Quá trình 2 năm phủ xanh căn nhà của một gia đình tại Sài Gòn, biến sân thượng thành “công viên” sau lần giãn cách đầu tiên vì Covid
Nhờ căn nhà có nhiều mảng xanh nên trong suốt hơn 1 năm phải ở nhà vì dịch Covid-19, các thành viên trong gia đình vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ và phấn chấn tinh thần hơn rất nhiều.
Trong những năm gần đây việc yêu cây, trồng cây đã bắt đầu xuất hiện rầm rộ hơn rất nhiều qua các hội nhóm, group trên mạng xã hội với hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn thành viên. Ở đó ngoài việc chia sẻ các kiến thức về cây cỏ, kiểng lá, các trồng rau, trồng cà,… thì những câu chuyện, hình ảnh về quá trình phủ xanh từng góc trong căn nhà cũng được quan tâm không kém.
Nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên hồi năm 2020, khi đó việc chúng ta phải ở nhà làm việc, học hành, sinh hoạt mọi thứ suốt thời gian tương đối dài đã khiến mọi người nhận ra giá trị của việc trồng cây hay cụ thể hơn là có một hoặc nhiều mảng xanh trong căn nhà của mình là “quý giá” đến mức nào.
Chính vì lẽ đó mà một gia đình đang sống tại TP.HCM đã quyết định “nâng cấp” mảng xanh trong căn nhà của mình sau khi trải qua gần 20 ngày ở nhà vì dịch Covid đầu tiên năm 2020. Và xuyên suốt kể từ lần đó cho tới nay, gia đình này đã liên tục biến nhiều nơi từ trong ra đến ngoài của căn nhà có thêm cây cối, rồi tận dụng tạo thêm nhiều hoạt động dành cho các thành viên trong gia đình để đợt dịch lần 2 năm nay vẫn có thể yên tâm ở nhà vượt qua Covid.
MẢNG XANH ĐẦU TIÊN NẰM GIỮA NHÀ: DÙNG XE CẨU THẢ CẢ CÂY CAO 8M ĐÂM XUYÊN NÓC TẦNG 3 XUỐNG TẦNG TRỆT
Chị T. chủ của căn nhà này cho biết: “Nếu nói một cách chính xác hơn thì ý định phủ xanh căn nhà không phải xuất phát từ việc ở nhà quá nhiều vì Covid, mà nó là sở thích thật sự của tất cả mọi thành viên trong gia đình.
Do trước đây ở căn nhà cũ quá chật chội, gần như không có vườn, không có sân, cũng chẳng có nhiều cửa sổ để ánh nắng mặt trời rọi vào nên trước dịch (cuối năm 2019), gia đình mình đã quyết định xây 1 căn nhà mới nằm cạnh khu nhà cũ với ý tưởng duy nhất vào lúc đó là trồng 1 cái cây thật cao ở giữa nhà với 1 cái giếng trời rọi vào tạo nguồn sống cho cây”.
Do diện tích đất không quá rộng nên với phương pháp này gia đình chị T. đã cảm thấy vừa đủ và khá hài lòng khi mỗi ngày chỉ cần mở cửa phòng cũng cảm nhận được ánh nắng mặt trời với một cái cây xanh mướt dù đứng ở bất cứ đâu.
Tuy nhiên quá trình hiện thực nó cũng không đơn giản. “Lúc đầu anh trai mình đã thuê một đội thi công và chăm sóc cây từ tận Đà Lạt xuống TP.HCM thực hiện, nhưng vì có một số trục trặc mà thay vì phải đưa cái cây này vào trong nhà lúc đang xây phần thô, thì mãi đến khi căn nhà xây gần như hoàn thiện thì đội cây xanh mới xuất hiện”.
Nhưng vì cây đã mua và quá mong ước có một cái cây thật to trong nhà nên gia đình chị T. đã nghĩ ra một cách khá táo bạo đó là thuê một chiếc xe cẩu đến ngay trong đêm, đưa cả cây cao hơn 8m lên trên nóc nhà 3 tầng, luồn qua cái giếng trời đã được xây giữa căn nhà rồi thả từ từ xuống cái hố ở tầng 1. Việc này đã được đội thi công nhà và bên cây xanh giám sát rất kỹ để không gây hư hại cho cả căn nhà, sau tầm hơn 1 tiếng thì cũng xong. Cả cây và nhà đều an toàn đâu vào đấy trong sự hồi hộp của cả gia đình.
“Mình thấy đây là một kinh nghiệm rất lớn cho gia đình mình và cho những ai có ý định tương tự thì phải tính toán thật kỹ nếu không sẽ rất dễ hỏng cây mà còn hỏng luôn cả nhà… Gia đình mình vì đã lỡ rồi nên “chơi” cũng hơi liều chứ mình cũng không muốn khuyên ai thực hiện cách này cả” – chị T. cho biết.
Video đang HOT
Và không nằm ngoài dự đoán, khi cây đã vào trong nhà thật sự đã làm thay đổi toàn bộ “sinh khí” trước đó. Khu sinh hoạt chung của gia đình ở giữa tầng 1 bỗng trở nên dễ chịu một cách khó tả. Ban ngày đúng 7h mặt trời lên là cả căn nhà của gia đình chị T. trở nên sáng bừng bởi nắng từ giếng trời rọi vào xuyên qua các kẽ lá tạo nên khung cảnh rất thú vị cho khu vực tầng trệt.
Thế rồi gia đình chị lại bày thêm bộ ghế sofa, một giàn đèn kiểu vintage, với giàn phát nhạc cổ tại đây một cách hoàn toàn ngẫu hứng để tạo sự lãng mạn và có thêm tính giải trí, kết nối cho mọi thành viên trong gia đình. “Trong đợt dịch đầu tiên năm 2020 gần như các thành viên trong gia đình cứ chiều tối ăn uống xong và quây quần ở đây uống nước, nghe nhạc, ban ngày cũng có góc để chụp hình sống ảo”.
Vừa xong đợt giãn cách vì Covid lần 1, biến sân thượng trở thành “công viên”
Đối với chị T. việc xây một căn nhà mới có lẽ đó là một niềm vui, nhưng làm sao để tất cả những người thân yêu cùng sống trong căn nhà đó thật sự vui vẻ, hạnh phúc, quan trọng nhất là mình làm ra cái gì ngoài đẹp còn phải tận dụng được nó thì mới xứng đáng công sức, tiền bạc bỏ ra.
Nên sau gần 1 năm sống trong căn nhà mới này, gia đình chị T. xem xét dựa trên nhu cầu, thói quen và sở thích của mọi người để rồi quyết định biến sân thượng còn đang bỏ trống trở thành một “công viên” thu nhỏ.
Mọi ý tưởng và lên thiết kế từ căn nhà đến sân thượng này là do anh trai chị T. thực hiện. Anh ấy nâng sàn lên cao hơn rồi xây 2 hồ nước nhỏ trồng sen, bèo, một cây siro ở giữa, rồi phủ thêm một số loại rau, cây ăn trái của mẹ đang trồng sẵn quanh 4 vách tường để cảm giác “công viên” trên cao này đâu đâu cũng được phủ xanh.
Nhưng khâu đi chọn cây, mua cây và trồng cây là do các thành viên trong gia đình chia nhau làm, ai thích cây gì sẽ mua cây đó rồi về phối hợp để tạo nên sự hài hòa chung.
Sau gần 1 tháng thi công, cuối cùng công viên của gia đình cũng hoàn tất. Cả gia đình lại có thêm 1 chỗ mới để hít thở không khí, tắm nắng, tổ chức các buổi tiệc nhỏ BBQ, làm tiệc trà chiều, ăn sáng,… tất tần tật đều ở trên sân thượng này.
Buổi sáng gia đình chị T. có rất nhiều hoạt động tại khu sân thượng này.
Một buổi đón giao thừa tại nhà năm 2021.
“Công viên” này giúp mọi người luyện tập thể dục hăng say hơn, trong các ngày giãn cách vì Covid vẫn tăng cường thể lực thật tốt.
“Trồng cây không nhất thiết là chọn cây đắt tiền, quan trọng bạn hiểu và muốn cây giúp cuộc sống của bạn tốt hơn theo cách nào”
“Nếu mọi người để ý kỹ sẽ thấy tất cả những loại cây mà gia đình mình chọn đều có giá không quá cao, hay rất rất rẻ. Tiêu chí gia đình mình chọn cây đầu tiên là hợp với phong cách bản vẽ, dễ sống, dễ chăm, nhiều lúc lười hay có việc quên tưới nước đôi ba ngày cũng chẳng sao. Đó là chưa kể thời tiết thay đổi, cây dễ bị nhiễm bệnh thì với các cây đắt tiền lỡ chăm không đúng thì cây lại chết.
Gia đình mình không muốn chi quá nhiều tiền cho các khoản phí “rủi ro” này, nên ngoài khu vườn thủy sinh ở chân cầu thang là được đơn vị thi công bảo dưỡng 2 lần/tháng với chi phí khoảng 15 triệu/năm. Tự họ sẽ đến thay nước hồ cá, chăm sóc, tỉa tót bụi cây và thay mới các thảm thực vật khi chúng có dấu hiệu yếu đi. Mình cũng có lắp thêm 1 hệ thống đèn quang hợp và phun sương, thác nước tự động nên có thể bớt công sức chăm sóc cho chúng. Ngoài ra tất cả cây ở sân thượng xuống dưới nhà đều do mẹ và mình phụ trách chăm sóc, tươi tắm mỗi ngày.
Nơi duy nhất trong nhà mà gia đình chị T. thuê người bảo trì, chăm sóc hàng tháng.
Tuy nhiên mình cũng thừa nhận việc phủ xanh căn nhà là việc tốn không ít chi phí. Những gì mình chia sẻ ở đây hoàn toàn đều mang suy nghĩ hoàn toàn cá nhân dựa trên những gì mà gia đình mình từng trải nên sẽ rất khó để áp dụng nó cho bất cứ ai. Duy có một điều mình muốn khẳng định rằng, từ khi tạo nhiều môi trường thân thiện với cây xanh thế này, gia đình mình đã vui vẻ hơn trước rất nhiều. Ai cũng chăm chỉ luyện tập thể thao, có nhiều cơ hội trò chuyện để tạo dựng tình cảm với nhau hơn. Đó là điều mà tất cả các gia đình ai cũng cần, nhất là thời điểm dịch Covid thế này nếu một bình hoa, một chậu cây nhỏ đặt trên bàn hay góc nhà cũng có thể mang đến những điều rất tích cực đấy”.
'Đầm sen' hơn 30 loại trồng ngay tại nhà của cô giáo Sơn La
Tuy diện tích trồng không lớn nhưng bông sen nào cũng to đẹp, bung nở khoe sắc khiến cho ngôi nhà luôn ngát hương.
Là một người yêu thích hoa lá, chị Phạm Thị Thu Phương (giáo viên mầm non, hiện đang sống và làm việc tại TP Sơn La) từ lâu luôn mơ ước tới ngày có nhà riêng để trồng thật nhiều cây xanh và các loại hoa quanh nhà.
Ước mơ đó của chị cuối cùng cũng thành hiện thực khi năm 2017, vợ chồng chị đã cùng nhau xây dựng mái ấm riêng. Từ đó, chị rất chăm chỉ trồng cây và hoa quanh nhà, tạo cho nơi ở của mình vừa lãng mạn vừa có không khí trong lành.
Mới đây, chị Phương tự hào chia sẻ hình ảnh 'đầm sen' nhỏ ngay trong ngôi nhà của mình. Bài đăng của chị trên mạng xã hội nhanh chóng nhận về nhiều lượt yêu thích, khen ngợi và cả ngưỡng mộ của dân mạng.
Nhiều người trầm trồ khi ngắm nhìn những bông sen nở rất to, đều cánh và màu sắc tươi sáng. Ít ai nghĩ trồng sen ở nhà mà có thể đẹp như vậy.
'Đầm sen' hơn 30 loại trồng ngay tại nhà của cô giáo Sơn La
Chị Phương chia sẻ: "Mình trồng sen ở tầng 2 và tầng 3 của căn nhà. Ở tầng 2, tuy diện tích chỉ có 15m2 thôi nhưng mình cũng trồng được rất nhiều sen. Còn tầng 3 mình làm 1 chiếc đầm nhỏ từ khung inox với diện diện tích 6m2. Phần đất còn trống mình đặt các chậu sen nhỏ xung quanh được tận dụng từ đồ phế liệu sẵn có như thùng xốp".
Theo lời kể của nữ giáo viên trẻ, chị bắt đầu trồng sen từ năm 2018. Loại sen đầu tiên chị trồng là sen quan âm hồng. Giá thành của giống sen này cũng vừa phải, không quá đắt đỏ. Vì bố mẹ của chị Phương là người trồng rất nhiều các loại hoa quả và đã mở trang trại kinh doanh riêng nên chị cũng 'học mót' được ít nhiều kinh nghiệm trồng cây từ họ.
"Sen dễ bị rệp, tán thưa nhưng mấy năm nay mình trồng chưa bao giờ cây bị bệnh nặng cả. Trước mình mua sen giống quan âm ở nhà vườn dưới Hà Nội. Về sau, mình tìm hiểu có đến hàng nghìn loại sen khác ở trung tâm nghiên cứu các loại sen. Giờ mình đã sưu tầm được hơn 30 loại sen. Ví dụ như sen nghìn cánh, Juwaba, Supper, túy thúy hồng an, bạch tuyết kép, quan âm trắng và hồng, sen Drop... Tất cả đều là các loại sen sai hoa, bông to, dễ chăm sóc, phát triển rất tốt" - chị Phương cho hay.
Theo chị Phương, thực chất việc trồng và chăm sóc sen rất dễ và đơn giản. Sen khi mới lên lá, cây còn yếu thì không nên bón phân. Khi sen lên lá đứng thì chị hay bón các loại như phân bò khô, phân trùn quế. Cứ 2-3 tuần thì bón phân cho sen 1 lần. Ngoài ra, ngày nào chị cũng xả nước tràn chậu sen vào lúc sáng sớm và chiều muộn, tưới nước lên lá.
Chị Phương chia sẻ: "Trồng sen chỉ cần 1 củ trong 1 chậu và không nên trồng nhiều loại với nhau vì có cây khoẻ sẽ lấn át cây yếu. Mình thả bèo tai thỏ để tránh bị rêu, váng nước, sủi bọt nước, nóng nước làm sen chậm lớn. Chỗ nhà mình muốn lấy bùn trồng sen phải đi xa lắm, nên mình chọn đất thịt ở vườn nhào kĩ ra rồi trồng. Sau 1 năm mình lật chậu để thu hoạch củ, mục đích để gây thêm nhiều chậu khác. Mình cùng từng trồng sen từ hạt, hơi lâu 1 chút nhưng cũng thú vị lắm".
Những củ sen được thu hoạch để tiếp tục trồng vào những chậu khác.
Cô giáo mầm non này tâm sự, là người lớn ai cũng có những áp lực riêng mình. Vì có bệnh trong người nữa nên nhiều hôm đi làm về chị thấy uể oải và mệt mỏi lắm. Tuy nhiên, khi lên tầng ngắm sen, hòa mình là làn không khí dễ chịu mà hương sen mang lại, chị lại cảm thấy an yên. Có những đêm hè, hai vợ chồng chị ra ban công ngắm hoa. Chẳng ai nói với ai một lời nào nhưng vợ chồng chị đều cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Trồng sen và chơi sen đúng là một thú vui tao nhã và cực kỳ tinh tế.
Chị Phương rất vui khi những bài viết về sen của mình nhận được nhiều lượt quan tâm và lời khen của dân mạng, nhất là những người yêu hoa. Chị mong rằng những chia sẻ của mình có thể lan tỏa năng lượng cho những ai đang nghiên cứu và muốn trồng loại quốc hoa này.
Ảnh: NVCC
8 dấu hiệu cho thấy cây cảnh bạn trồng đang gặp bất ổn và cách khắc phục Chỉ cần nhìn qua những dấu hiệu được liệt kê trong bài viết, bạn có thể nhanh chóng khắc phục để cây cảnh trong nhà được tốt tươi, đẹp mắt. Bạn yêu thích trồng cây, làm đẹp nhà bằng cây xanh. Vì thế, bạn thường chọn các loại cây trồng có đặc tính dễ thích nghi với khí hậu và cũng dễ chăm...