Quá trình hình thành 5 “siêu ban” với gần 1.000 cán bộ sống lay lắt
Quá trình sắp xếp 26 Ban Quản lý dự án thành 5 “siêu ban”, TP Hà Nội đã giảm được 73 phòng, 177 lãnh đạo. Tuy nhiên, 5 “siêu ban” này vẫn cồng kềnh với lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn đầu việc được giao.
Qua khảo sát về tổng biên chế hành chính sự nghiệp năm 2017, Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội cho biết, trên cơ sở 26 Ban Quản lý dự án thuộc UBND TP, các sở, ngành của TP Hà Nội đã thành lập 5 Ban Quản lý dự án (BQLDA) thuộc UBND TP Hà Nội. Cụ thể, 5 BQLDA mới gồm: BQLDA Dân dụng và công nghiệp, BQLDA Giao thông, BQLDA NN&PTNT, BQLDA Văn hóa – xã hội, BQLDA Cấp nước – thoát nước và môi trường.
Quá trình quá trình sắp xếp, TP Hà Nội cũng đồng thời ban hành các quyết định kiện toàn các chức danh lãnh đạo, phê duyệt tổ chức bộ máy của các BQLDA và kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, quy trình giải quyết công việc để không làm ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của các ban.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho các “siêu ban” QLDA là do số lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn đầu việc
Theo Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, kết quả của việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy đối với 5 BQLDA giảm từ 73/108 phòng với tỷ lệ 67,6%, 177/308 lãnh đạo trưởng phó đơn vị, trưởng phó phòng với tỷ lệ 57,5%; giảm được 7/23 trụ sở làm việc với tỷ lệ 30,4%.
Tổng số 5 BQLDA của TP Hà Nội có tổng số 984 người, trong đó có 5 công chức, 706 viên chức và 273 lao động hợp đồng. Trong đó, BQLDA Giao thông có 407 người, gồm 1 công chức, 294 viên chức, 112 lao động hợp đồng; BQLDA Văn hóa – xã hội có 161 người, gồm 1 công chức, 113 viên chức, 47 lao động hợp đồng; BQLDA Dân dụng và công nghiệp có 172 người, gồm 1 công chức, 149 viên chức, 22 lao động hợp đồng; BQLDA NN&PTNT có 101 người, gồm 1 công chức, 149 viên chức, 39 lao động hợp đồng; BQLDA Cấp nước – thoát nước và môi trường có 143 người, gồm 1 công chức, 89 viên chức, 53 lao động hợp đồng.
Bà Hồ Vân Nga – Phó Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND TP Hà Nội cho biết, sau gần 8 tháng kể từ ngày thành lập (đầu năm 2017) các BQLDA cơ bản sắp xếp xong khâu tổ chức nhân sự. Tuy nhiên, các BQLDA còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP Hà Nội chỉ rõ một số BQLDA chưa đủ kinh phí để trả lương cho cán bộ, người lao động năm 2017. Để duy trì hoạt động và trả lương nhân viên, một số BQLDA còn phải ứng trước ngân sách. Trong đó, BQLDA NN&PTNT được thành phố hỗ trợ 1,4 tỷ đồng và tạm ứng ngân sách thành phố 6,2 tỷ đồng; BQLDA Giao thông chỉ đủ chi phí hoạt động đến hết quý 3/2017.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn gây ra cho các “siêu ban” kể trên được Ban Kinh tế ngân sách chỉ rõ là do các BQLDA có số lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn so với khối lượng công việc tương ứng số lượng dự án, kế hoạch vốn được giao triển khai. Ngoài ra, thành phố chưa kịp hướng dẫn, quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trong quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý của BQLDA.
Trong quá trình sắp xếp bộ máy hành chính trên địa bàn TP Hà Nội, Ban Pháp chế HĐND TP còn đưa ra đánh giá tiến độ xây dựng đề án vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp, trong đó có 5 BQLDA mới được thành lập còn chậm so với yêu cầu.
Từ những bất cập trên, Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP Hà Nội kiến nghị các BQLDA tiếp tục rà soát kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của đơn vị, xây dựng bộ máy đảm bảo gọn nhẹ, chuyên nghiệp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Từ đó, các BQLDA đảm bảo nguồn thu để tự chủ kinh phí đáp ứng chi trả lương cho cán bộ, người lao động.
Quang Phong
Theo Dantri
Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú"
Ngày 8/10, TP Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến và vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2017, trong đó có Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2016 - Trần Xuân Bách (SN 1984) và "người đẹp wushu" Dương Thúy Vi...
Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội điểm lại chặng đường 25 năm triển khai phong trào "Người tốt, việc tốt" đã có trên 24 nghìn người tốt, việc tốt tiêu biểu cấp thành phố, hơn 32 vạn người tốt, việc tốt được các quận, huyện, thị xã, đơn vị biểu dương, khen thưởng.
Các cá nhân nhận danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2017
Từ năm 2010 đến nay, TP Hà Nội đã tổ chức xét chọn và vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" nhằm tôn vinh các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho Thủ đô và đất nước.
Trong 10 gương mặt được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2017, có Phó Giáo sư Trần Xuân Bách, vận động viên Dương Thúy Vi, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng, Phó Giáo sư Nguyễn Thị Bích Thủy, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm...
PGS.TS Trần Xuân Bách (SN 1984) là giảng viên Bộ môn Kinh tế Y tế, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng, trường ĐH Y Hà Nội. Trần Xuân Bách được công nhận Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2016 và được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư kiêm nhiệm tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.
Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Trần Xuân Bách luôn đạt thành tích cao. Năm 27 tuổi, Trần Xuân Bách tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế loại xuất sắc với số điểm tuyệt đối 4.0/4.0 tại ĐH Alberta (Canada). Các nghiên cứu tập trung vào những vấn đề bức xúc của xã hội trong từng giai đoạn như: HIV/AIDS, nghiện chất (ma tuý, rượu, thuốc lá), vệ sinh an toàn thực phẩm, béo phì và phòng chống bệnh mạn tính...
Một trong những nghiên cứu tiêu biểu nhất của Phó Giáo sư Trần Xuân Bách là các phân tích chi phí - hiệu quả của các chiến lược can thiệp phòng chống HIV/AIDS và điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 - 2015.
Các công bố khoa học gần đây của Phó Giáo sư Trần Xuân Bách cũng có giá trị ứng dụng cao như các mô hình dự báo nguy cơ mắc 20 bệnh mạn tính trong suốt vòng đời dựa trên các đặc điểm của cá thể, cho phép tiến hành can thiệp dự phòng sớm và là cơ sở phát triển cấu phần trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng y tế điện tử trên điện thoại thông minh, hiện đang triển khai tại Đại học Y Hà Nội....
Dương Thúy Vi (SN 1993) là vận động viên thuộc đội tuyển Wushu Hà Nội và Quốc gia. Thúy Vi đến với wushu từ năm 7 tuổi và gắn bó cho đến nay. Trong sự nghiệp thể thao, Thúy Vi từng nhiều lần giành huy chương vàng đầu tiên cho thể thao Việt Nam.
Để có thể vươn lên đỉnh cao thế giới, Thúy Vi đã miệt mài tập luyện, từng nhiều năm liền phải tập luyện chung với chấn thương. Trước thềm Asiad 2014 tại Incheon, Thúy Vi đã trải qua quá trình tập luyện trong bối cảnh bị chấn thương. Nhưng với niềm đam mê, quyết tâm, Thúy Vi đã giành được tấm Huy chương vàng duy nhất cho thể thao Việt Nam.
Với đóng góp cho thể thao Thủ đô và đất nước, Thúy Vi vinh dự được trao nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (2015); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2014, 2015); Bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2010, 2012, 2013, 2015); Bằng khen của Trung ương Đoàn (2015); Bằng khen của Ủy ban Olympic Việt Nam (2015).
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng (SN 1918), thuộc Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Hà Nội. Ông nguyên là cán bộ Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, là một trong những thành viên sáng lập đoàn cải lương Tố Như - Hà Nội.
Năm 1985, ông nghỉ hưu, tiếp tục công việc sáng tác ảnh và tham gia các hoạt động của Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội nhiếp ảnh Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thủy (SN 1958), nghiên cứu viên cao cấp; giảng viên trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
Đối với Hà Nội, PGS Thủy đã tham gia tư vấn, thẩm định các công nghệ mới trong xây dựng công trình giao thông trong thành phố. Cụ thể là đánh giá, nâng cao chất lượng vạch kẻ đường, biển báo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông tại Thủ đô.
Hội đồng Thi đua khen thưởng TP Hà Nội cũng đề cử xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" cho Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm (SN 1956), Chủ tịch Hội Đông y thành phố Hà Nội.
Quá trình công tác, thầy thuốc Nguyễn Hồng Siêm có nhiều sáng kiến như đề xuất thành lập Trung tâm thừa kế ứng dụng đông y với chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân, nghiên cứu khoa học bồi dưỡng chuyên môn Đông y cho hội viên.
Ngoài ra, trong năm 2017, Hội đồng Thi đua khen thưởng TP Hà Nội còn đề cử tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" cho ông Nguyễn Hữu Lộc (SN 1960) là Trưởng phòng Thanh tra 6 - Thanh tra TP Hà Nội; Ông Đặng Cát (SN 1938) công dân phường Nhật Tây, quận Tây Hồ; Nghệ nhân Lê Bá Chung (SN 1960) tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm; Ông Tạ Đình Huy (SN 1983) tại huyện Chương Mỹ và Thượng Tá Đào Anh Tuấn (SN 1967) Phó Trưởng phòng PC52, Công an thành phố Hà Nội.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội xây nhà hát Hoa Sen 'lớn và hiện đại nhất thủ đô' Nhà hát 2.000 chỗ ngồi, hình dáng như 5 bông sen nổi trên mặt nước, sẽ toạ lạc tại quận Cầu Giấy. Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm tuần qua, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố sẽ xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch, trong đó có dự...