Quá nửa phụ nữ Việt làm “chuyện ấy” cho xong
Có đến hơn 54% số phụ nữ Việt được hỏi chia sẻ không có hứng thú về tình dục, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 31%.
Thế nhưng đa phần lại chọn cách không làm gì. Tỷ lệ đi khám chỉ là 6%.
Đây là kết quả nghiên cứu về sức khỏe gia đình Việt Nam công bố ngày 10/8 tại hội nghị quốc gia về tình dục lần thứ 2.
Công trình do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện với sự tham gia của hơn 5.300 người, ở độ tuổi 18-65, tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng địa lý.
Theo đó, chỉ 55% số người được hỏi cho biết hài lòng với cuộc sống tình dục hiện nay của mình, trong đó nam cao hơn nữ. Đáng chú ý, hơn 7% không (chưa) bao giờ hài lòng, trong đó tỷ lệ nữ cao hơn nam.
Cũng theo nghiên cứu này thì hơn 53% số người được hỏi cho rằng mục đích của tình dục là duy trì nòi giống. Trong khi đó chỉ có 11% nam so với 4% nữ cho rằng quan hệ tình dục là để có khoái cảm.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho biết, đối với người Việt Nam tình dục gắn liền với hôn nhân và gia đình, là để sinh con, là trách nhiệm của vợ chồng để duy trì hạnh phúc gia đình.
Điều đó đồng nghĩa với việc cho rằng tình dục liên quan đến trách nhiệm với tập thể hơn là liên quan đến cá nhân. Cũng vì quan niệm này mà tình dục của phụ nữ bị kiểm soát chặt chẽ và tình dục đồng giới bị coi là sai trái.
Bên cạnh đó, có một thực tế là nhiều người Việt đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe tình dục như: đau khi giao hợp, nam giới không thể xuất tinh… nhưng lại không tìm sự trợ giúp.
Lý giải điều này, tiến sĩ Hồng cho rằng, nguyên nhân có thể vì nhiều người vẫn nghĩ rằng tình dục không quan trọng, vấn đề cơm áo, gạo tiền quan trọng hơn.
Video đang HOT
Hơn nữa, tình dục vẫn là một chủ đề quá nhạy cảm, khó nói vì thế việc nhờ người khác khiến họ xấu hổ. Tuy nhiên, một trong những lý do cũng là sự thiếu thốn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Cũng theo nghiên cứu này, gần 80% cho biết từ trước đến nay chỉ có một bạn tình, gần 6% cho biết có từ 3 bạn tình trở lên. Đặc biệt, con số kỷ lục về số bạn tình được nam giới tiết lộ là 200.
Theo VNE
Tác hại của việc dùng sai thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ quá trình phục hồi, duy trì, tăng cường chức năng cơ thể chứ không phải thuốc, không tác dụng điều trị bệnh.
Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng đang nhầm tưởng va dung cac loại thực phẩm này thay thuốc.
Đổ bệnh vì dùng thực phẩm chức năng thay thuốc
Nghe theo lời quảng cáo có cánh "thực phẩm chức năng chữa được nhiều bệnh, giúp quý ông và quý bà nâng bản lĩnh chuyện chăn gối", chị Phương, ở Sơn Tây - Ha Nôi, đa quyêt đinh mua vê cho chông dung đê... nâng cao "khoan ây".
Tuy nhiên, sau khi dung thực phẩm hỗ trợ yếu sinh lý này, chông chi Phương phai đi câp cưu vi... "cai ây" không chiu xuông. Bác sĩ phát hiện máu dồn cục bộ ở bộ phận sinh dục và phai tiến hành phẫu thuật ngay lâp tưc.
Chị Giang (Ba Đình, Ha Nôi) nghe nói thực phẩm chức năng là "giải pháp hoàn hảo" cho người mắc bệnh tự miễn nên chị đi mua về cho con gái 10 tuổi bị lupus ban đỏ uống và bỏ luôn đơn thuốc bác sĩ kê.
Uống "thuốc" cả tháng trời, bệnh không những không giảm ma con chi con bị mẩn đỏ lan khắp mặt. Đưa con đi khám, bác sĩ cho biết, con chị đã bị tổn thương thận do sử dụng thuốc không theo đúng chỉ định.
Bác sĩ điều trị của cháu bé còn cho biết thêm, đây là loại bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi. Với bệnh này nêu điều trị không đúng hướng, không tích cực phòng ngừa thi bênh se tái phát nặng hơn, kéo dài tình trạng trên còn có thể dẫn đến tử vong.
Tác hại của việc sử dụng nhầm thực phẩm chức năng
Khoa học đã khẳng định, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ trợ cho sức khỏe chứ không thể trị bệnh.
Tuy nhiên, chi co cac loai thực phẩm chức năng được các cơ quan kiểm duyệt tiến hành thẩm tra chất lượng thi mới có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu dùng phải hàng kém chất lượng se đê lai hậu quả sẽ vô cùng khó lường.
Dùng thực phẩm chức năng không đúng cách có thể gây dị ứng với biểu hiện xanh tím tái, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, truỵ tim mạch, có thể gây chết người.
Cũng có người bị dị ứng nhẹ hơn với biểu hiện như: trên da nổi mề đay, mẩn ngứa; trên hệ hô hấp khó thở, hen suyễn; trên hệ tiêu hoá đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; trên mắt bị viêm đỏ kết mạc...
Nguy cơ dị ứng thực phẩm chức năng tăng cao ở nhóm phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú, các bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính...
Do đó, những đối tượng kể trên cần thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng.
Cần hiểu đúng và dùng đúng thực phẩm chức năng
Tiến sỹ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng cho biết: Người tiêu dùng cần phải hiểu đúng, dùng đúng quy tắc khi sư dung thưc phâm chưc năng.
Trước hết cần hiểu chính xác răng thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng để chữa trị bất kỳ một loại bệnh nào mà chỉ là loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ thêm cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật.
Nhưng trên thực tế, số đông người dân chưa hiểu biết đầy đủ về thực phẩm chức năng, coi thực phẩm chức năng như thuốc điều trị bệnh nên sử dụng thay cho thuốc chữa bệnh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Tiến sĩ Trần Đáng.
Như trường hợp của chị Phương, chị Giang, do chưa được tư vấn đê hiêu vê thưc phâm chưc năng nên cac chi đa vô tinh đê chông va con gai lam dung thưc phâm va gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Hầu hết các sản phẩm thực phẩm chức năng được biết đến với nhiều tác dụng và công dụng như chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ làm đẹp, hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng bệnh.
Tiễn sĩ Đáng khuyến cáo, cho dù thực phẩm chức năng có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng vô tội vạ cũng sẽ gây tác hại.
Tiến sĩ đưa ra các bước hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng như sau:
- Muốn dùng thực phẩm chức năng cần phải đánh giá được tình trạng sức khỏe bằng cách đi khám ở bệnh viện để biết mình đang có bệnh gì, có nguy cơ gì, ví dụ như gầy hay béo, tiêu hóa kém hay bị mỡ máu, đường máu, huyết áp cao...
- Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho người tiêu dùng chọn loại thực phẩm chức năng phù hợp và tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần chú ý xem nhãn mác đạt tiêu chuẩn được Cục ATVSTP (An toàn vệ sinh thực phẩm) xác nhận chưa, có còn hạn sử dụng không.
- Dùng đúng liều theo tư vấn của chuyên gia hoặc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Cuối dùng là đánh giá hiệu quả. Sau khi dùng một thời gian nên tái kiểm tra sức khỏe để biết thực phẩm chức năng đó có tác dụng tốt hay không. Và cùng lúc, chỉ nên sử dụng tối đa 3 loại thực phẩm chức năng.
Theo VNE