Qua tuổi 33, con người sợ nhất là ba chữ “Tôi không biết”: Kết cục bi đát của cái giá đòi sớm ổn định, thắng tất cả đối thủ nhưng thua thời thế
Thời đại này, điều gì khiến con người sợ hãi nhất? Tôi cho rằng phải chăng là do chúng ta không biết rõ năng lực của chính mình, vẫn một mực theo đuổi ổn định. Không chấp nhận đến một vùng đất mới, không muốn trải nghiệm thay đổi.
- 01-
Cách đây không lâu, có một bản tin thu hút nhiều chú ý của bạn đọc thế này: Trạm thu phí đường cầu A bị bỏ, nhân viên của trạm trên đều mất việc, vì vậy họ đi tìm gặp cấp trên để nói chuyện. Trong nhóm đó có một chị đã 36 tuổi nói: “ Tôi năm nay 36 tuổi, thanh xuân của tôi đều dành cho trạm, đến giờ tôi không biết làm gì khác cả, tôi cũng không thể học nổi việc gì khác nữa.”
“Ngoài thu phí ra tôi không biết làm gì cả”, câu nói này thu hút đông đảo ý kiến bình luận của độc giả.
Có người nói tính cách chị ngay thẳng, có người khuyến khích chị cố gắng học một công việc khác, đón nhận thách thức mới, đối diện với cuộc sống mới, nhưng cũng không ít người nói chị nói chuyện không có lí lẽ, thích ổn định mà không tự có ý thức về những nguy cơ trong tương lai.
Đến tuổi trung niên, đứng trước thay đổi của thời đại chỉ có thể nói: Tôi không biết. Thời đại đang tiến về phía trước, nhưng chị ấy lại tự đi ngược lại.
Bị mất việc ở tuổi 36 có nghĩa là gì?
Đối với mỗi người mà nói, đáp án cho vấn đề này sẽ không giống nhau, nhưng có một điểm rất rõ đó là,36 tuổi không phải điểm kết cả đời người.
Trong “Alice ở xứ sở trong gương”, Hoàng hậu có nói với Alice một câu: Con phải chạy không ngừng, thì mới có thể đứng vững ở điểm bắt đầu.
- 02 -
Một sinh viên tốt nghiệp đại học kiến trúc năm đó vào làm tại một cơ quan nhà nước.
Sáng 7 giờ đi làm, chiều 5 giờ về, vẽ vài bức thiết kế không tên cho một vài công trình công cộng, mỗi tháng nhận mức lương bèo bọt.
Cô cũng không có đánh giá gì về công việc của mình, cũng không có tiêu chuẩn gì cả, người nhà nói ổn định, hơn nữa vị trí này cạnh tranh khốc liệt mới có được, chính là điểm tốt theo cách hiểu của cô
Sau này cô nhận ra, thực ra công việc ổn định đó chính là không có cạnh tranh, không có áp lực.
Làm công việc giống nhau hàng ngày, hết giờ ra về, cuối tháng nhận lương, dần dà trở nên kém nhạy bén trước những biến đổi của thế giới bên ngoài, trong những ngày tháng an nhàn, dần dần biến cuộc sống thành không có gì để theo đuổi.
Video đang HOT
Khi gặp mặt bạn bè cũ, tận mắt thấy bạn bè bắt kịp thời thể, bàn tán về những nội dung mới mẻ, trào lưu mới nhất… cô càng nghe càng không hiểu. Thế là cô bắt đầu lo lắng, thấy rõ bản thân đang trong trạng thái tiến cũng không được, lùi cũng không xong mà không biết làm thế nào để thay đổi.
Khi thời thế bỏ rơi bạn, đến câu tạm biệt cũng sẽ không nói.
Xã hội không thể nhất thành bất biến, công việc cũng sẽ không ngừng trệ ở đó, cuộc sống ổn định mà bạn hướng đến có thể sẽ có một ngày đột nhiên sụp đổ tan tành.
So với việc bạn tìm một công việc ổn định, không bằng hãy tự tăng năng lực có thể khiến bản thân ổn định.
Giống như nhân vật Đường Tinh, Hạ Hàm trong phim “Nửa đời trước của tôi” họ có theo đuổi công việc ổn định không? Đương nhiên là không cần thiết, họ sau khi nghỉ việc liền có thể tìm được một công việc tốt khác.
Họ không sợ bị sa thải, không sợ khủng hoảng kinh tế, bởi vì họ có năng lực, có thể khiến cho họ dù đi bất cứ đâu cũng có thể ổn định
- 03 -
Các nhà kinh tế khi giải thích tại sao con người lại mua bảo hiểm, có một quan điểm thế này: Đa phần con người đều ghét rủi ro, không thích tính không chắc chắn. Con người thà chấp nhận bỏ tiền phí bảo hiểm để mong thu lại ổn định, chứ không muốn chỉ vì nguyên nhân nhỏ bất kỳ nào đó mà dẫn đến hai bàn tay trắng. Cũng vì vậy mà trong cuộc sống, chúng ta có thể thường xuyên gặp những hiện tượng thế này: Nhiều người than phiền công chức nhà nước lương thấp, nhưng cứ đến mỗi kỳ thi công viên chức, giáo viên, ngân hàng,… đều là biển người.
Theo đuổi ổn định chính là bản tính của con người, nhưng nếu cứ mù quáng theo đuổi cái gọi là ổn định, sẽ dễ mất đi năng lực chống chọi với rủi ro và thử thách. Kết quả khi rủi ro ập đến, trở nên yếu đuối vô cùng.
Trong tình trạng như vậy, có thể hiểu được tại sao nhân viên lập trình của ZTE khi bị mất việc lại lựa chọn nhảy lầu tự tử. Chính vì quá ổn định, mới dẫn đến tính yếu đuối của con người.
Thực tế là, một con người khi sống trong hỗn loạn và áp lực, rủi ro và tính không chắc chắn, ngược lại có thể trưởng thành và lớn mạnh hơn rất nhiều. Đặc tính như vậy, gọi là tính phản kháng.
Trước đó có bản tin thế này, cô bán bánh rán ở cổng chợ có thu nhập chục triệu hàng tháng. Cô bán bánh có thu nhập có tính không xác định, ngược lại còn có thu nhập cao hơn nhân viên đi làm bình thường. Bởi vì tính phản kháng của cô càng mạnh, cổng này không được phép đứng bán, thì cô lại chạy sang cổng khác.
Bề ngoài trông có vẻ ổn định nhưng thực ra lại rất yếu, còn người khác nhìn vào tưởng chừng rất yếu đuối thực ra lại rất kiên cường, mạnh mẽ.
Sự dễ chịu giống như một tấm bình phong để tự mình đề phòng, có thể có tác dụng như một cảng tránh gió bão, nhưng nếu tự đặt mình trong một môi trường ổn định trong thời gian dài, không tự phát triển bản thân, thì sẽ chỉ mãi đứng ở đó, trở nên ngày càng yếu đuối hơn.
Chúng ta nên chủ động đặt mình vào môi trường có tính không chắc chắn, mạo hiểm trong khả năng có thể kiểm soát của mình, mới có thể trưởng thành nhanh chóng.
- 04 -
Có một câu chuyện cười thế này:
Một đại ca xã hội đen do buôn lậu bị bắt, bởi vì sống chết không khai lô hàng giấu ở đâu, cuối cùng bị nhận án tù 25 năm. Đến nay, thời gian giam giữ đã hết, bạn bè đến đón tại trại, đại ca ngay sau khi ra tù, một câu cũng không mở lời, liền nhờ bạn bè đưa đến khu ngoại ô nọ, sau khi đánh giá quan sát kỹ càng mới tìm thấy chỗ chôn hàng năm đó. Đào hết nửa ngày, một chiếc thùng to lộ ra.
Đại ca nhìn thấy thùng, vô cùng kích động, liền vỗ vai người bạn đứng bên cạnh, “lô hàng này chỉ cần được xuất đi thì chúng ta sẽ có tiền, xem như chịu cực khổ bao nhiêu năm nay cũng không uổng phí, sau này có thể có cuộc sống sung sướng rồi”. Trong sự kịch động của cả 2 người, thùng được mở ra, kết quả là một loạt máy nhắn tin motorola pager rơi lả tả ra ngoài!
Điều gây cười sau câu chuyện này đó là thời đại đã và đang nhanh chóng thay đổi, món đồ mà đại ca nọ cho rằng đáng giá đã trở thành đồ “cổ”.
Trên đời không có bất kỳ sản phẩm nào là vĩnh viễn, càng không có thành công nào là vĩnh viễn, luôn giữ được ý thức trước những đe dọa tiềm ẩn mới là con đường đi đến thắng lợi trong xã hội hiện nay.
Vài năm trước, các dịch vụ giao dịch trên điện thoại chưa thịnh hành, dịch vụ chuyển hàng cũng chưa phát triển. Nhưng nay việc thanh toán giao dịch trên điện thoại ngày càng phổ biến, Cậu bé đưa báo dần chuyển thành người ship đồ, chuyển phát nhanh…
Thế giới biến đổi phát triển rất nhanh, nếu đang ở trong một môi trường ổn định, không tự nhận biết được, đợi đến khi thời đại đã đào thải bạn, mới giật mình phát hiện không theo kịp, thì đã quá muộn.
Người sáng lập RT – Mart Hoàng Minh Đoan khi từ chức có nói: Chiến thắng tất cả đối thủ, nhưng lại thua thời thế.
Số mệnh của con người không phải một con đường độc lập, mà không thể tránh khỏi việc xoay quanh, gắn kết với thời đại thay đổi. Điều chúng ta cần làm đó là bước ra khỏi vùng an toàn, nâng cao tính thích ứng, dựa trên những biến hóa phát triển của thời đại.
Gió có thể dập tắt nến, nhưng cũng có thể làm cho lửa bùng cháy to hơn.
Đối với tính tùy cơ, tính không xác định cũng vậy: Bạn cần lợi dụng chúng, chứ không phải trốn tránh chúng.
Đừng bao giờ để khi đến tuổi trung niên, tách rời thời thế, đối diện với xã hội đang không ngừng phát triển chỉ biết buông một câu than thở: tôi không biết.
Theo guu.vn
Mỗi chúng ta đều rất cần những chiếc ăng-ten chia sẻ
Muốn giữ gìn những mối quan hệ, điều chúng ta cần làm là lắng nghe và chia sẻ, chứ không phải luôn hung hăng đối đầu.
Một câu chuyện cười kể về một công ty luật ở Philadelphia đã gửi hoa tới cho một đối tác ở Baltimore nhân dịp đối tác này mở văn phòng mới. Chẳng may, tiệm hoa có chút nhầm lẫn, nên dải ruy-băng trang trí lẵng hoa này lại in dòng chữ: "Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất".
Khi công ty luật và bên đối tác đều nhận ra vấn đề này, người của công ty luật rất bực mình, gọi điện cho chủ tiệm hoa để nói về sơ suất của tiệm. Chủ tiệm lặng đi một chút, rồi mới kêu lên hoảng hốt: "Thôi rồi! Vậy là lẵng hoa tôi gửi tới lễ tang lại có dải ruy-băng ghi là "Chúc mừng bạn đã tới địa điểm mới".
À, tất nhiên đó chỉ là một câu chuyện đùa thôi, không có thật.
Thế nhưng...
Việc bày tỏ sự đồng cảm hoặc an ủi mà không khiến cho người nhận hiểu sai, hoặc không làm cho chính những cảm xúc của mình bị thể hiện không đúng mực, lại không phải là dễ dàng. Thực tế, đây là việc khá khó khăn, đến mức nhiều người đơn giản là không biết phải nói gì với một người đang chịu một nỗi đau cảm xúc, tinh thần, hoặc đang rất buồn mà không giải tỏa được.
Để tránh việc mình nói không hợp lý trong khi người khác đang cần an ủi, thì một số người lựa chọn cách... không nói gì cả; và họ dễ bị hiểu nhầm là thờ ơ, không biết quan tâm. Bởi vì nhiều khi nói gì đó lại thành... dở tệ, như chuyện về một người làm ở văn phòng lưu giữ và trả lại hành lý thất lạc của hành khách đi tàu và máy bay, thường xuyên phải hỏi những người đến nhận đồ xem có chắc chắn là đồ của mình không. Người này khi nghe một người bạn tâm sự rằng mình rất lo lắng vì mẹ sắp phải trải qua một ca phẫu thuật, thì đã quen miệng hỏi: "Cậu có chắc đó là mẹ cậu không?".
Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta thường muốn giúp đỡ, nhưng lại thấy sự cố gắng an ủi của mình là không phù hợp, hoặc không đủ. Nhưng có một vài điều chúng ta CÓ THỂ nói với những người đang bị tổn thương...
Một người đàn ông vừa có chuyện buồn trong gia đình, đã cảm thấy thực sự nhẹ lòng khi chia sẻ nỗi đau với vài người bạn. Trong số những lời an ủi, động viên, thì có hai câu khiến ông cảm thấy ấm áp nhất, và khiến ông nhớ đến mỗi khi gánh nặng cảm xúc trở nên khó chịu đựng. Đó là: "Cảm ơn bạn đã chia sẻ nỗi đau của bạn với tôi", và "Khi bạn đau buồn, tôi buồn cùng với bạn". Nghe những lời này, ông cảm thấy mình không đơn độc trong khoảng thời gian khó khăn, và thấy bạn bè hiểu được nỗi đau của mình.
"Cảm ơn bạn đã chia sẻ nỗi đau của bạn với tôi" là sự nhận thức trung thực về nỗi đau của người khác. Nó cũng thể hiện rằng người nói đánh giá cao nỗ lực của một tâm hồn đang tổn thương mà chịu nói về vết thương của mình với người khác.
"Tôi cũng buồn cùng với bạn" thể hiện sự đồng cảm. Đó là một cách nói tôi sẵn sàng chia sẻ một phần nỗi đau của bạn, dù chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.
Chúng ta không sửa chữa hay xóa được những nỗi đau của người khác. Chúng ta cũng không nên cố đưa ra lời khuyên nếu không được hỏi. Và chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết ai đó cảm thấy thế nào khi họ bị tổn thương theo cách mà chúng ta chưa từng trải qua. Nhưng chúng ta vẫn có thể ở bên họ để an ủi và xoa dịu.
Tôi nghĩ James Angell, cựu hiệu trưởng của Đại học Michigan, đã nói rất đúng khi ông được hỏi về bí mật của thành công: "Bí mật của thành công ư?" - Ông đáp - "Hãy giữ những chiếc ăng-ten, chứ không phải những cái sừng".
Bạn có những chiếc ăng-ten để "bắt sóng" được những cảm xúc của người khác, thay vì "những cái sừng" để lúc nào cũng đối đầu với họ không?
Theo guu.vn
Có những thời điểm, chúng ta chẳng thể làm gì ngoài chờ đợi Về cơ bản, không ai thích phải chờ đợi. Nhưng có những lúc, đó lại là điều tốt nhất bạn có thể làm... Một học giả đang chậm rãi đi trên con đường thoáng mát ở ngoại ô thì chợt nhìn thấy một cậu bé - trông rõ ràng là con của một gia đình nông dân - đang hì hục bê từng...