Quả phạt đền nghiệt ngã của Thái Lan và tiếng reo vui của người Việt
Khi Adisak Kraisorn sút hỏng quả 11m ở phút bù giờ, đánh mất cơ hội vào chung kết AFF Cup 2018 của tuyển Thái Lan, nhiều khán giả Việt Nam đã hò reo giống như ‘Việt Nam vô địch’.
Thái Lan đã không thể góp mặt ở chung kết. Ảnh: AFF
Sở dĩ như vậy vì tâm lý tránh Thái Lan, thậm chí sợ dớp gặp Thái đã ngấm vào tư tưởng của không chỉ khán giả, mà cả cầu thủ Việt Nam. Chính vì thế mà mặc dù chúng ta chưa chắc chắn vào chung kết thì việc tránh được Thái Lan vẫn cứ là tin vui. Bởi điều đó khiến tất cả giải thoát được phần nào tâm lý “chưa đá đã thua”. Thế nhưng, không phải lần nào tránh được Thái Lan, chúng ta cũng có thể đi đến chức vô địch.
Tại AFF Cup 2010, Tuyển Việt Namtrong tư thế đương kim vô địch đã lọt vào vòng bán kết một cách kịch tính. Đây là giải đấu mà đối thủ truyền kiếp Thái Lan đã bất ngờ bị loại từ vòng bảng.
Với việc không phải đối đầu với Thái Lan, nhiều người hy vọng thầy trò HLV Calisto sẽ bảo vệ thành công ngôi vô địch Đông Nam Á. Tuy nhiên, chúng ta đã thất bại trước Malaysia ở vòng bán kết. Sau đó người Mã cũng lên ngôi vô địch ở giải đấu năm đó khi đánh bại Indonesia ở trận chung kết.
Năm 2014, tuyển Việt Nam thêm một lần nữa tránh Thái Lan ở bán kết. Lần này chúng ta gặp lại Malaysia với mục tiêu trả cả vốn lẫn lãi món nợ 4 năm trước. Mặc dù đã chiếm lợi thế với chiến thắng 2-1 ở trận lượt đi nhưng tuyển Việt Nam đã thất bại thảm hại 2-4 ở trận lượt về trên sân Mỹ Đình.
Cuối cùng, giải đấu năm đó, Thái Lan đã đánh bại Malaysia để giành chức vô địch.
Video đang HOT
Tuyển Việt Nam từng nhận thất bại ở AFF Cup 2014. Ảnh: TL
Năm 2016, kịch bản diễn ra tương tự khi chúng ta giành ngôi nhất bảng B và tránh Thái ở bán kết. Tuy nhiên, ở cuộc đối đầu với Indonesia, thầy trò HLV Hữu Thắng đã chịu thất bại đáng tiếc. Mặc dù ở trận đấu lượt về trên sân Mỹ Đình, chúng ta đã tạo ra cảm xúc với một màn trình diễn đầy quả cảm với 10 cầu thủ và không có thủ môn.
Hay ở cấp độ U23, chắc chắn nhiều người không quên ký ức buồn tại SEA Games 2009 trên đất Lào. Đấy là giải đấu mà chúng ta cũng tránh Thái Lan ở chung kết. Thế nhưng chính Malaysia đã lấy mất tấm HCV của bóng đá Việt Nam ở những phút cuối trận. Đấy là giải đấu mà chúng ta đã thắng U23 Malaysia ở vòng bảng. Và người Mã càng đá càng hay và đi một lèo vào chung kết. Cuộc tái đấu ấy tưởng như là một lợi thế của Việt Nam lại biến thành điều nghiệt ngã.
Bây giờ, Malaysia cũng đã loại Thái ở bán kết để “hẹn” Việt Nam ở trận chung kết AFF Cup 2018. Nếu thầy trò HLV Park Hang-seo vượt qua Philippines để vào chung kết, chúng ta sẽ có một giải đấu tránh Thái Lan. Thế nhưng, nên nhớ rằng, Malaysia ở vòng bảng sẽ rất khác một Malaysia ở chung kết.
Thật khó ngăn được niềm vui của người Việt khi chứng kiến Adisak Kraisorn sút hỏng 11m khiến Thái Lan bị loại. Bởi đó là tâm lý đã ăn sâu và kéo dài. Có thể chưa chắc Việt Nam đã vô địch, nhưng nhìn đối thủ đầy duyên nợ bại trận, đó như một sự hả hê. Nhưng nên nhớ rằng, phía trước chúng ta vẫn là trận đấu quan trọng tại Mỹ Đình gặp Philippines.
Theo Báo Mới
Một đời điều trị giữ chi cho bệnh nhân ung thư
Nghiên cứu sâu lĩnh vực bướu xương, hơn 20 năm qua, PGS-BS Lê Chí Dũng đã giúp hàng trăm bệnh nhân ung thư xương thoát khỏi đoạn chi và tiếp tục cuộc sống mới.
"Bệnh nhân mắc ung thư xương rất khó trị, ảnh hưởng tâm sinh lý nặng nề. Đa số bệnh nhân mắc ung thư xương đều nghèo. Cái nghèo chồng lên cái khổ, phải nói là cái khổ đến tận cùng" - PGS-BS Lê Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nội soi khớp - Y học thể thao Đông Nam Á, nguyên Trưởng khoa Bệnh học cơ-xương-khớp BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, lý giải vì sao ông theo đuổi chuyên ngành bướu xương.
Thấm thía y đức GS Hoàng Tiến Bảo
PGS Lê Chí Dũng sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, mảnh đất nghèo với gió Lào và triền miên bão lụt. Thời đi học, cậu bé Dũng mong muốn sẽ học y để xoa dịu nỗi đau của người dân quê mình. Đến khi là sinh viên y khoa, ông may mắn được làm học trò của GS Hoàng Tiến Bảo, Chủ nhiệm bộ môn Chấn thương Chỉnh hình, ĐH Y Dược TP.HCM, được coi là người đặt nền móng cho ngành cột sống và bướu xương-phần mềm Việt Nam. Đây là người thầy lớn đã ảnh hưởng sâu sắc đến con đường y nghiệp sau này của ông. PGS Dũng chia sẻ ông nhớ mãi hình ảnh GS Hoàng Tiến Bảo mỗi buổi sáng lót dạ với củ khoai lang rồi đứng mổ cột sống hơn tám tiếng đồng hồ cho các bệnh nhân, tối đến ông lại đạp xe vào bệnh viện thăm người bệnh. Tấm lòng cao quý của GS Bảo dành cho nghề y, với PGS Dũng, hơn hàng trăm bài học y đức mà ông đã được học.
Một lý do quan trọng khác thúc đẩy PGS Dũng chọn mảng bệnh lý ung thư xương chính là bệnh nhân. Ông nhớ lại những năm 1990, những ai mắc bướu xương thì coi như án tử treo lơ lửng. Bướu xương quái ác bởi thường xuất hiện ở những bệnh nhân tuổi chưa đầy đôi mươi. Do chưa có khoa điều trị riêng nên bệnh nhân bướu xương thường phải điều trị ở rải rác các bệnh viện và bị xếp vào loại ung thư thiểu số nên ít được quan tâm.
"Bướu xương di căn rất nhanh. Kể từ khi phát hiện có tế bào ung thư xương trong cơ thể, một tháng sau đã di căn. Dù có bị đoạn chi thì bệnh nhân vẫn chết" - ông cho hay. Căn bệnh nghiệt ngã đến mức GS Hoàng Tiến Bảo dù nhiều năm học hỏi và tiếp thu tiến bộ của y học thế giới cũng từng tặng PGS Dũng hai câu thơ: "Bướu xương nào có khó gì/ Lành thời cắt đoạn, ác thời la mort (chết)" .
PGS-BS Lê Chí Dũng, người đã giúp hàng trăm bệnh nhân ung thư xương giữ lại được tay chân. Ảnh: H.LAN
"Cắt thì dễ, giữ lại mới khó"
"Việc ứng dụng điều trị bảo tồn chi trên bệnh nhân ung thư xương của tôi là kết hợp của nhiều yếu tố, từ sự tiến bộ đồng loạt của kỹ thuật hóa trị, kỹ thuật mổ, gây mê hồi sức, chăm sóc hậu phẫu... Không có những yếu tố trên thì điều trị khó thành công" - PGS Lê Chí Dũng nhận định.
Như người chỉ huy công trình trưởng, PGS Lê Chí Dũng là người lên ý tưởng và sắp xếp, bố cục xuyên suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư xương. Để điều trị bảo tồn chi và duy trì cuộc sống cho người bệnh, trước tiên bệnh nhân sẽ được làm hóa trị ba đợt để gom khối bướu xương lại, sau đó phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn khối bướu và cắt ghép xương mới, thay thế vào chỗ khuyết vừa cắt để cố định khung xương, giúp người bệnh có thể vận động sau mổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hóa trị thêm ba đợt nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể.
Vừa qua, PGS-BS Lê Chí Dũng được vinh danh tại giải thưởng Kova với công trình "Phẫu thuật bảo tồn chi trong điều trị ung thư xương". Trước đó, PGS-BS Dũng đã được Chủ tịch nước phong tặng huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2004 và danh hiệu Thầy thuốc nhân dân vào năm 2010.
Nhớ lại những ngày đầu triển khai kỹ thuật, PGS cho biết ông "vừa làm mà vừa run". "Mặc dù kỹ thuật hóa trị đã được áp dụng điều trị trên các bệnh ung thư khác nhưng đối với ung thư xương, trước tôi chưa ai từng trải nghiệm. Để thực hiện được ca hóa trị đầu tiên, tôi phải mày mò nghiên cứu các phác đồ hóa trị của thế giới vì ai cũng biết hóa trị là con dao hai lưỡi" - PGS Lê Chí Dũng nhớ lại.
Ngoài ra, điều trị ung thư xương trước nay chỉ có cách xử trí đoạn chi. Nhưng như quan điểm của PGS Lê Chí Dũng: "Cắt chi thì dễ, giữ chi lại mới khó". "Nghe bướu xương tưởng rất cứng nhưng thực ra ung thư xương mềm nhão như óc heo. Nếu làm nặng tay thì không những sẽ làm đứt mạch máu, thần kinh mà còn khiến khối bướu rất dễ vỡ ra, gieo rắc tế bào ung thư tùm lum trong mô xung quanh. Cho nên thao tác của kíp mổ đối với khối bướu phải là nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, cắt trong mô bình thường cách xa bướu. Sau khi cắt rồi còn phải ghép xương rất phức tạp. Phẫu thuật một ca ung thư xương nhưng thực ra là có năm cuộc mổ trong một cuộc mổ" - PGS Dũng miêu tả sự khó khăn khi đối diện chuyên ngành bướu xương khiến chùng tay bất cứ ai.
Đau đáu về bệnh nhân nhạy với hóa trị
Điều khiến PGS-BS Lê Chí Dũng lâu nay luôn trăn trở, đó là làm sao nâng cao tỉ lệ chữa trị thành công đối với bệnh nhân ung thư xương có thể trạng không nhạy với hóa trị. Ông xót xa mãi về trường hợp "sơn ca" Lê Thanh Thúy, người truyền cảm hứng cho báo Tuổi Trẻ thực hiện chương trình "Ước mơ của Thúy" giúp đỡ nhiều bệnh nhi ung thư những năm qua. Bởi Thúy là bệnh nhân không nhạy với hóa trị, dù được ông phẫu thuật năm lần nhưng vẫn không giữ được mạng sống.
HOÀNG LAN
Theo plo.vn
Chiến tranh Yemen: Cái chết giáng lên đầu 85.000 em nhỏ Theo ước tính, có khoảng 85.000 trẻ em dưới 5 tuổi có thể đã tử vong vì suy dinh dưỡng và bệnh tật trong 3 năm chiến tranh leo thang ở Yemen. Những con số nghiệt ngã Hàng nghìn em nhỏ Yemen đang chết dần chết mòn vì suy dinh dưỡng do thiếu ăn. Ảnh BBC Theo BBC, phân tích dữ liệu mới...