1 vụ trộm cắp và cùng Thụ gây ra nhiều vụ trộm cắp dây cáp điện khác quanh địa bàn Hà Nội.
Điển hình, khoảng tháng 5/2022, Tuấn một mình đi đến khu vực vỉa hè trước số 120A Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội phát hiện cuộn dây cáp màu đen dài 150m. Tuấn gọi điện thuê anh Kỷ đến chở cuộn cáp tới khu vực làng Nhân Mỹ, phường Mỹ Đình 1, với giá 1 triệu đồng. Sau đó, Tuấn gọi điện thoại cho một người tên Minh (ở ngõ 3 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội) đến khu vực làng Nhân Mỹ mua lại với giá 15 triệu đồng
Tương tự, ngày 4/7, sau khi Thụ đến trước số nhà 42 phố Cầu Am, phường Vạn Phúc, phát hiện 2 đã thông báo cho Tuấn. Để có thông tin cụ thể, Tuấn đã đến vị trí trên chụp ảnh 2 quận cáp điện có tổng chiều dài hơn 350m và gọi điện gửi hình ảnh cho Kỷ và thoả thuận thuê Kỷ cẩu, vận chuyển về khu vực huyện Chương Mỹ, Hà Nội với giá 1,2 triệu đồng.
Sau đó, Tuấn liên lạc và bán cho Hương với giá 23 triệu đồng. Trong phi vụ này, Tuấn cắt lại cho Thụ 9 triệu đồng. Ngoài ra, Tuấn và Thụ cùng thực hiện 3 vụ trộm cắp dây cáp điện khác với thủ đoạn tương tự, đem bán được hàng chục triệu đồng chia nhau. Đáng chú ý, ngoài các vụ trộm cắp dây cáp điện do một mình Tuấn thực hiện và các vụ khác cùng chung với Thụ hầu hết Tuấn đều đem bán cho đối tượng Hương, 2 vụ còn lại Tuấn bán cho người phụ nữ thu mua phế liệu tên Thảo ở phường Mỹ Đình 1 và Minh ở quận Đống Đa.
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó trưởng Công an phường Thành Công cho biết, thủ đoạn thủ phạm gây án khá mới mẻ. Quá trình điều tra cho thấy, đối tượng là người am hiểu công nghệ và rất tinh quái. Nhằm tránh phát hiện hành vi phạm tội, Tuấn đã mua 1 sim điện thoại rác rồi đăng ký nick zalo mang tên một người khác và toàn bộ quá trình thuê người cẩu, bán hàng đối tượng đều thực hiện và giao dịch qua nick zalo này. Chính vì thế, khi cơ quan Công an tiếp cận điều tra vụ việc đã gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, với quyết tâm khám phá nhanh vụ án, Công an phường đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lần tìm những manh mối liên quan và dựng lên chân dung đối tượng. Đặc biệt, qua rà soát phát hiện một công ty chuyên thi công các công trình điện lực có một công nhân chuyên trộm cắp vặt, mới bị sa thải có nhiều đặc điểm trùng khớp với đối tượng mà cơ quan Công an dựng lên.
Ban chuyên án xác định, nghi can liên quan đến vụ trộm cắp xảy ra trên địa bàn Thành Công rất có thể là Đặng Minh Tuấn. Chính vì thế, đối tượng đã được các trinh sát “chăm sóc” đặc biệt. Vào một tối cuối tháng 9, khi đối tượng đang chờ bạn gái đến nhà nghỉ cùng “vui vẻ” đã bị lực lượng Công an phường Thành Công bất ngờ ập đến bắt giữ.
Đường dây làm giả chứng chỉ nghề, thẻ an toàn lao động được khám phá như thế nào? (bài cuối)
Quá trình đấu tranh, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương xác định: Ngày 1/10/2018, Mai Ngọc Vinh thành lập Công ty TNHH Nhân lực Trường Sơn tại Quảng Ngãi; Vinh là Giám đốc và người đại diện theo pháp luật.
Đến ngày 12/3/2020, đối tượng chuyển cho Nguyễn Văn Chung làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về anh ta.
Bài cuối: Vạch trần mánh khoé tinh vi
Với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, ngày 13/1/2018, Vinh thành lập Trường KTKT Trường Sơn - Chi nhánh Công ty TNHH Trường Sơn tại TP Hồ Chí Minh; công ty sau đó đã thay đổi đăng ký hoạt động chi nhánh chuyển về thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi để hoạt động, đến nay người đứng đầu Trường KTKT Trường Sơn vẫn là Mai Ngọc Vinh và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 6 ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp gồm: Lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành thiết bị nâng; công nghệ Hàn; kỹ thuật Xây dựng; kỹ thuật điện - điện tử; vận hành máy công trình; lắp đặt, sửa chữa và vận hành thiết bị áp lực.
Đến tháng 12/2021, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường này do vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Vậy nhưng, đối tượng vẫn lợi dụng tư cách pháp nhân để thực hiện hành vi phạm tội. Đối tượng Vinh đã tuyển dụng Trần Tiểu Uyên (SN 1999); Nguyễn Nguyễn Thu Lan (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh); Phạm Thị Trà My (SN 1998, ở tại tỉnh Bến Tre); Bùi Tuyết Nhung (SN 1992, ở tại TP Hồ Chí Minh) làm nhân viên và giao cho Nguyễn Văn Chung làm Phó Hiệu trưởng của Trường KTKT Trường Sơn. Dưới sự chỉ đạo của Mai Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Chung đã giao cho Nguyễn Nguyễn Thu Lan, Trần Tiểu Uyên, Bùi Tuyết Nhung, Phạm Thị Trà My quản lý, sử dụng nhiều website để đăng bài quảng cáo, tìm kiếm khách hàng mua chứng chỉ mà không qua đào tạo, sát hạch.
Để thực hiện hành vi phạm tội, Nguyễn Văn Chung ký sẵn các chứng chỉ, Nguyễn Nguyễn Thu Lan và Trần Tiểu Uyên có nhiệm vụ nhập thông tin khách hàng đặt mua vào website quản lý của trường, in vào các phôi chứng chỉ do Chung ký sẵn và hoàn thiện chứng chỉ; Bùi Tuyết Nhung có trách nhiệm theo dõi vận đơn của Viettel Post để gửi chứng chỉ cho khách đặt mua, Phạm Thị Trà My có nhiệm vụ viết bài tuyển sinh. Ngoài ra, Bùi Tuyết Nhung và Phạm Thị Trà My cùng với Nguyễn Văn Chung hỗ trợ Nguyễn Nguyễn Thu Lan và Trần Tiểu Uyên hoàn thiện các chứng chỉ được in ra ở một số công đoạn như dập dấu chìm giáp lai ảnh, ép plastic, cắt viền nhựa plastic thừa trên chứng chỉ và đóng gói bưu phẩm.
Theo chỉ đạo của Mai Ngọc Vinh, mỗi chứng chỉ được các đối tượng bán với giá từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Trường hợp khách mua nhiều thì được giảm giá còn từ 300 đến 450 nghìn đồng. Tiền bán chứng chỉ được chuyển vào tài khoản do các đối tượng mở ra. Số tiền thu được Mai Ngọc Vinh trả lương cho Nguyễn Văn Chung trung bình 15 triệu đồng/tháng và 10% doanh thu bán chứng chỉ; các nhân viên từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng và 10% số tiền mà những nhân viên này trực tiếp tư vấn bán chứng chỉ cho khách lẻ. Tài liệu điều tra xác định, từ tháng 5/2020 đến ngày 2/4, Trường KTKT Trường Sơn đã cấp ra 14.268 chứng chỉ nghề.
Mở rộng đấu tranh, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã xác định được các đầu mối đặt mua chứng chỉ của Trường KTKT Trường Sơn. Một trong số đó có trường hợp của Lê Văn Tưởng. Khoảng tháng 10/2021, qua tìm hiểu trên mạng Internet, Tưởng biết Trường KTKT Trường Sơn cấp chứng chỉ đào tạo nghề lái xe nâng, xúc, hàn... Tưởng đã liên hệ và được Nguyễn Văn Chung cho làm cộng tác viên của Trường KTKT Trường Sơn; Nguyễn Văn Chung đã lập nhóm Zalo "HS Tưởng Hải Dương" gồm các nhân viên của Trường KTKT Trường Sơn và Tưởng để Tưởng gửi các thông tin cần làm chứng chỉ lên nhóm.
Tưởng quảng cáo trên Zalo, Facebook mời chào những người có nhu cầu không cần học, thi vẫn được Trường này cấp các chứng chỉ, chỉ cần gửi ảnh CMND hoặc CCCD, ảnh chân dung của người cần cấp chứng chỉ. Trường KTKT Trường Sơn bán cho Tưởng với giá 400 nghìn đồng/chứng chỉ, Tưởng bán cho khách với giá 900 nghìn đồng/chứng chỉ qua dịch vụ chuyển phát thu hộ của bưu điện. Quá trình đấu tranh, bước đầu, cơ quan ANĐT xác định Tưởng đã đặt mua 138 chứng chỉ của Trường KTKT Trường Sơn. Cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 50 chứng chỉ mà Tưởng đã đặt mua của Trường KTKT Trường Sơn và bán lại kiếm lời.
Tương tự, năm 2020, Lê Văn Thể quen biết với Nguyễn Văn Chung qua mạng internet và nhận làm cộng tác viên bán chứng chỉ đào tạo nghề của Trường KTKT Trường Sơn cho những người có nhu cầu mà không cần đào tạo, sát hạch. Nguyễn Văn Chung bán cho Thể với giá 400 nghìn đồng/chứng chỉ. Nguyễn Văn Chung đã lập nhóm Zalo "HS Lê Thế Hải Phòng" để Thế gửi thông tin khách muốn mua chứng chỉ đào tạo nghề lên nhóm. Trên cơ sở thông tin do Thế gửi lên, Nguyễn Văn Chung và các nhân viên của Trường KTKT Trường Sơn in, hoàn thiện chứng chỉ và gửi cho Thế qua dịch vụ Viettel Post.
Lê Văn Thế sử dụng Zalo mang tên "Thế chứng chỉ" và Facebook mang tên "Lê Thế" để quảng cáo bán chứng chỉ. Lê Văn Thể bán cho khách đặt mua với giá từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/chứng chỉ. Từ tháng 5/2020 đến ngày 2/4/2022, Lê Văn Thế đã mua và bán 186 chứng chỉ đào tạo nghề của Trường KTKT Trường Sơn, cơ quan chức năng đã thu giữ hàng chục chứng chỉ mà Thế đã đặt mua và bán lại kiếm lời.
Từ tháng 5/2020 đến ngày 2/4/2022, cộng tác viên Nguyễn Đức Quyền đã liên hệ với Nguyễn Văn Chung để nhận làm cộng tác viên bán chứng chỉ cho trường KTKT Trường Sơn. Nguyễn Đức Quyền được Chung bán chứng chỉ với giá từ 450 đến 500 nghìn đồng/chứng chỉ và bán ra cho khách hàng từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng/chứng chỉ. Nguyễn Đức Quyền đã gửi thông tin đặt mua 632 chứng chỉ của Trường KTKT Trường Sơn. Cơ quan điều tra đã làm rõ được một số chân rết đặt mua chứng chỉ của Nguyễn Đức Quyền và bán lại cho người khác thể kiếm lời
Đối với Trường KTKT miền Nam, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương xác định: Vào ngày 19/6/2014, Vinh thành lập Công ty cổ phần Giáo dục Việt RDC; đến ngày 26/1/2021, chuyển sang Nguyễn Văn Hậu làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Ngày 5/5/2017, Vinh thành lập Trường KTKT Miền Nam chi nhánh Công ty CP Giáo dục Việt RDC tại Bình Dương. Trường KTKT miền Nam được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Binh Dương cấp Giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 3 ngành nghề...
Sau khi thành lập, Vinh giao Nguyễn Văn Hậu làm Phó Hiệu trưởng, tuyển dụng Nguyễn Thị Lan, Cao Văn Uyên (SN 1990, trú tại TT Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định); Hậu đã tuyển Trương Thị Thanh Trang và Lê Võ Hồng Thắm làm nhân viên. Tương tự như Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Hậu có nhiệm vụ ký, đóng dấu khống các phôi chứng chỉ; Lan cùng Trang thực hiện việc nhập thông tin khách hàng vào website quản lý của nhà trường để in, hoàn thiện chứng chỉ; Lan chuyên trách thực hiện quản lý vận đơn đối với tất cả các khách hàng, in mã vận đơn, đóng gói bưu phẩm và mang ra bưu cục Viettel Post để gửi. Đối tượng Thắm tư vấn cho khách hàng về việc tra cứu thông tin chứng chỉ trên website http://tracuu.gdt.edu.vn và trực tiếp tra cứu, theo dõi tình trạng các đơn hàng do Thắm là người tư vấn, bán cho khách hàng.
Về giá bán chứng chỉ của Trường KTKT Miền Nam tương tự thư Trường KTKT Trường Sơn. Tiền bán các chứng chỉ được chuyển vào tài khoản do các đối tượng mở ra, các đối tượng mua chứng chỉ có thể trả tiền vào tài khoản trên hoặc trả qua dịch vụ chuyển phát thu hộ của Viettel Post. Số tiền thu được các đối tượng dùng để chi trả tiền lương cho các nhân viên, chi phí văn phòng, số còn lại hưởng lợi cá nhân. Tài liệu điều tra xác định Trường KTKT miền Nam đã cấp ra 8.351 chứng chỉ nghề. Ngoài các khách hàng mua nhiều (là các cộng tác viên), dữ liệu nêu trên xác định Nguyễn Văn Hậu đã trực tiếp tư vấn 3.001 trường hợp.
Đối với Trường KTKT Sài Gòn, Vinh giao cho em họ là Trương Đức Thành đứng tên chủ sở hữu và Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Đến tháng 12/2021, Trường KTKT Sài Gòn đã bị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp do vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thế nhưng, Vinh vẫn chỉ đạo Thành ký khống các chứng chỉ. Ngoài ra, để kiếm thêm thu nhập, Vinh còn giao cho Thành tư vấn cho các khách hàng được Vinh chuyển tới.
Thành sử dụng tài khoản Zalo "Trung cấp Quốc tế Sài Gòn Sgi" để tư vấn cho khách hàng có nhu cầu mua chứng chỉ nghề, không cần tham gia học, thi sát hạch với giá 700 ngàn đến 1 triệu đồng/chứng chỉ và chuyển thông tin để nhân viên Trường KTKT Sài Gòn hoàn thiện, làm ra các chứng chỉ từ các phôi chứng chỉ đã được Thành ký sẵn. Tài liệu điều tra xác định, ngoài việc ký sẵn các chứng chỉ để cho các nhân viên hoàn thiện chứng chỉ bán cho khách, Thành còn trực tiếp tư vấn, bán chứng chỉ cho nhiều trường hợp để thu lợi bất chính.
Hiện vụ án đang được Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương tiếp tục điều tra, mở rộng. Việc mua và sử dụng các chứng chỉ không qua đào tạo, sát hạch là vi phạm pháp luật. Hành vi phạm tội của các đối tượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ nghề của Nhà nước.
Nhiều người dân ở miền núi bị lừa mua cổ vật đồng đen... rởm Đối tượng nói các đồ cổ bằng đồng đen có giá trị lớn vừa đào được trong lúc thi công một công trình trên địa bàn huyện và muốn bán với giá rẻ. Tin lời, ông T đã chuyển cho đối tượng 100 triệu đồng để lấy các món đồ gồm: 1 nải chuối, 1 tượng phật, 1 bình rượu và 1 tượng....