Quá nhiều bạn tình nhưng chưa thể kết hôn, nam thanh niên lo sợ đi gửi tinh trùng
Gửi tinh trùng đang là xu hướng của nhiều nam giới, đặc biệt là những người chưa có nhu cầu lập gia đình nhưng vẫn muốn trữ lại ‘ con giống’ trong “tuổi vàng” của mình.
Muôn nẻo lý do
Tại trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nguyễn Thế M. 24 tuổi, quê Quảng Ninh đến tìm nhân viên y tế để xin tư vấn gửi tinh trùng. Khi được hỏi lý do vì sao phải gửi tinh trùng, M. thành thật vì muốn trữ lại tinh trùng tốt nhất cho việc sinh con sau này.
M có biệt danh “sát gái” nên cậu thay đổi người yêu như thay áo và có rất nhiều bạn tình. Đời sống tình dục của M. được xem là thái quá. Cậu sợ sau này khi tìm được ý chung nhân thì chất lượng “con giống” không còn tốt nữa nên muốn gửi tinh trùng của mình vào ngân hàng.
Trường hợp khác là nam thanh niên Đỗ Quốc T. trú tại Hà Nội. T. 23 tuổi, cậu đến gửi tinh trùng vì hai tuần trước T. bị lên quai bị sau đó có hiện tượng đau tinh hoàn. T. lên mạng tra cứu thì lờ mờ đoán ra quai bị biến chứng vào tinh hoàn nên T. đã đến trung tâm hỗ trợ sinh sản để gửi tinh trùng. Vì mới bị nên tinh trùng trong bìu tinh hoàn vẫn còn dự trữ. Trường hợp của T. nếu chậm trễ không gửi tinh trùng sẽ dẫn tới teo tinh hoàn và không còn khả năng có tinh trùng.
Quan hệ quá nhiều bạn tình, nam sinh hốt hoảng đi gửi tinh trùng
TS Nguyễn Mạnh Hà – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết việc đi gửi tinh trùng như trường hợp của T. không phải không có cơ sở, khi thống kê cho thấy rất nhiều trường hợp nam giới có tinh trùng bất thường, tinh trùng yếu, dị dạng hoặc xuất tinh nhưng không có tinh trùng, có tiền sử bị quai bị.
Không chỉ những lý do trên, TS Hà cho biết tại trung tâm cũng có những trường hợp mắc ung thư, thường từ 20 – 50 tuổi tìm đến trung tâm vì lo hoá trị, xạ trị ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Những ai nên gửi
Video đang HOT
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phúc Hoàn – trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ câu chuyện của trường hợp anh Đ. V. M. 28 tuổi, Bắc Ninh. Anh M. bị ung thư gan giai đoạn cuối, người gầy tong teo, tóc đã rụng gần hết do điều trị hoá chất, đi lại chậm chạp nhưng nhất quyết đòi gửi tinh trùng để sau này vợ mang bầu.
Sau khi anh M. qua đời, chị S. vợ của anh đã đến lấy tinh trùng để làm hỗ trợ sinh sản. Sau đó, chị S. đã sinh con bằng tinh trùng của chồng đã gửi. Cháu bé sinh ra khỏe mạnh và đang sống với mẹ và ông bà nội hạnh phúc.
Ngày nay, ngân hàng tinh trùng không còn là một khái niệm xa lạ. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ngân hàng tinh trùng đã được thành lập tại nhiều quốc gia Châu Âu. Ở Việt Nam, năm 1995, ngân hàng tinh trùng đầu tiên được thành lập tại bệnh viện Từ Dũ. Tới nay đã có 15 ngân hàng tinh trùng đang hoạt động trên cả nước.
Theo TS Hà gửi tinh trùng dễ hơn gửi trứng. Bác sĩ sẽ giúp các nam giới lấy tinh trùng dễ dàng trong một phòng đặc biệt. Trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch sẽ được bác sĩ sử dụng kỹ thuật chọc từ mào tinh hoặc mô tinh hoàn để lấy tinh trùng hay không (PESA/TESE). Khi lấy mẫu tinh trùng xong, mẫu tinh trùng này cũng sẽ được sàng lọc, đánh mã số cụ thể từng người rồi gửi vào ngân hàng. Bảo mật và mã định danh qua nhiều bước vô cùng chặt chẽ nên không có chuyện nhầm lẫn mẫu.
Ngân hàng tinh trùng đây là nơi lưu giữ tinh trùng của những người gửi và hiến tinh trùng trong những trường hợp: người đi công tác xa, người sang nước ngoài, người chuẩn bị làm việc trong những môi trường nguy hiểm, nhiều hóa chất, người chuẩn bị điều trị ung thư, người bị tai nạn liệt nửa người…
Sau khi xét nghiệm, sàng lọc thì các mẫu tinh trùng sẽ được đưa đi đông lạnh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Một mẫu tinh trùng như vậy có thể sử dụng tốt sau nhiều năm lưu giữ, thậm chí là vài chục năm. Hình thức lưu giữ tinh trùng này cũng cho thấy, nó đã đem lại hạnh phúc cho rất nhiều cặp vợ chồng. Thời gian gửi tinh trùng dự kiến khoảng 20 năm, chi phí gửi tinh trùng từ 1,5 đến 3 triệu đồng/năm tính ra chỉ bằng vài cốc trà đá mỗi ngày mà nam giới không lo mất giống.
Chủ động ứng phó với dịch mùa và bệnh bạch hầu
Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển.
Đến trung tuần tháng 7, Quảng Ngãi đã có hàng nghìn trường hợp mắc các loại bệnh dịch mùa. Bên cạnh diễn biến của dịch mùa, bệnh bạch hầu cũng đang bùng phát ở các tỉnh giáp ranh với Quảng Ngãi. Vì thế, việc chủ động dập dịch bên trong và ứng phó, phòng ngừa dịch đang được ngành y tế triển khai.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 1.079 ca sốt xuất huyết (SXH), tăng 1,39 lần so với cùng kỳ năm 2019; có 319 ca bệnh tay chân miệng (TCM); 233 ca bệnh thủy đậu; 218 ca bệnh quai bị; 26 ca viêm não vi rút và một số loại bệnh khác.
Nhân viên y tế tuyên truyền cho người dân về các loại dịch bệnh bạch hầu và ngày mùa để phòng, chống dịch.
Cùng với dịch trong tỉnh, tại 4 tỉnh Tây Nguyên, bệnh bạch hầu diễn biến khó lường, trong đó tỉnh Kon Tom giáp ranh với tỉnh ta - là nơi có số ca bệnh bạch hầu lớn nhất, nhì các tỉnh. Trong nhiều tháng qua, ngành y tế, huyện Ba Tơ và các địa phương trong tỉnh đã lập phương án, chủ động thực hiện nhiều giải pháp để khống chế dịch.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phạm Đức Dũng: "Tăng cường tiêm phòng, khống chế dịch bệnh"
Ngay từ đầu mùa hè, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch và triển khai tiêm phòng vắc xin cúm, quai bị, thủy đậu...; tăng cường giám sát dịch tễ, xử lý kịp thời những trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để bùng phát thành dịch. Trong đó, chú ý đến những nơi có ổ dịch cũ và các huyện đồng bằng, các xã ven biển, cũng như huyện đảo Lý Sơn - nơi dịch SXH, TCM, quai bị, thủy đậu phát sinh.
Đối với miền núi cần tập trung vào công tác phòng, chống bệnh cảm sốt do siêu vi, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (tiêu chảy cấp, thương hàn, lỵ) do thiếu nguồn nước sạch và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, trung tâm khuyến cáo các cơ sở y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện và nhân lực chuyên môn để sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế về quy trình xử lý ổ dịch. Riêng đối với dịch bạch hầu, trung tâm đã họp giao ban đề nghị các địa phương, đặc biệt là các vùng giáp ranh với các tỉnh Tây Nguyên tăng cường rà soát đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng, nhưng chưa tiêm để tổ chức tiêm phòng vào tháng 7 - 8, nhằm đạt tỷ lệ trên 98% được tiêm chủng. Trung tâm cũng đã hướng dẫn cho các cơ sở y tế tuyên truyền cho người dân nắm rõ về lợi ích của việc tiêm chủng bạch hầu, cách phòng ngừa và triệu chứng để nhận biết mắc bệnh, nhằm chữa trị kịp thời.
Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Quảng Ngãi Lê Thị Bích Thu: "Diễn biến các loại dịch cao hơn năm trước"
Đến ngày 14.7, thành phố có 342 ca mắc bệnh SXH; 142 ca bệnh TCM... Diễn biến của các loại dịch cao hơn năm trước, kéo dài từ đầu năm đến nay. Nguyên do là môi trường ở đô thị bị ô nhiễm, người dân trồng cây kiểng chứa nước tù đọng, nước chứa để sinh hoạt hằng ngày là nơi muỗi dễ sinh sôi.
Dự lường dịch bệnh có thể tiếp tục bùng phát, tập trung ở xã Nghĩa Dõng và các phường Nghĩa Chánh, Nghĩa Lộ... Vì vậy, trung tâm đang thực hiện kế hoạch phối hợp với các ban, ngành huy động lực lượng ra quân tuyên truyền, thực hiện diệt bọ gậy, lăng quăng, phun thuốc ổ dịch để phòng dịch lây lan. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắcxin, nhằm phòng các loại dịch bệnh, đặc biệt là rà soát số lượng trẻ tiêm bổ sung phòng dịch bạch hầu đang bùng phát ở một số nơi.
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ Đinh Thị Mai Hương: "Xác định Ba Tơ là vùng nguy hiểm"
Huyện Ba Tơ nằm giáp ranh với tỉnh Kon Tum - nơi xảy ra dịch bạch hầu và đang diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu tháng 7, trung tâm đã huy động nhân viên kiểm soát bệnh tật, phân công các thành viên xuống tận cơ sở tuyên truyền việc phòng bệnh dịch mùa và bệnh bạch hầu. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát các địa bàn có nguy cơ xảy ra dịch như các xã Ba Tiêu, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Vì để có biện pháp khống chế.
Đến nay, trung tâm đã chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc phòng dịch, vật tư, dụng cụ... Chú trọng phối hợp với lực lượng công an viên, y tế thôn theo dõi sức khỏe những người từ các tỉnh Tây Nguyên về địa phương để kịp thời phát hiện bệnh. Từ ngày 7.7 đến nay, trung tâm phối hợp với trạm y tế các xã khu tây của huyện, khám sàng lọc các loại bệnh cho người già, trẻ em; rà soát đối tượng đến tuổi tiêm phòng để tiêm bổ sung, đặc biệt là tiêm vắcxin phòng bệnh bạch hầu, nhằm ngăn ngừa bệnh phát sinh trên địa bàn.
Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật (Trung tâm Y tế TX.Đức Phổ) Võ Hữu Toàn: "Tiến đến tiêm phòng đại trà cho học sinh"
Ở TX.Đức Phổ, dịch SXH đang diễn biến phức tạp, khác với các năm trước. Đầu tiên dịch bùng phát ở các ổ dịch cũ thuộc các xã Phổ Châu, Phổ Thuận và các phường Phổ Thạnh, Phổ Hòa, Phổ Quang... sau đó bùng phát ra toàn thị xã. Đến nay, thị xã đã có 200 ca mắc SXH.
Trước thực trạng này, trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương huy động lực lượng dân quân, hội đoàn thể, người dân ra quân diệt bọ gậy, lăng quăng, phun thuốc tiêu độc khử trùng vùng dịch. Các ổ dịch đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, trong thời điểm nắng nóng kéo dài, nhiều nơi bị thiếu nước uống, nên người dân thường tích trữ nước làm phát sinh lăng quăng, bọ gậy dẫn đến dịch SXH có nguy cơ bùng phát. Vì vậy, bên cạnh tăng cường dập dịch, trung tâm đã tổ chức tiêm phòng vắcxin dịch mùa và bệnh bạch hầu cho trẻ trong độ tuổi tiêm phòng và tiến đến tiêm đại trà cho học sinh.
Trưởng Trạm Y tế xã Ba Tiêu (Ba Tơ) Nguyễn Thị Ngọc: "Sẽ triển khai tiêm phòng đại trà"
Toàn xã có 2.528 khẩu, trong đó có 199 trẻ dưới 5 tuổi, 96 trẻ dưới 2 tuổi. Số lượng trẻ trong độ tuổi tiêm phòng khá lớn. Trong khi đó, trạm chỉ có 5 bác sĩ và nhân viên y tế có nhiệm vụ khám, điều trị và phòng bệnh cộng đồng cho người dân ở 4 thôn. Các thôn này có địa bàn rất rộng, cách trở; có nhiều cặp vợ chồng đi làm ăn từ các tỉnh Tây Nguyên về, nhân viên y tế phải đến tận nhà để tuyên truyền.
Trước khó khăn này, trạm đã phối hợp với cán bộ y tế thôn, công an viên rà soát đối tượng tiêm phòng, theo dõi sức khỏe đối tượng đi làm ăn xa, tuyên truyền vệ sinh môi trường, hướng dẫn cách vệ sinh cá nhân để hạn chế dịch bệnh. Đồng thời, triển khai tiêm phòng đại trà cho trẻ dưới 2 tháng tuổi. Trước khi khám bệnh, tiêm phòng, nhân viên y tế đều lấy lời khai y tế, việc di chuyển của bệnh nhân, khám sàng lọc, khai báo lịch sử bệnh trước khi tiêm. Các bà mẹ cũng đã được tư vấn triệu chứng của các loại bệnh để có cách phòng ngừa, tuyên truyền về lợi ích của tiêm chủng. Đến nay, trạm đã tiêm phòng cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đạt 60% kế hoạch năm.
Điều ít biết về hiện tượng dị tật song sinh dính liền như cặp Song Nhi Hiện tượng dị tật song sinh dính liền như cặp Song Nhi vừa được tách rời thành công đối với nhiều người vẫn còn là điều ít biết. Dưới đây là lý giải của các chuyên gia. Nguyên nhân dẫn tới song thai sính liền Ngày 15/7, hai bé song sinh dính liền Trúc Nhi - Diệu Nhi được phẫu thuật tách rời...